Cách hướng dẫn trẻ nhanh biết đọc

1. Sử dụng các bài hát và bài đồng dao để xây dựng nhận thức về ngữ âm

Các bài hát hoặc đồng dao dành cho trẻ em không chỉ mang lại nhiều niềm vui mà nhịp điệu và vần điệu còn giúp trẻ nắm bắt âm tiết trong từ, từ đó đây là cách dạy trẻ đọc lưu loát hiệu quả. Đồng thời, để tăng nhận thức về ngữ âm khi áp dụng cách này, bạn cũng có thể kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát.

2. Cách dạy trẻ đọc lưu loát: Làm thẻ từ vựng đơn giản tại nhà

Hãy cắt những mảnh giấy nhỏ thành những tấm thẻ từ vựng với các âm tiết đơn giản và dễ nhớ như mèo, cây, xe, gấu... Sau đó bạn hãy yêu cầu trẻ chọn một thẻ và cùng nhau đọc lại từ đó, đồng thời yêu cầu trẻ nhận biết những âm tiết cho trong từ. Trong trường hợp trẻ chỉ mới bắt đầu học bảng chữ cái, hãy tập trung vào cách phát âm của mỗi từ thay vì từng chữ cái/ âm tiết riêng biệt nhé!

3. Khuyến khích trẻ học đọc bằng nguồn hình ảnh và thông tin sinh động tại nhà

Cách dạy trẻ đọc lưu loát là tạo một môi trường học tập sinh động ngay tại nhà bằng nhiều cách thức khác nhau từ những tấm áp phích, sách, hình dán tường… Điều này cho phép trẻ có nhiều cơ hội để tiếp xúc hàng ngày và áp dụng các bài học ghép chữ và phát âm đã học. Hay khi bạn cùng trẻ ra ngoài, hãy thử yêu cầu trẻ gọi tên các chữ cái trên tấm áp phích, bảng quảng cáo và biển hiệu trên đường.

4. Cách dạy trẻ đọc lưu loát: Hiểu các kỹ năng đọc cốt lõi trẻ cần có

Điều quan trọng cần nhớ khi thực hiện cách dạy trẻ đọc lưu loát là hiểu các kỹ năng trẻ cần nắm khi học đọc, bao gồm:

  • Nhận thức âm vị - khả năng nghe và điều khiển cách phát âm của từng chữ cái trong từ.

  • Ngữ âm - nhận biết mối liên hệ giữa các chữ cái và cách chúng được phát âm.

  • Từ vựng - hiểu nghĩa của từ, định nghĩa và ngữ cảnh của từ.

  • Đọc hiểu - hiểu ý nghĩa của văn bản, cả trong sách truyện và sách chứa nhiều thông tin.

  • Lưu loát - khả năng đọc to với tốc độ và độ chính xác cao.

5. Cách dạy trẻ đọc lưu loát: Khai thác sức mạnh của công nghệ để khuyến khích trẻ học đọc

Học đọc nên là một hành trình thú vị để trẻ có động lực tiến bộ thay vì áp lực cứng nhắc. Bạn có thể tham khảo các ứng dụng học đọc trên điện thoại thông minh để ngồi cùng con học đọc hàng ngày. Hoặc tìm mua các thiết bị học đọc thông minh hiện có trên thị trường. Đồ hoạ sinh động và cách học từng bước giúp trẻ luôn tràn đầy hứng khởi và động lực để học tập.

6. Cùng trẻ đọc sách, truyện hàng ngày và đặt câu hỏi

Rất nhiều bậc cha mẹ thường vô tính không nhận ra rằng cách dạy trẻ đọc lưu loát có thể rất đơn giản chỉ bằng cách đọc sách, truyện cho trẻ nghe. Đây là cách bạn dạy cho trẻ cách phát âm, xây dựng kỹ năng đọc hiểu và phát triển vốn từ vựng phong phú. Hơn hết, thói quen nhỏ này hàng ngày còn giúp tạo cho trẻ niềm yêu thích đọc sách, là bước đệm để trẻ tự trau dồi tri thức của mình.

