Cách khám đau vết mổ cũ

Facebook

邮箱或手机号 密码

忘记帐户?

注册

无法处理你的请求

此请求遇到了问题。我们会尽快将它修复。

  • 返回首页

  • 中文[简体]
  • English [US]
  • 日本語
  • 한국어
  • Français [France]
  • Bahasa Indonesia
  • Polski
  • Español
  • Português [Brasil]
  • Deutsch
  • Italiano

  • 注册
  • 登录
  • Messenger
  • Facebook Lite
  • Watch
  • 地点
  • 游戏
  • Marketplace
  • Meta Pay
  • Oculus
  • Portal
  • Instagram
  • Bulletin
  • 筹款活动
  • 服务
  • 选民信息中心
  • 隐私权政策
  • 隐私中心
  • 小组
  • 关于
  • 创建广告
  • 创建公共主页
  • 开发者
  • 招聘信息
  • Cookie
  • Ad Choices
  • 条款
  • 帮助中心
  • 联系人上传和非用户
  • 设置
  • 动态记录

Meta © 2022

Mang thai là điều vui mừng với các cặp vợ chồng. Nhưng đối với mẹ bầu có vết mổ đẻ cũ thì việc thăm khám, chăm sóc sức khỏe cần lưu ý rất nhiều để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần kiểm tra thai để xác định vị trí thai làm tổ, theo dõi thai sát trong suốt thai kỳ để phát hiện các dấu hiệu bất thường tại vết mổ, nhất là với những trường hợp mang thai lại sớm sau sinh mổ lần trước.


Trong quá trình mang thai, sản phụ cần thăm khám định kì để sớm phát hiện những bất thường để có hướng xử trí kịp thời

Những nguy cơ trong lần mang thai sau trên vết mổ đẻ cũ:
- Rau cài răng lược: Những trường hợp rau tiền đạo, rau bám thấp mặt trước ở những người có sẹo mổ cũ thì nguy cơ bị rau cài răng lược rất cao. Nếu từng sinh mổ, bị rau tiền đạo, khả năng bị rau cài răng lược sẽ tăng tới 25%, nếu từng sinh mổ trên 2 lần, hiện bị rau tiền đạo, thì tỉ lệ trên tăng 40%. Đối với những trường hợp này khi sinh nguy cơ phải cắt tử cung là rất cao và  đôi khi tổn thương những cơ quan lân cận như bàng quang, ruột...

- Nứt sẹo mổ cũ: Nứt sẹo mổ cũ là một tai biến sản khoa, tai biến này có thể xảy ra trên thai phụ mang thai lần 2 sau sinh mổ trong vòng 6 - 9 tháng kể từ lúc sinh. Nứt sẹo mổ cũ tử cung trong thai kỳ thường xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.

- Vỡ tử cung: Gồm có vỡ tử cung hoàn toàn và vỡ tử cung không hoàn toàn [đa số là vỡ tử cung dưới phúc mạc].

- Chửa vết mổ: Thai bám vào vết mổ tử cung rất nguy hiểm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như vỡ tử cung, xuất huyết ồ ạt, rau cài răng lược…

- Nguy cơ cho con: Trường hợp những phụ nữ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ trước dưới 18 tháng, trẻ có thể sẽ bị sinh non, nhẹ cân, vàng da, thính giác kém, kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất khi trẻ lớn lên.

Đơn cử như trường hợp của sản phụ D.T.L.C 31 tuổi trú tại Nam Khê – Uông Bí nhập viện khi mang thai được 33 tuần, thai lần 2 trên vết mổ đẻ cũ. Sản phụ trước nhập viện có đau bụng, ra máu âm đạo. Sau khi được các bác sĩ thăm khám nhận định: sản phụ cơn co tử cung rõ tần số 1-2, cường độ 80mmHg, nguy cơ vỡ tử cung trên nền bệnh nhân có vết mổ đẻ cũ 12 tháng. Sau khi hội chẩn các bác sĩ quyết định mổ lấy thai cấp cứu cho sản phụ vì nguy cơ vỡ tử cung là rất cao. Sau khoảng 1 giờ phẫu thuật, ca phẫu thuật diễn ra an toàn. Nhờ tiến hành phẫu thuật kịp thời hiện tại sức khỏe mẹ con sản phụ ổn định.

Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo các mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai mà có tiền sử sinh mổ: Hiện nay có rất nhiều thai phụ chọn phương pháp mổ lấy thai vì muốn giảm đau đớn khi đẻ và giảm nguy hiểm cho cuộc đẻ. Tuy nhiên lựa chọn này sẽ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho những lần sinh sau. Vì vậy khi mang thai những lần về sau các chị em cần chú ý trong quá trình mang thai để bảo vệ sự an toàn sức khỏe cho mẹ và con.


Hiện tượng đau vết mổ khi mang thai lần 2
Do ở lần sinh mổ thứ nhất, bác sĩ đã rạch một đường ở bụng dưới, ngang xương mu tạo một vết mổ kéo dài cả ở bên trong và bên ngoài tử cung. Khi mẹ mang thai lần 2, sự phát triển của thai nhi làm cho vết mổ bị giãn ra gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau âm ỉ hoặc đau nhói nếu ấn tay vào.

Nếu mẹ bầu bị đau vết mổ cũ có nhiều nguy cơ bị xuất huyết, nứt vết mổ. Đặc biệt là hiện tượng bục vỡ tử cung do vết mổ bị giãn quá căng dẫn đến không chịu được sức ép từ thai nhi

Khi bị đau vết mổ khi mang thai lần 2 nên làm gì?
Mẹ hãy tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám khi cảm thấy bị đau, nhói vết mổ cũ. Lúc này bác sĩ sẽ xem xét tình hình thai nhi và vết mổ cũ để từ đó đưa ra những hướng dẫn cụ thể. Mẹ không cần phải quá lo lắng , hiện tượng này khá hay gặp ở những mẹ đã từng sinh mổ. Thông thường, mẹ sẽ cần thời gian nghỉ dưỡng ở nhà cho tới khi em bé phát triển đủ tháng.

Trong thời gian nghỉ dưỡng, mẹ cần phải đi khám thai đầy đủ, tuyệt đối tuân thủ theo lời bác sĩ. Tránh việc gãi vết mổ vì có thể gây tổn thương hơn lên vết mổ cũ. Phải có chỉ định của bác sĩ trước khi mẹ định bôi bất cứ loại thuốc nào lên vết mổ đó.

Điều quan trọng là mẹ cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh. Không phải mẹ càng tăng cân nhiều thì càng tốt đâu nhé. Mẹ lưu ý vận động một cách nhẹ nhàng, không được làm các động tác gây ảnh hưởng cho vùng bụng như cúi gập người xuống quá thấp, với tay lên cao hay các môn thể thao cường độ mạnh như chạy nhảy

Hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm bổ sung loại thuốc hỗ trợ phổi cho thai nhi, để phòng ngừa trường hợp sinh non, thai nhi có thể bị suy hô hấp khi chưa tự thở được.

Nếu được, mẹ nên nhập viện trước ngày dự sinh khoảng 2 tuần để thực hiện các xét nghiệm nhằm đánh giá lựa chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ như lần trước. Trong một vài trường hợp, vết mổ có nguy cơ bị bục cao, bác sĩ thường được chỉ định đẻ mổ luôn để tránh nguy cơ  bị vỡ tử cung.

Hi vọng bài viết đã đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp các mẹ nắm được những lưu ý quan trọng nếu bị đau vết mổ khi mang thai lần 2. Chúc các mẹ có một thai kỳ an toàn và khoẻ mạnh.

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Avisure mama cung cấp các vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu trong giai đoạn mang thai. Mẹ có thể xem chi tiết thông tin sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline miễn phí cước gọi 1800 0016

Chủ Đề