Cách kiểm tra tên main máy tính

Mặc dù chúng ta có thể dễ dàng xem thông tin phần cứng như RAM và Card đồ hoạ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xem tên m

Mặc dù chúng ta có thể dễ dàng xem thông tin phần cứng như RAM và Card đồ hoạ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xem tên mainboard và những thông tin cần thiết của nó thì không phải lúc nào cũng đơn giản. Vấn đề này còn tuỳ thuộc vào bo mạch chủ và hệ điều hành bạn đang sử dụng.

Kiểm tra main máy tính bằng Command Prompt

Nếu bạn sử dụng Win 10 thì xem tên main và số sê ri của máy tính rất đơn giản. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1. Bạn mở Command Prompt bằng cách nhấn Win + R > sau đó nhập cmd và nhấn Enter.

Bước 2. Khi cửa sổ lệnh mở ra, bạn nhập câu lệnh sau đây và nhấn Enter để xem nhà sản xuất, kiểu máy, tên và các tính năng khác của bo mạch chủ:

wmic baseboard get product,manufacturer,version,serialnumber

Cách kiểm tra tên main PC thông qua Windows System Information

Windows System Information cũng hiển thị thông tin chi tiết về mainboard của máy tính bạn đang sử dụng. Tuy nhiên, bạn lưu ý cách này chỉ tương thích với các bo mạch chủ của Gigabyte và MSI.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1. Đầu tiên bạn khởi động cửa sổ Run bằng cách nhấn Win + R, trong cửa sổ vừa mở bạn nhập msinfo32 và nhấn Enter.

Bước 2. Lúc này cửa sổ Windows System Information sẽ hiện lên. Thông tin bo mạch chủ của bạn hiển thị bên cạnh Baseboard Manufacturer, BaseBoard Product BaseBoard Version.

Lưu ý: Nếu thông tin trong các mục này hiển thị dưới dạng không xác định thì bạn chuyển sang cách kiểm tra main máy tính khác.

Sử dụng phần mềm kiểm tra Mainboard

Nếu Command Prompt không thể truy xuất thông tin bo mạch chủ của bạn hoặc bạn muốn xem toàn bộ thông số kỹ thuật của phần cứng máy tính, hãy sử dụng phần mềm CPU-Z.

Bước 1. Bạn tải chương trình trên trang trủ của CPU-Z và cài đặt lên máy tính của mình.

Bước 2. Khi khởi động chương trình, nó sẽ hiển thị thông tin chi tiết về phần cứng của máy tính.

Bước 3. Để kiểm tra main máy tính, bạn tab Mainboard.

Tại đây, bạn sẽ thấy các thông tin như nhà sản xuất bo mạch chủ, kiểu máy, chipset, v.v.

Phần mềm kiểm tra mainboard máy tính Belarc Advisor

Belarc Advisor cũng là một chương trình miễn phí giúp người sử dụng xem chi tiết các thông tin phần cứng của máy tính. Ưu điểm của Belarc là không gửi dữ liệu của bạn tới bất cứ máy chủ nào. Thay vào đó, khi quá trình phân tích hoàn tất thì thông tin bạn cần sẽ được hiển thị trên nền tảng web.

Bước 1. Bạn tải xuống phần mềm xem tên main máy tính từ trang web Belarc Advisor.

Bước 2. Sau khi cài đặt, bạn khởi động chương trình lên.

Lúc này nó sẽ thực hiện quét hệ thống bao gồm rất nhiều thành phần. Bạn có thể bỏ quét các thành phần cụ thể, chẳng hạn như mạng.

Bước 3. Khi hoàn tất quá trình quét, Belarc sẽ mở kết quả trong tab trình duyệt web. Kết quả bao gồm thông tin về hệ điều hành, thành phần phần cứng, thiết bị được kết nối… Tuy nhiên, để xem thông tin bo mạch chủ thì bạn tìm mục Main Circuit Board.

Đây là nơi bạn sẽ tìm thấy thông tin về bo mạch chủ của mình, chẳng hạn như tên kiểu máy, số sê-ri và xung nhịp của nó.