Ngoài ra, để tăng cường kỹ năng hiểu của con, bạn hãy thường xuyên đặt câu hỏi trong khi đọc. Chẳng hạn, đối với trẻ nhỏ, bạn có thể hỏi những câu hỏi đơn giản như “Con có thấy chiếc thuyền không? Con mèo này màu gì?”. Còn đối với trẻ lớn hơn, hãy đặt câu hỏi sâu hơn về những gì bạn vừa đọc, chẳng hạn như "Con nghĩ tại sao chú chim nhỏ lại sợ hãi?" "Bạn Sophie nhận ra mình có sức mạnh đặc biệt khi nào?"

7. Chơi trò chơi để ghi nhớ từ vựng

Tuỳ vào sở thích và cá tính riêng của từng trẻ mà bạn có thể tự sáng tạo nên nhiều trò chơi bổ ích như một cách giúp dạy trẻ đọc lưu loát. Trong đó, yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý là đảm bảo tần suất xuất hiện của từ vựng ở mức vừa đủ để trẻ có thể học và nhớ từ lâu hơn. Trò chơi cùng với những chữ cái được gắn nam châm là một ý tưởng tuyệt vời mà bạn có thể tham khảo.

8. Hãy kiên nhẫn khi dạy trẻ học đọc

Mỗi đứa trẻ đều có cách tiếp cận với kiến thức mới khác nhau và tốc độ học cũng khác nhau. Vì thế, khi thực hiện cách dạy trẻ đọc lưu loát, hãy luôn nhớ rằng bạn cần khiến cho trẻ cảm thấy tràn đầy hứng khởi và niềm vui. Bằng cách áp dụng các bí kíp, nguyên tắc dạy cho con tự lập mà Cleanipedia chia sẻ trên cùng với tinh thần kiên nhẫn và yêu thương, trẻ sẽ có thể phát triển tốt kỹ năng đọc cũng như phát triển toàn diện mỗi ngày.

Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về cách dạy trẻ đọc lưu loát tại nhà. Đây sẽ là bước đệm lớn trên con đường học tập của con và việc cha mẹ đồng hành cùng sẽ là cách củng cố tinh thần học tập của trẻ! Chúc bé yêu của bạn luôn vui vẻ và khôn lớn khỏe mạnh mỗi ngày!

>>> Xem thêm:

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Học đọc chữ là bài học đầu tiên của trẻ khi vào lớp 1. Để con nhanh biết đọc, ngoài việc học ở lớp cha mẹ cần có sự hỗ trợ thêm cho bé tại nhà.

1. Dạy con phát âm từng chữ cái kèm ví dụ sinh động

Những ngày đầu tập học, việc giúp con nhớ được “mặt chữ” là rất quan trọng. Bởi nếu bạn chỉ chú tâm vào việc để con đọc theo mình thì trẻ chỉ nhắc lại như một con vẹt và sẽ quên ngay sau đó. Để bé hứng thú và dễ dàng nhớ được mặt chữ cũng như cách phát âm, mỗi khi dạy con 1 chữ, hãy chỉ tay vào mặt chữ, hướng sự chú ý của con vào chữ đó và phát âm, kèm theo thật nhiều ví dụ sinh động. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những tấm card nhỏ đầy màu sắc sặc sỡ in hình chữ cái, kèm theo hình ảnh minh họa có tên bắt đầu bằng chữ cái đó. Như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn và não bộ dễ dàng in đậm hình ảnh chữ cái đó vào não bộ. Hãy để con học bất cứ lúc nào có thể, chẳng hạn như khi đi siêu thị, lúc bé cầm lấy món đồ mình thích, mẹ hãy chỉ tay vào một chữ cái và hỏi con xem đó là chữ gì. Nếu bé quên hãy kiên nhẫn nhắc lại nhé.

