Cách học thuộc nhanh trong thời gian ngắn

Làm sao có thể học thuộc nhanh chóng khi ngày thi đang đến gần mà bài vở còn quá nhiều. Không biết học thuộc bài từ đâu, sắp xếp những thông tin cần phải học như thế nào, và cả đầu óc rối trí với cả mớ lộn xộn. Ở đây có 13 cách học thuộc nhanh chóng, cực kỳ hiệu quả vượt qua kì thi “vũ bão” thần tốc:

13 cách học thuộc nhanh chóng, siêu hiệu quả cho học sinh.

Điều đầu tiên phải làm trước khi bắt tay vào bài vở đó làm dẹp hết những rối bời đang có ở trong đầu bạn. Bởi vì những vấn đề đó sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc cá nhân của bạn, khiến bạn mất tinh thần khi học bài. Thả lỏng cơ thể ra, hít một hơi thật sâu, hay làm một ly trà, coffee  để thư giãn đầu óc rồi hãy đến những bước tiếp theo. Đừng xem nhẹ vấn đề này nhé, nếu bạn mang cả mớ rối bời ấy trong lúc học tập hay làm việc thì chỉ khiến bạn mất tập trung và khiến cho công suất không được 100%.

Thông thường thời gian học tập tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi chúng ta thức giấc. Lúc đó, cơ thể đã được “sạc” năng lượng và không khí mát mẻ, tác động lên cơ thể của bạn, đầu óc trở nên minh mẫn hơn, học thuộc bài rất nhanh. 

Nhưng điều này cũng tùy thuộc vào “cơ thể” của mỗi người. Có những người lại thích nghi hay hứng thú hơn với việc học buổi chiều, hoặc “cú đêm”. Cách này, bạn hãy xem mình tỉnh táo vào thời gian nào nhất trong ngày và dành thời gian để học vào khung giờ đó. 

Khung giờ vàng để học bài.

Tốt nhất nên chọn không gian mát mẻ, không quá tĩnh lặng vì yên tĩnh quá dễ buồn ngủ. Trong lúc học, nếu ghi cần ghi chép cần ngồi ngay ngắn để học bài, nếu cần học thuộc lòng thì có thể đi qua đi lại, thoải mái nhưng không gây buồn ngủ và làm bạn dễ chịu hơn.

Như vậy là chúng ta đã có được yếu tố bên trong cá nhân và yếu tố bên ngoài phù hợp là cách học thuộc lòng nhanh siêu tốc. Khi bắt đầu vào học, hãy tập trung cao độ, 100% đến 200%. Loại bỏ những yếu tố gây mất tập trung như điện thoại, máy tính, những trò chơi cuốn hút bạn. Tách bạn ra khỏi những “cám dỗ” đó ngay khi bạn học bài.

Tắt thiết bị điện thoại gây phiền nhiễu đến bạn.

Xác định yếu tố động lực nhất của bạn khi học bài như: bản thân phải vượt qua giới hạn của bản thân, ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua, chỉ cần một chút thôi là tới đích rồi, học đi rồi mình sẽ tìm kiếm được ước mơ của mình, đạt được ước mơ của mình… Ai là người có ảnh hưởng nhất tác động tích cực đến bạn? Khi đó bạn sẽ có thêm động lực và “tốc lực” dồn sức để đạt được nó. 

Bắt đầu vào nội dung chính của bài học. Hãy hình dung tổng quát xem những nội dung cần học là gì? Kiến thức nào là quan trọng nhất trong những thứ đó. Như vậy bạn mới có lộ trình đúng đắn để học bài, tập trung vào phần quan trọng nhất, bỏ qua những vấn đề không cần thiết.

Sau khi hình dung xong tổng quát những nội dung, bắt tay vào chia nhỏ những kiến thức thành từng phần. Trước một đống bài vở ngổn ngang, nếu bạn học bài một cách không có quy củ, chắc chắn sẽ không hiệu quả. Vì thế, để tránh tâm lý “choáng ngợp”. với lượng kiến thức lớn, thì trước khi học bạn nên dành chút thời gian để tách nhỏ nội dung thành những phần nhỏ, đồng thời sắp xếp một cách có khoa học để tiếp thu bài vở nhanh hơn.

