Cách hạch toán gia công hàng may mặc năm 2024

Kế toán công ty may mặc đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính và đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Với sự đa dạng về nguyên liệu, mẫu mã và quy trình sản xuất, kế toán cần chịu trách nhiệm ghi nhận và phân tích các giao dịch một cách chính xác. Việc này đảm bảo sự thành công và bền vững của công ty trong ngành may mặc. Hãy cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết về nghiệp vụ kế toán công ty may mặc trong bài viết sau đây!

Đặc điểm của kế toán công ty may mặc

Mỗi ngành nghề đều có những đặc thù riêng và nghiệp vụ kế toán trong từng lĩnh vực là hoàn toàn độc đáo, không giống nhau. Trong ngành may mặc cũng có những yêu cầu đặc thù đối với việc quản lý sổ sách kế toán và xử lý hồ sơ chứng từ.

Để thực hiện công việc kế toán cho công ty trong ngành may mặc một cách hiệu quả, việc hiểu rõ các nghiệp vụ đặc thù của lĩnh vực là điều không thể thiếu. Dưới đây là những đặc điểm riêng của ngành này:

Trong ngành may mặc tồn tại hai mô hình kinh doanh chính: doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất. Mỗi loại hình doanh nghiệp này mang đặc điểm riêng về sản phẩm, hàng hóa, đối tượng khách hàng và kế hoạch kinh doanh. Do đó, các nghiệp vụ kế toán cũng sẽ phải thích nghi với những sự khác biệt này.

1.1 Doanh nghiệp thương mại may mặc

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong lĩnh vực may mặc, nghiệp vụ kế toán tập trung chủ yếu vào ba khía cạnh quản lý hàng hóa, nhập hàng và bán hàng.

Quản lý hàng hóa

  • Quản lý hàng tồn kho bằng việc theo dõi sản phẩm may mặc theo mã quy cách như màu sắc, kích cỡ,…
  • Phân loại sản phẩm thành nhiều nhóm như mặt hàng mùa đông, mùa hè, thu-đông, bao gồm các loại hàng hóa như áo, quần, tất, v.v.
  • Phân phối hàng thường thực hiện phân phối hàng trong hệ thống chuỗi cửa hàng

Nhập hàng

  • Nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu từ nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Italia,… Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ nguồn gốc hàng hóa nhập về

Bán hàng

Các doanh nghiệp may mặc thường phân phối hàng hóa qua nhiều kênh bán hàng chính như:

  • Bán lẻ tại cửa hàng và chuỗi cửa hàng
  • Phân phối cho các đại lý
  • Kênh online bao gồm sàn thương mại điện tử, Facebook, và Affiliate,…

Ngoài ra, kế toán doanh nghiệp thương mại may mặc cần quản lý doanh thu, chi phí và chính sách giá bán cho từng loại sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tránh tình trạng tồn kho hàng hóa.

1.2 Doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc

Các doanh nghiệp sản xuất may mặc thường hoạt động theo hai hình thức chính: nhận sản xuất theo đơn hàng của khách hàng [FOB] hoặc nhận gia công với toàn bộ nguyên phụ liệu do khách hàng cung cấp.

Doanh nghiệp sản xuất hàng loạt theo dây chuyền, nhiều công đoạn:

Bước 1: Thiết kế rập trong may mặc: Có hai loại

  • Rập tay: Sử dụng thước, kéo, bút, giấy cứng và công thức chuẩn để phác họa bản mẫu gốc dựa vào form châu Âu, châu Á, hay Việt Nam.
  • Rập máy: Sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho ngành may như Gerber, Optitex.

Bước 2: Trải vải và cắt tạo sản phẩm.

Bước 3: Đưa vào các công đoạn may của từng bộ phận hoặc thuê gia công [ví dụ: may thân, tay áo, ép cổ, thêu], sau đó may ghép các chi tiết.

Bước 4: Là ủi sản phẩm, đóng gói.

Bước 5: Kiểm tra chất lượng thành phẩm tổng thể.

Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng:

Bước 1: Nhận đơn đặt hàng từ khách hàng và lập lệnh sản xuất theo đơn hàng.

Bước 2: Tiến hành các bước theo quy trình sản xuất tương tự như sản xuất hàng loạt.

Doanh nghiệp nhận gia công:

Nhận nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm từ khách hàng, sau đó tiến hành gia công theo đơn đặt hàng, với chi phí phát sinh chủ yếu là chi phí nhân công và phụ liệu.

2. Các nghiệp vụ hạch toán kế toán công ty may mặc

Trong lĩnh vực doanh nghiệp may mặc các nghiệp vụ kế toán cơ bản bao gồm: kế toán nguyên vật liệu, kế toán kho và kế toán lương.