2. Đừng quá quan trọng vào việc phát âm chuẩn

Khi mới học đọc, lẽ dĩ nhiên trẻ không thể phát âm chuẩn như người lớn mong muốn. Đừng quá chú trọng điều này mà cố ép con cho bằng được, bởi điều này sẽ khiến trẻ nhanh nản lòng và chán ghét việc học. Hãy coi việc phát âm chuẩn sẽ là bước tiến mới trong quá trình học tập chứ không phải mục đích cuối cùng. Bạn cứ yên tâm rằng quá trình giao tiếp hàng ngày con bạn sẽ sửa chữa được và dần hoàn thiện khả năng phát âm của mình. 

Thay vì tạo áp lực, trách mắng hay phạt khi bé làm không đúng như những gì mẹ hướng dẫn thì hãy động viên và tạo thêm hứng thú cho con. Sự vội vàng, nóng nảy chỉ gây tác dụng ngược, khiến trẻ không tập trung được, dẫn tới sợ học, ghét học và lười biếng hơn. Tuy nhiên, đôi khi trẻ quá nghịch ngợm và nhất quyết không chịu học thì mẹ cũng cần có cách xử lý để răn đe, tuy nhiên đừng bao giờ dùng đòn ròi để dạy con.

3. Dạy trẻ làm quen với chữ cái viết thường trước

Khi dạy bé đọc chữ mẹ hãy ưu tiên dạy chữ viết thường trước khi chuyển sang chữ viết hoa. Bởi chữ viết thường mới là chủ đạo trong tất cả các loại văn bản, sách báo. Trong khi chữ viết hoa chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều. Khi bé đã thông thạo các chữ viết thường, mẹ hãy chuyển sang chữ viết hoa và nhớ giải thích cặn kẽ để con hiểu rằng một chữ cái có thể có nhiều cách viết khác nhau nhé.

Mẹ nên dạy trẻ làm quen với chữ cái thường trước

4. Hãy để con đọc và viết cùng một lúc

Học phải đi đôi với hành, đây là nguyên tắc luôn luôn đúng. Song song với việc dạy con đọc, hãy dạy bé cách viết chữ đó. Như vậy con sẽ nhanh thuộc hơn rất nhiều. Đồng thời, khi bàn tay hoạt động và tự viết thành chữ sẽ kích thích não bộ giúp trẻ nhớ lâu và nhanh hơn rất nhiều. Khi dạy trẻ viết chữ, hãy thật kiên nhẫn, đừng quá cố ép con. Những nét chữ đầu tiên có thể rất xấu, nhưng luyện tập nhiều chữ con sẽ đẹp dần lên.

5. Đọc sách cho con nghe hàng ngày

Việc đọc sách cho bé nghe hàng ngày không có tác động trực tiếp giúp con biết đọc. Tuy nhiên, nó lại rất tốt cho sự phát triển của não bộ. Đồng thời, nó còn xây dựng trong con niềm yêu thích và hứng thú với sách và chữ cái. Như vậy, khi học chữ trẻ sẽ hứng thú hơn rất nhiều. Bởi học thuộc chữ, con có thể tự mình đọc sách. Hãy tạo lập thói quen đọc sách từ nhỏ cho bé, như vậy khi lớn lên con sẽ học tập rất tốt đấy. Dù bận rộn nhưng hãy cố gắng dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để đọc sách cho con nghe. Cha mẹ có thể đọc đa dạng các loại sách từ truyện thiếu nhi đến tạp chí, sách dạy nấu ăn, sách khoa học đời sống… 

Trẻ con thường rất ham chơi và khả năng tập trung kém, do đó mẹ cần thật kiên nhẫn khi dạy con tập đọc. Yếu tố quan trọng nhất là cần khơi dậy niềm hứng thú và đam mê trong trẻ. “Học mà chơi, chơi mà học” chính là chìa khóa thành công trong việc giáo dục trẻ.

Cha mẹ cần rèn luyện cho con thói quen đọc sách từ nhỏ

Nguồn

Chủ Đề