Chia nhỏ nội dung giúp bạn căn chỉnh được thời gian và không bị áp lực

Chẳng hạn, với môn toán học, bàn cần tách ra phần toán hình học riêng, đại số riêng. Trong toán đại số tách ra phần đồ thị, lượng giác, phương trình, hệ phương trình, xác suất… Với môn ngữ văn, nếu bạn phải học thuộc bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chỉ trong 1 tiếng chắc là sẽ rất khó khăn. Nếu bạn chia nó thành 2 hoặc 3 phần nhỏ, và dành thời gian phù hợp để học từng phần, thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đơn giản hơn là nhồi nhét trong một khoảng thời gian ngắn.

Chia nhỏ nội dung bài học cùng với chia nhỏ thời gian học từng phần để kịp tiến độ, không trì hoãn. Ví dụ học thuộc 10 câu thơ trong vòng 10 phút. Như vậy bạn có mục tiêu và hoàn toàn dành hết “sức lực” của mình để hoàn thành nhiệm vụ.

Với mỗi phần đã chia nhỏ, bắt đầu đọc hết nội dung một lượt rồi tóm tắt nội dung chính của từng phần đó. Chẳng hạn trong hóa vô cơ cần phải nắm được kiến thức gì? Tính chất của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại, tính chất của axit, bazơ… 

Với những kiến thức khó cần phải học thuộc như bảng tuần hoàn hóa học, nguyên tử khối của các chất thì hãy sử dụng mẹo học bằng thơ, bài ca để dễ thuộc hơn mà lại còn nhớ nhanh, nhớ lâu.

Cách học thuộc nhanh Hóa học với bài ca hóa trị: //lessonopoly.org/bang-hoa-tri-hoa-hoc

Khi học bài, đừng chỉ đọc nhẩm hay đọc ra tiếng. Kết hợp với viết ra giấy giúp bạn nhớ nhanh đến gấp 10 lần. Khi đó, lượng kiến thức được bạn sử dụng hầu hết các giác quan, như mắt đọc, miệng nhẩm, tay viết, đầu suy nghĩ. Người xưa chẳng đã có câu “tay làm hay quen” rồi còn gì. 

Viết để nhớ lâu hơn, nhanh hơn.

Hơn nữa việc note ra giấy giúp bạn biết kiến thức nào là quan trọng nhất, viết ra cách gạch đầu dòng ngắn gọn để kiểm tra ý chính của toàn bài học. Và để tránh kiểu trường hợp “học vẹt” nữa. Với cách sử dụng bút, viết, và giấy, có gợi ý cho bạn là sử dụng những cây bút highlight để nhấn mạnh. Tác dụng của màu sắc lên thị giác khiến bạn bị thu hút hơn và lúc đó bạn sẽ nhớ nó.

Mặc dù ghi chép bài vở bằng bút tốn nhiều công sức và thì giờ hơn nhiều so với thao tác đánh máy, nhưng hành động viết ra giấy sẽ thúc đẩy sự hiểu biết và lưu giữ thông tin sâu trong trí óc của người học. Khi bạn viết, bạn có thể sử dụng lối văn chương diễn giải quen thuộc của chính mình làm cho bạn hiểu vấn đề cụ thể hơn, dễ diễn tả hơn và cũng dễ học thuộc hơn so với việc sao chép ngôn từ y nguyên từ tài liệu gốc.

Có câu nói “Một hình ảnh có giá trị tương đương 1000 từ”. Vậy nên sử dụng sơ đồ tuy duy, liên tưởng đến hình ảnh được rất nhiều người nhắc tới. Nó thật sự hiệu quả. Nếu có thể hình dung, hãy “quy đổi” câu chữ thành những hình ảnh, thành một chuỗi câu chuyện với nhau. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng não bộ con người tiếp thu hình ảnh tốt hơn là bằng chữ. Có nhiều cách sử dụng hình ảnh với nội dung bài học là sử dụng sơ đồ tư duy, vẽ sơ đồ hình cây… Hoặc hiện đại hơn là dùng infographic, vừa sắp xếp được những ý chủ đạo, vừa có màu sắc lại dễ hình dung.

Vẽ sơ đồ tư duy là phương pháp học thuộc khoa học, logic.

