Cách học tập không mệt mỏi

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã trải qua những khoảng thời gian học tập, thi cử căng thẳng. Không chỉ tập trung học chăm chỉ, bạn cũng nên tạo những thói quen tốt để tăng năng suất của mình nhé. Cùng khám phá 14 thói quen sẽ giúp bạn tập trung cao độ, nâng cao hiệu quả khi học tập nào!

1Tránh xa các yếu tố gây phân tâm

Bạn có biết là năng suất của bạn sẽ tốt hơn khi bạn tập trung hoàn toàn vào một công việc thay vì làm nhiều việc cùng một lúc? Hãy có thói quen tập trung vào một công việc nhất định và tìm cách hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử nhưđiện thoại, laptophay sử dụng mạng xã hội. Bạn sẽ không thể học hành hiệu quả khi cứ 5' lại lướt Facebook, hay kiểm tra tin nhắn, email phải không nào?

Bên cạnh đó, địa điểm học tập cũng là yếu tố quan trọng. Hãy tránh xa những nơi ồn ào, đông ng như quán cà phê, trà sữa và chọn những nơi yên tĩnh như thư viện, phòng ngủ,... Nếu bạn học tại nhà, hãy dọn dẹp căn phòng của mình gọn gàng, sạch sẽ để cảm thấy thoải mái, dễ chịu, từ đó tăng năng suất lên nhiều hơn.

2Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ thường bị nhiều người trẻ coi thường vì họ đang trong giai đoạn khỏe mạnh nhất của cuộc đời. Bạn hãy có chiến thuật ngủ hợp lý để tận dụng tối đa lợi ích giấc ngủ đem lại.

Bên cạnh việc ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm, hãy đi ngủ và thức giấc theo những khung giờ nhất định mỗi ngày để đảm bảo đồng hồ sinh học của cơ thể ổn định, như ngủ lúc 22h và dậy lúc 6h. Một giấc ngủ trưa ngắn từ 10 - 20 phút mỗi ngày cũng mang lại những lợi ích vô cùng bất ngờ. Ngủ đủ giấc giúp bạn tái tạo sức khỏe, giảm stress, tăng khả năng ghi nhớ và tập trung.

3Ngồi đúng tư thế

Một tư thế học tập phù hợp giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu, từ đó hạn chế việc tiêu hao năng lượng và giúp bạn tăng năng suất đặc biệt trong thời gian dài. Hãy ngồi trên bàn học với tư thế thẳng lưng, thẳng cổ, giữ khoảng cánh hợp lý với mặt bàn và màn hình máy tính, tránh ngồi học khi đang nằm, ngồi ở trên giường với chân duỗi thẳng hay ngồi dưới đất,...

4Chỉnh chiều cao bàn, ghế phù hợp

Bạn sẽ khó có tư thế học tập thoải mái nếu chiều cao bàn, ghế không phù hợp. Hãy chọn bàn có chiều cao từ 70 cmtrở lên [tính từ mặt đất đến mặt bàn] và ghế ngồi có chiều cao từ 45 cm trở lên [tính từ mặt đất đến mặt ngồi]. Đây là những thông số chiều cao phù hợp với thể trạng người Việt Nam.

5Áp dụng phương pháp Pomodoro để tập trung tốt

Pomodoro-phương pháp quả cà chua, là 1 phương pháp quản lí thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung trong công việc được sáng tạo bởi Francesco Cirillo CEO của 1 công ty phần mềm người Italia vào năm 1980.

Với phương pháp này, bạn hãy xác định một công việc cần làm, thực hiện trong vòng 25 phút, sau đó nghỉ 5 phút. Sau 4 chu kỳ như vậy [làm 25 phút, nghỉ 5 phút], bạn nghỉ từ 15 - 30 phút và bắt đầu lại cho đến khi hoàn thành công việc.

Trong 5 phút nghỉ ngơi, bạn có thể đứng dậy thực hiện một vài động tác thể dục, pha một cốc cà phê, hít thở hoặc thiền,... Việc áp dụng những khoảng nghỉ ngắn giúp cơ thể và não bộ được nghỉ ngơi, hạn chế việc bị quá tải.

6Học nhóm để tăng hiệu quả

Học nhóm là một phương pháp để tăng hiệu quả khi học. Việc trao đổi qua lại và tương tác giữa các thành viên không chỉ giúp bạn nhanh chóng tiếp thu kiến thứcmà còn tạo sự hứng thú trong khi học.

Một vài mẹo mà bạn có thể tham khảo để việc học nhóm có hiệu quả hơn:

  • Số lượng thành viên trong nhóm tối đa nên chỉ từ 3 - 5 người để đảm bảo sự tương tác tốt nhất.
  • Những thành viên nên có chung mục tiêu, động lực, nghiêm túc trong việc học nhóm.
  • Chuẩn bị đầy đủ sách vở, tài liệu, dụng cụ học tập, những vấn đề vướng mắc để trao đổi trong buổi học.
  • Thống nhất về kế hoạch học nhóm cụ thể: Địa điểm phù hợp, môn học, chủ đề, thời gian học.
  • Tập trung vào việc học, hạn chế nói chuyện, trao đổi những chủ đề bên ngoài.