Các nghiệp vụ kế toán công ty may mặc

2.1 Nghiệp vụ hạch toán kế toán nguyên vật liệu

Trong lĩnh vực kế toán công ty may mặc, nghiệp vụ chính của kế toán là theo dõi, tính toán và kiểm tra các nguyên vật liệu sản xuất để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách suôn sẻ. Các công việc cụ thể của kế toán nguyên vật liệu bao gồm:

  • Kiểm tra và theo dõi số liệu từ phiếu nhập kho và phiếu xuất kho về vật liệu, công cụ dụng cụ, sau đó nhập liệu vào sổ kế toán chi tiết vật tư.
  • Tổng hợp dữ liệu lên sổ tổng hợp nhập xuất, lập bảng kê và bảng tính giá thực tế của vật liệu và công cụ dụng cụ. Đồng thời, tạo bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ từ các hóa đơn hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho từ bên bán và nhập dữ liệu này vào sổ kế toán chi tiết thanh toán với người bán.
  • Dựa vào bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ lương và các tài liệu khác, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dựa trên các bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng và bảng phân bổ lương. Các tài khoản kế toán nguyên vật liệu được sử dụng bao gồm:

  • TK 152: Nguyên liệu vật liệu
    • TK 1521: Nguyên liệu vật liệu chính [ví dụ: vải chính, vải nỉ]
    • TK 1522: Nguyên liệu vật liệu phụ [ví dụ: kim, chỉ, khóa, mếch]
  • TK 153: Công cụ dụng cụ
  • TK 111: Tiền mặt
  • TK 112: Tiền gửi ngân hàng
  • TK 331: Phải trả cho người bán
  • TK 621: Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản khác liên quan như: TK 141, TK 131, TK 133, TK 627, TK 642.

2.2 Nghiệp vụ kế toán kho

Nhiệm vụ của kế toán kho trong doanh nghiệp may mặc bao gồm:

  • Theo dõi từng đơn hàng và kiểm tra các chứng từ nhập xuất hàng ngày để xác định số lượng tồn kho của phụ liệu, vật liệu và các nguyên vật liệu khác, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục.
  • Theo dõi tiến độ và quản lý số lượng cũng như chất lượng của các đơn hàng gia công nếu có.
  • Lập các báo cáo hàng thành phẩm xuất nhập kho cho từng đơn hàng, giúp quản lý thông tin về số lượng và tình trạng hàng hóa.
  • Kiểm tra và thống kê số lượng máy móc, thiết bị và vật tư trong kho, đồng thời kiểm tra chất lượng của các tài sản này để lập bảng khấu hao tài sản cố định.

Kế toán sử dụng các tài khoản sau:

  • TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
  • TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • TK 155: Thành phẩm
  • TK 156: Hàng hóa
  • TK 158: Hàng hóa kho bảo thuế
  • TK 214: Khấu hao tài sản cố định

2.3 Nghiệp vụ kế toán tiền lương

Trong nghiệp vụ kế toán tiền lương của doanh nghiệp may mặc, các bước cần thực hiện bao gồm:

  • Phối hợp với phòng nhân sự và trưởng chuyền để xác định danh sách công nhân và đăng ký mã số thuế cá nhân cho mỗi công nhân.
  • Tổng kết công và giờ làm việc thực tế của từng công nhân, dựa trên vị trí làm việc và giá của từng công đoạn đã được phân chia, để tính toán lương chính xác cho từng công nhân.
  • Trong trường hợp có giờ tăng ca, tính toán tiền lương theo quy định để đảm bảo quyền lợi của cả công nhân và doanh nghiệp.
  • Lập bảng lương hàng tháng, lập phiếu chi và phát lương cho nhân viên theo quy định của doanh nghiệp.
  • Hạch toán chi phí lương và bảo hiểm cho doanh nghiệp may mặc, kế toán sử dụng các tài khoản theo các thông tư hiện hành như sau:
    • TK 154: Bộ phận sản xuất [theo Thông tư 133/2016/TT-BTC]
    • TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp [theo Thông tư 200/2014/TT-BTC]
    • TK 627: Lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội [theo Thông tư 200/2014/TT-BTC]
    • TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
      • TK 6422: Lương bộ phận quản lý doanh nghiệp [theo Thông tư 133/2016/TT-BTC]
    • TK 641: Chi phí bán hàng
      • TK 6421: Lương bộ phận bán hàng [theo Thông tư 133/2016/TT-BTC]

2.4 Bảng cân đối kế toán của công ty may mặc

Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp may mặc là một loại báo cáo tài chính quan trọng, cho thấy tổng quan về giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại một thời điểm cụ thể [có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm]

Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần chính là tài sản và nguồn vốn. Tổng giá trị của tài sản luôn bằng tổng giá trị của nguồn vốn tại một thời điểm. Phần tài sản được phân chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, trong khi phần nguồn vốn bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Các con số trong bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Bảng này được xem như một bức tranh tổng thể, giúp mọi người hiểu được tình hình tài chính và nguồn lực của doanh nghiệp tại thời điểm đó.

3. Những khó khăn kế toán công ty may mặc đang gặp phải

Khó khăn của kế toán công ty may mặc

Quản lý tồn kho hàng hóa theo mã quy cách

Trong lĩnh vực doanh nghiệp may mặc, với sự đa dạng của các loại hàng hóa, bao gồm nhiều màu sắc, size số và chất liệu khác nhau, việc quản lý hàng hóa theo mã quy cách là vô cùng quan trọng. Điều này giúp kế toán đảm bảo hiệu quả trong quản lý, tránh các thiếu sót và nhầm lẫn có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.