Sử dụng sơ đồ tư duy giúp não bộ tiếp nhận thông tin một cách chủ động, sáng tạo và ghi nhớ một cách logic những kiến thức đã học. Việc sử dụng sơ đồ tư duy cũng sẽ giúp cho nội dung bài học trình bày khoa học. Bằng cách ghi chép kết hợp với việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết.. bạn có thể tìm ra cách phát triển ý thú vị từ những ý chính. Như vậy cách học không rập khuôn mà lại hiệu quả.

Nếu bài học quá nhiều, bạn phải dành 2 đến 3 tiếng thì hãy dành lấy 3 đến 5 phút nghỉ giải lao. Nghỉ giải lao giúp đầu óc thư giãn và nó sẽ “hấp thụ” kiến thức nhanh hơn. Giống như việc bạn cầm ly nước quá lâu bạn cũng thấy mỏi tay thôi, não bộ cũng vậy, nó cần relax để giúp bạn học hiệu quả hơn, đừng bắt ép nó quá. Có một công thức là hãy học 20 phút – nghỉ 5 phút – học 20 phút – nghỉ 5 phút… Cứ như vậy, phân chia thời gian hợp lý lại không bị nặng đầu, nhức óc.

Phương pháp học bằng giác quan, tận dụng nhiều giác quan cùng một lúc là phương pháp học rất hiệu quả và được áp dụng nhiều tại các chương trình rèn luyện tài năng. Học tận dụng nhiều giác quan là phương pháp học chủ động, không học vẹt và thời gian ghi nhớ lâu, rất lâu và cực kỳ nhanh. Cùng xem phương pháp này có gì đặc biệt nhé.

Phương pháp học bằng mắt là sự tiếp thu tất cả thông tin mà chúng ta nhìn thấy, miễn là nó có tạo được ấn tượng cho bạn trước ghi nhớ vào trong não. Phương pháp này thực hiện qua các bước sau:

Cách học bài nhanh bằng mắt.

Nhìn lâu và nhìn kỹ. Nếu một thứ nào đó chỉ lướt qua mắt bạn nhưng bạn lại nhớ nó rất rõ, thì rất có khả năng bạn là người thu thập thông tin chủ yếu bằng mắt. Chỉ cần thông qua hình ảnh là bạn đã có thể hiểu được vấn đề, bao gồm các đặc điểm sau:

– Thông tin từ tranh ảnh, bảng biểu đối với bạn dễ nhớ hơn nhiều so với khi nghe về những thông tin đó, chứng tỏ bạn có năng khiếu về hình ảnh hơn. Vậy nên hãy lưu ý luôn điểm này để chọn phương pháp học thuộc nhanh chóng cho mình. 

– Nếu muốn học một điều gì đó, bạn thường nhìn chăm chú nó, rồi sau đó nhìn vào “khoảng không” để nhớ lại, hiện lại những kiến thức trong đầu và ghi nhớ nó. 

– Bạn có thể tự vẽ nội dung bài học thành một bức tranh minh họa, sơ đồ, hình ảnh giống như cách vẽ sơ đồ tư duy ở trên. 

– Não bộ tiếp thu thông tin đa dạng nên hãy để trí tưởng tượng của bạn được phiêu lưu. Sử dụng thêm màu sắc [không nên quá nhiều để tránh rối mắt] và các hình khối khác nhau, kích thước khác nhau… 

Ngồi ở nơi yên tĩnh. Hãy đến một nơi mà bạn không bị phân tâm, tránh các “vật thể phát sáng” có thể thu hút trí tò mò của bạn, nói thẳng ra là TV, cửa sổ để mở, các loại bóng đèn lấp lánh hay các thứ đại loại vậy.

Dùng màu sắc để phân loại nội dung. Nếu bạn đang học lịch sử, thì hãy tô màu ngày tháng hoặc phân loại theo nhân vật lịch sử. Ví dụ như màu của giai đoạn chiến tranh trước 1930 là màu xám, khi đó chúng ta chưa tìm được con đường đấu tranh đúng đắn. Từ 1930 trở đi là màu xanh, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, tìm được con đường cứu nước là con đường Vô sản… Đó là một trong những cách học thuộc nhanh môn Sử. 