7Học vào thời điểm bạn có tinh thần

Nếu như bạn cảm thấy cảm xúc không ổn định vì gặp chuyện không tốt hay bạn đang có vấn đề về sức khỏe, bị stress thì hãy tạm gác việc học qua một bên và cho bản thân thời gian nghỉ ngơi và phục hồi trước khi tiếp tục. Việc cố gắng học tập không chỉ không hiệu quả mà còn làm những vấn đề bạn đang gặp phải trở nên nghiêm trọng hơn.

8Dùng sơ đồ tư duy [mindmap]

Với một khối lượng kiến thức lớn, bạn hãy thử áp dụng sơ đồ tư duy để sắp xếp lại trật tự để ghi nhớ tốt hơn.

Bạn bắt đầu bằng những gạch đầu dòng các mục lớn, sau đó sắp xếp lại các ý nhỏ hơn như sự phát triển một cái cây. Khi vẽ xong sơ đồ tư duy, không chỉ bạn đã tiếp thu kiến thức một lần mà bạn còn có một bức tranh tổng thể trực quan, sinh động.

9Tạo kế hoạch học tập To-do list

Việc lên kế hoạch học tập từ tổng quan đến chi tiết giúp bạn sắp xếp, sử dụng thời gian hiệu quả và giúp bạn không bị lâm vào trạng thái mơ hồ vì không biết cần phải làm gì. Hãy dành chút thời gian để lên kế hoạch như các môn học sẽ học trong tuần, học vào ngày nào, giờ nào, các mục cần học.

Khi áp dụng cách này, bạn lưu ý là hãy cân nhắc khả năng của mình để hạn chế việc bị quá tải khi thực hiện kế hoạch.

10Nghỉ giải lao hợp lý

Không phải cứ học tập liên tục là bạn sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn. Nghỉ ngơi không có gì xấu vì đây là điều nên làm để tái tạo sức khỏe thể chất và tinh thần.

Sau những giờ học căng thẳng, bạn hãy nghỉ ngơi, gặp gỡ bạn bè, xem phim, nghe nhạc, chơi game, đọc sách, chơi thể thao,... miễn là bạn kiểm soát được những hoạt động đó và vẫn tập trung vào mục tiêu là học tập.

Tham khảo một số mẫu loa giúp bạn tận hưởng những bản nhạc thư giãn tuyệt vời:

11Liên tưởng, tưởng tượng để tạo hứng thú học

Kiến thức trong sách vở thường khá khô khan khiến chúng ta mất hứng thú trong học tập. Lúc này, bạn hãy vận dụng trí tưởng tượng của mình để liên kết những định nghĩa, công thức, dữ liệu theo những sự vật, hình ảnh hiện tượng theo thực tế hoặc trực qua hóa thành các biểu đồ, sơ đồ tư duy và gán ghép cho chúng những màu sắc khiến bạn liên tưởng tới bằng bút màu, bút dạ quang.

Bằng cách này, những trang giấy trắng đen, những kiến thức sẽ trở nên thú vị hơn để giúp bạn tiếp thu hiệp quả.

12Cho mắt thư giãn khi mỏi

Sau một thời gian dài nhìn vào sách vở, laptop, mắt bạn sẽ không thể tránh khỏi cảm giác mệt mỏi. Trong quá trình nghỉ ngơi, hãy tránh xa các thiết bị điện tử, đi ra ngoài trời và tìm những mảng xanh ở cây cối, bầu trời, mát xa mắt nhẹ để làm đi xua đi cảm giác mỏi mắt, chuẩn bị cho việc học trở lại.

13Duy trì chế độ ăn uống hợp lý

Ôn thi là một "cuộc đua" dài và bên cạnh việc trang bị kiến thức, bạn cần có một sức khỏe tốt để duy trì trong cuộc đua đó. Không chỉ ngủ đủ giấc, bạn cần một chế độ ăn uống hợp lý để dồi dào năng lượng thể chất và tinh thần.

Hãy ăn đủ 3 bữa mỗi ngày và các bữa phụ khác nếu có thể, ăn đa dạng tinh bột, thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, rau củ, trái cây có lợi cho sức khỏe với khẩu phần phù hợp để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

14Tập thể dục, thể thao

Tập luyện thể dục, thể thao giúp bạn kiểm soát cân nặng, phòng ngừa bệnh tật, nâng cao tâm trạng, tăng cường năng lượng và cho giấc ngủ ngon.

Vì thế, hãy dành thời gian để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao như chạy bộ, đá banh, cầu lông, bóng rổ,... vừa tần suất vừa đủ để nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần, từ đó học tập tốt hơn bạn nhé!

Mời bạn tham khảo một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Điện máy XANH

Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn 14 thói quen giúp bạn tăng năng suất khi ôn thi. Chúc bạn sẽ vận dụng các thói quen này thành công và đạt kết quả cao trong thi cử nhé.

Video liên quan

Chủ Đề