Xem tên Mainboard của máy tính hiển thị trên phần cứng

Nếu bạn không thể kiểm tra mainboard máy tính bằng phần mềm thì có thể tìm thông số được ghi trên chính bo mạch chủ đó. Mặc dù vị trí ghi thông tin quan trọng của main khác nhau tuỳ vào thương hiệu và model. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng phân biệt với các loại thông tin khác vì nó thường được in với cỡ chữ lớn nhất trên bo mạch chủ.

Kiểm tra mainboard máy tính chạy Linux

Nếu bạn sử dụng máy tính chạy hệ điều hành Linux thì việc tìm tên main và thông tin quan trọng của nó cũng khá đơn giản.

Bước 1. Trước tiên, bạn mở Terminal trong Linux bằng cách sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Alt + T.

Bước 2. Tiếp theo, bạn sử dụng lệnh sau:

sudo dmidecode -t 2

Thao tác này sẽ hiển thị văn bản tóm tắt thông tin của mainboard, kiểu máy và số sê-ri của nó.

Tóm lại

Bây giờ bạn đã biết cách xem tên mainboard máy tính và những thông tin cần thiết của nó. Ngoài ra, dựa vào đó bạn cũng biết được những thông số kỹ thuật khác của hệ thống máy tính của mình.

Đánh giá bài viết!

Có nhiều cách xem để thông tin main trên máy tính, laptop. Dưới đây là những cách xem, kiểm tra main, bo mạch chủ trên máy tính, laptop chạy hệ điều hành Windows nhanh và chuẩn nhất.

1. Kiểm tra main thông qua DxDiag

DxDiag là một trình quản lý các linh kiện trên máy tính và chúng sẽ cung cấp cho các bạn rất nhiều thông tin liên quan đến cấu hình phần cứng.

Bước 1: Các bạn tiến hành mở MenuStart và nhập Dxdiag để mở công cụ quản lý.

Bước 2: Sau đó, các bạn chọn thẻ System [1] và tìm kiếm đến mục System Manufacturer [hãng sản xuất]System Model [mã sản phẩm] [2] để biết thêm chi tiết về bo mạch chủ.

2. Kiểm tra mainboard, xem tên bo mạch chủ bằng System Information

System Information cung cấp cho người sử dụng rất nhiều thông tin liên quan đến phần cứng máy tính, đặc biệt là bo mạch chủ - mainboard.

Bước 1: Các bạn tiến hành mở MenuStart, nhập lệnh msinfo32 và nhấn Enter để mở.

Bước 2: Sau đó, các bạn tìm đến dòng BaseBoard Manufacturer [hãng sản xuất]BaseBoard Product [mã sản phẩm] để biết thêm chi tiết về bo mạch chủ.

3. Cách xem main máy tính bằng Command Prompt

Command Prompt là trình mã lệnh hiệu quả trên Windows và chúng cho phép người sử dụng theo dõi được rất nhiều thông số khác nhau.

Bước 1: Các bạn tiến hành mở MenuStart và nhập Cmd để mở Command Prompt.

Bước 2: Sau đó, các bạn tiến hành nhập lệnh dưới đây và nhấn Enter để theo dõi các thông tin liên quan đến bo mạch chủ.

4. Kiểm tra mainboard bằng CPU-Z

CPU-Z thường xuyên xuất hiện trên những trang báo nước ngoài nhờ khả năng chuẩn xác trong việc tra cứu thông tin linh kiện trên máy tính.

Trang chủ: CPU-Z

Bước 1: Các bạn tiến hành truy cập trang chủ CPU-Z để tải và cài đặt.

Bước 2: Sau đó, các bạn chọn thẻ Mainboard để theo dõi các thông tin liên quan đến bo mạch chủ trên máy tính.

5. Cách tìm kiếm thông tin từ mã mainboard, bo mạch chủ

Trong trường hợp các bạn cần biết thêm thông tin của bo mạch chủ, mainboard thì các bạn chỉ cần nhập “Hãng sản xuất” + “Mã sản phẩm” lên trên Google để biết thông tin chi tiết.

Sau đó, các bạn hãy chọn trang Web chính thức của hãng sản xuất để biết được các thông tin chuẩn xác nhất.

Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã hướng dẫn các bạn cách xem bo mạch chủ, tìm kiếm thông tin liên quan đến main. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Video liên quan

Chủ Đề