Dùng bút highlight để nhấn mạnh nội dung.

Nhìn lại nội dung đã tô màu và viết ra giấy lại một lần nữa. Viết ra giấy thêm bao nhiêu lần thì khả năng ghi nhớ của bạn càng cao. Ban đầu thì chép ra giấy, sau đó gấp sách lại, nhớ được gì thì ghi lại nấy. Dò lại xem mình thiếu ý nào. Tiếp tục ghi lại cho đến khi nhớ hết. Nếu nội dung quá dài thì bạn không cần ghi chi tiết, vạch  ý chính là được rồi, sau đó thì nhẩm lại nó. Việc làm này không chỉ giúp củng cố trí nhớ mà còn giúp cho bước sau.

Ghi note và dán note nơi bạn hay để mắt tới. Tìm những chỗ mà bạn hay lui tới trong nhà, mỗi lần đi qua bạn thấy note và đọc lượt lại thêm được một lần. Lưu ý là xếp các mẫu giấy theo trình tự nội dung. Chỉ cần vài lần như thế là thuộc thôi. Vừa không áp lực lại giúp ghi nhớ thông tin tự nhiên nhất. Có thể dán note ở cánh cửa tủ lạnh, cửa phòng hay thậm chí ngay trên màn hình điện thoại để nhắc nhở bạn đừng dùng điện thoại nữa, hãy học bài đi. 

Ghi chú thông tin bằng note rất thông minh.

Viết lại các mẫu note đó. Sau khi thấy các mẫu note đó, đến khi quay trở lại phòng hãy viết lại thử xem mình nhớ được bao nhiêu, chắc hẳn chỉ cần 2 đến 3 lần như vậy là bạn thuộc bài nhanh chóng rồi.

Tập trung lắng nghe. Nếu bạn thích âm thanh và thu hút bởi những giai điệu thì hãy khi nhớ bài học bằng cách ghi âm lại bài giảng của thầy cô. Khi nghe, bạn biết được cách dùng từ ngữ và trình bày vấn đề nên nhớ lâu và nhanh hơn. Bên cạnh đó còn giúp cho khả năng từ vựng của bạn tăng thêm, đặc biệt phù hợp với cách học từ vựng tiếng Anh. 

Lặp lại nội dung. Khi nghe họ nói, hãy nghe và thực hành bằng cách lặp lại nội dung. Nghe đi nghe lại và lặp lại đúng hết ý chính và nội dung bài học. Với cách học này bạn sẽ nghĩ tốn thời gian, nhưng không đâu. Phương pháp này nhanh với lượng kiến thức quá dài với những lượng kiến thức lớn và cần học cấp tốc. 

Ghi âm lại lời mình nói. Khi bạn đọc tài liệu lần đầu, hãy tranh thủ ghi âm lại, rồi sau đó để nó tự phát liên tục trong khi bạn ngủ. Mặc dù cách thức này không hiệu quả lắm với những kiến thức mới, những thông tin xa lạ, sự lặp lại trong khi ngủ sẽ giúp củng cố lại những kiến thức mà lúc tỉnh bạn đã có trong đầu.

Ghi âm và nghe lại bài học của mình.

Đối với cách này, các bạn có thể mua tai nghe gắn vào chiếc MP3 hoặc các dụng cụ chơi nhạc khác, gắn vào tai rồi vừa nghe vừa ngủ, nó cũng giống như người ta nghe nhạc trong khi ngủ vậy.

Chạm vào chất liệu mới thấy thoải mái. Nếu bạn cứ phải động chạm, cầm nắm một vật gì đó mới có thể tiếp thông tin về nó thì rất có thể bạn thuộc kiểu người học bằng xúc giác. Bạn thích cảm nhận thông tin bất cứ khi nào có thể, học tập thông qua hành động. Vậy nên hãy lựa chọn đồ dùng học tập ưng ý, không gian thoải mái phù hợp để học bài, như vậy bạn tiếp thu hiệu quả hơn. 

Với cảm xúc, nên để nó thoải mái nhưng không tiêu cực. Cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, chọn lọc và giữ lại cảm xúc tích cực, còn cảm xúc tiêu cực nên quên đi trong vòng 24h.