Tổng hợp đơn đặt hàng từ khách hàng, các cửa hàng, đại lý

Để đảm bảo tiến độ giao hàng không bị chậm trễ, doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất may mặc cần phải nắm rõ tình hình các đơn đặt hàng. Điều này giúp họ tính toán số lượng hàng cần nhập hoặc sản xuất một cách chính xác, từ đó tránh được những sự cố không mong muốn.

Áp dụng chính sách giá, chính sách chiết khấu khác nhau cho các nhóm khách hàng, đại lý, mặt hàng

Với sự đa dạng về số lượng, size, và chất liệu, việc quản lý chính sách giá và chiết khấu với các nhóm khách hàng và đại lý là rất quan trọng. Việc này đòi hỏi sự chú ý và cẩn thận, vì một chính sách giá không được điều chỉnh đúng cách có thể dẫn đến việc bán hàng với giá không phù hợp, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Quản lý chi phí theo từng khoản mục

Các chi phí phát sinh như quảng cáo, vận chuyển, và thuê cửa hàng là những khoản mục quan trọng đòi hỏi sự quản lý cẩn thận từ phía kế toán trong các công ty may mặc. Việc có kế hoạch theo dõi và quản lý hiệu quả các khoản này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và công sức mà còn đảm bảo sự hiệu quả và tính chính xác trong quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Quản lý nhập/xuất/tồn hàng hóa gia công

Nếu không quản lý tốt quá trình nhập/xuất/tồn hàng hóa gia công, doanh nghiệp có thể đối mặt với nguy cơ mất mát hàng hóa, gây ra tổn thất đáng kể cho hoạt động kinh doanh của họ.

Sự chênh lệch nguyên vật liệu thực tế xuất dùng so với định mức ban đầu

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi không thể đối chiếu được sự chênh lệch giữa nguyên vật liệu thực tế xuất dùng và định mức ban đầu. Điều này dẫn đến những thất thoát trong hàng hóa và khó khăn trong việc lập kế hoạch nhập nguyên vật liệu cho các lần sản xuất sau.

4. Giải pháp giúp công ty may mặc quản lý tài chính – kế toán hiệu quả

Giải pháp giúp công ty may mặc quản lý tài chính-kế toán

Quản lý bằng phương pháp ngoại vi

Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc vẫn tiếp tục sử dụng công cụ quản lý truyền thống như Excel để theo dõi doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Sử dụng Excel có thể giúp tiết kiệm chi phí đầu tư vào phần mềm, nhưng đối với kế toán, việc quản lý hàng hóa theo mã quy cách [như màu sắc, chất liệu, kích cỡ…] và theo dõi tình hình tài chính – kế toán của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.

Quản lý thông qua phần mềm

Sử dụng công cụ quản lý tự động sẽ giúp doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc tổ chức hoạt động một cách hiệu quả hơn, đồng thời dễ dàng theo dõi doanh thu và chi phí của họ.

Bài viết trên đã trình bày một cách chi tiết về các nghiệp vụ kế toán công ty may mặc. Việc này đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ để đảm bảo việc xác định doanh thu cho công ty được thực hiện chính xác. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với AZTAX. Chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn và hỗ trợ bạn trong thời gian ngắn nhất.

Chi phí gia công gồm những gì?

Chi phí gia công bao gồm tất cả các khoản phí phát sinh trong quá trình sản xuất, góp phần tạo nên giá trị của sản phẩm, trừ đi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.nullChi phí gia công hạch toán như thế nào đúng với Luật định?sapp.edu.vn › bai-viet-cma › chi-phi-gia-congnull

Kế toán sử dụng thước đo gì?

Hạch toán kế toán sử dụng 3 thước đo phổ biến bao gồm: Tiền tệ, hiện vật và lao động. Trong đó, thước đo chủ yếu được sử dụng là tiền tệ. Tất cả các giao dịch và hoạt động kinh tế tài chính đều được ghi chép và thể hiện thông qua giá trị tiền tệ.nullHạch toán là gì? Vai trò, đặc điểm và phân loại - Học viện Quản lý PACEwww.pace.edu.vn › tin-kho-tri-thuc › hach-toan-la-ginull

Hạch toán là như thế nào?

“Hạch toán là quá trình ghi chép, phân loại và xử lý các giao dịch tài chính của một doanh nghiệp hoặc cá nhân.” Qua quá trình hạch toán, các sự kiện kinh tế được ghi lại dưới dạng các bút toán và sau đó được tổ chức và phân loại vào các tài khoản tương ứng.nullHạch Toán Là Gì? Các Khái Niệm Liên Quan Đến Hạch Toánwww.careerlink.vn › hach-toan-la-gi-cac-khai-niem-lien-quan-den-hach-toannull

Khi nào dùng 622?

Tài khoản 622 dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ [Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn,. . .].nullPhương pháp hạch toán kế toán tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực ...onesimply.vn › phuong-phap-hach-toan-tk-622-1100null

Chủ Đề