Đọc thành tiếng giúp âm thanh tác động lại. Khi đọc thành tiếng âm thanh đó bạn phát ra và tai bạn nghe lại một lần nữa cho nên bạn nhớ được thông tin nhanh. Hiện nay học sinh thường sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên có một số vấn đề là cách này thường nhanh nhưng lại không nhớ được lâu. Nếu bạn cần học cấp tốc cho kỳ thi vào ngay ngày mai thì đây là lựa chọn hợp lý nhất.

Đọc lại cho đến khi thuộc và trình bày trôi chảy. Học thuộc kiểu đọc thành tiếng không chỉ để ghi nhớ mà còn giúp bạn “quen” trình bày vấn đề hơn, có lợi khi thuyết trình. 

Lặp lại cho người khác nghe. Hãy tìm cho mình một người bạn để học cùng và kiểm tra cho nhau. Bạn vừa có động lực để phấn đầu vừa học hỏi những điều hay từ học.

Khi bạn học xong hãy cố gắng ôn lại, nhẩm lại hết trong cùng ngày. Nếu bạn chờ đợi một vài ngày sau đó mới bắt đầu ôn lại thì sẽ như mới, phải học lại từ đầu. Vậy nên kiến thức bạn đã học hãy cố gắng dứt điểm nhớ được hết trong ngày hôm đó rồi mới chuyển sang phần mới. Đến hôm sau bạn chỉ cần vài phút ôn lại bài cũ và bắt đầu thong thả với nội dung mới.

Phương pháp học theo giai đoạn là sự kết hợp giữa chia nhỏ nội dung và sắp xếp thời gian. Với nội dung từng phần bạn phân chia lượng thời gian tương ứng với độ quan trọng của nó. Phần nào quan trọng nhất thì dành thời gian nhiều hơn. Sau đó đến phần ngắn. Quy tắc của phương pháp này là kiến thức quan trọng nhất xen kẽ kiến thức quan trọng thứ hai rồi tiếp tục đến kiến thức quan trọng tiếp theo. 

Lặp lại nội dung bài học trong ngày, trong tuần và trong tháng.

Giai đoạn đầu bạn nên dành thời gian tổng quát, vẽ sơ đồ và hình thành sơ đồ trong đầu mình. Giai đoạn tiếp theo là vào phần nội dung, sắp xếp ý chính và học thuộc nó. Phần này cần nhiều thời gian nhất. Giai đoạn 3 là ôn lại. Và giai đoạn 4 là lặp lại vào những ngày tiếp theo với thời gian giảm dần, vì lúc này bạn đã có thể nhớ toàn bộ thông tin rồi.

Học nhóm ôn lại kiến thức và dò bài cho nhau.

Với bất cứ một môn học hay bất kỳ một loại kiến thức nào, để nhớ lâu chắc chắn cần thực hành mỗi ngày. Phương pháp này tỏ ra cực kỳ hiệu nghiệm nếu bạn ôn bài theo nhóm, mỗi nhóm 3-4 bạn. Mỗi người tự ôn luyện kiến thức sau đó, chia cặp và đổi vai trò kiểm tra cho nhau: một người đọc – một người kiểm tra, người này làm bài tập – người kia sửa bài. Kiểm tra bài học của người khác giúp bạn dễ phát hiện lỗi sai hơn, từ đó cũng là cách rút kinh nghiệm cho bản thân để tránh phạm phải sai lầm.

Học thuộc bài nhanh chóng là một kỹ năng quan trọng mà học sinh cần phải biết. Với lượng kiến thức chương trình cấp 2, cấp 3 khổng lồ, nhiều môn thì dường như các em học sinh khó thuộc vanh vách tất cả trong thời gian ngắn được mà lại nhớ lâu được. Vậy nên cần có những phương pháp, mẹo để giúp các em tìm được hướng đi đúng, cách học đúng với bản thân cũng như nhớ được lượng kiến thức để chuẩn bị cho bài kiểm tra. Những cách học thuộc nhanh này, các em, các bạn hãy lựa chọn phương pháp học phù hợp cho mình và áp dụng nó. Nếu thấy khả năng cải thiện đáng kể hãy chia sẻ với //lessonopoly.org/ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề