Cách làm bài văn lập luận giải thích ngắn nhất năm 2024

Trong nội dung Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích, Ngữ văn lớp 7, chúng tôi không chỉ hướng dẫn các em các bước làm bài văn lập luận giải thích mà còn giúp các em vận dụng vào quá trình làm bài sao cho đúng và đạt hiệu quả cao. Các em hãy cùng tham khảo nhé.

Bài viết liên quan

  • Viết bài tập làm văn số 5 lớp 7, Văn lập luận chứng minh
  • Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6, Văn lập luận giải thích, Ngữ văn lớp 7
  • Soạn bài Soạn bài Cách làm văn lập luận chứng minh, Ngữ văn lớp 7
  • Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích, Ngữ văn lớp 7
  • Văn mẫu lớp 7

HOT Soạn văn lớp 7 đầy đủ, chi tiết

Khi soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích, các em sẽ nhận thấy cách làm bài văn nghị luận giải thích không có gì khác so với các bài văn nghị luận chúng ta vẫn thường học. Trong khi viết bài, các em vẫn tuân thủ các bước làm văn cơ bản bao gồm: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, và cuối cùng là đọc lại và sửa chữa. Bài soạn này, chúng tôi hướng dẫn chi tiết và làm mẫu cho các em một số đề bài trong SGK Ngữ văn 7, tập 2, trang 84, các em cùng theo dõi.

Cách làm bài văn lập luận giải thích ngắn nhất năm 2024

-----HẾT-----

Chi tiết nội dung phần Soạn bài Qua Đèo Ngang để có sự chuẩn bị tốt cho những nội dung Ngữ Văn 7.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị trước Nêu cảm nhận về bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 7 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-7-cach-lam-bai-van-lap-luan-giai-thich-30781n.aspx

Từ khoá liên quan:

soan bai cach lam bai van lap luan giai thich ngu van lop 7

, soan van lop 7 cach lam bai van lap luan giai thich, soan cach lam bai van lap luan giai thich,

Trong bài viết Soạn bài Hướng dẫn viết văn lập luận giải thích, Ngữ văn lớp 7, chúng tôi không chỉ đưa ra các bước chi tiết để làm bài văn lập luận giải thích mà còn hỗ trợ các em áp dụng linh hoạt trong quá trình viết bài, mang lại hiệu quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

NÓNG BỎNG Soạn văn lớp 7 đầy đủ, chi tiết

Khi soạn bài Hướng dẫn viết văn lập luận giải thích, các em sẽ phát hiện ra rằng cách làm bài văn này không khác gì so với các bài văn lập luận chúng ta thường làm. Trong quá trình viết, hãy tuân thủ các bước cơ bản như tìm hiểu đề và ý, lập dàn ý, viết bài, và cuối cùng là đọc lại và chỉnh sửa. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết và minh họa cho các em một số đề bài trong SGK Ngữ văn 7, tập 2, trang 84. Chúc các em thành công!

Cách làm bài văn lập luận giải thích ngắn nhất năm 2024

""""-KẾT THÚC""""-

Đọc chi tiết phần Chuẩn bị cho bài viết Qua Đèo Ngang để có sự chuẩn bị đầy đủ cho nội dung Ngữ Văn 7.

Ngoài việc hiểu rõ nội dung đã học, hãy chuẩn bị tâm lý và Chia sẻ cảm nhận về tác phẩm Bạn Ghé Thăm Nhà của Nguyễn Khuyến để thể hiện sự am hiểu vững về kiến thức Ngữ Văn 7 của bạn.

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng.

Table of Contents

I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích

Cho đề văn: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a. Tìm hiểu đề

Theo đề văn trên, vấn đề cần tìm hiểu ở đây là nội dung của câu tục ngữ. Từ đó, người viết giúp người đọc hiểu rõ hơn về bản chất của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đưa ra lời khuyên về sức mạnh của việc học hỏi có chọn lọc từ thế giới bên ngoài, nhất là trong các cuộc hành trình khám phá thế giới. Người viết cần giúp người đọc hiểu được nghĩa đen (nghĩa tường minh) và nghĩa bóng của lời khuyên này.

Để thực hiện yêu cầu này, người viết cần sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là nghị luận để tạo lập văn bản. Thao tác mà đề yêu cầu trong bài viết là “giải thích”, vì vậy, người viết cần sử dụng các phương pháp giải thích đã học để người đọc nắm được nội dung của câu tục ngữ.

b. Tìm ý

Trong bước tìm ý, người viết cần huy động mọi tri thức có liên quan đến nội dung lời khuyên của câu tục ngữ và thao tác cơ bản cần thực hiện là thao tác giải thích. Các tri thức này có thể xuất hiện theo trình tự ngẫu nhiên trong suy nghĩ của người viết. Có thể các tri thức này còn thiếu hoặc thừa hoặc không có hệ thống, không sao cả, việc sắp xếp và chọn lọc ý đã có bước lập dàn ý đảm nhiệm.

Ở đây, người viết có thể nhớ lại hoặc tìm kiếm các tư liệu có liên quan để thực hiện bước tìm ý. Người viết có thể huy động các kiến thức liên quan như khái niệm tục ngữ, nghĩa của từ “đàng”, “ sàng”, “khôn”, nội dung của câu tục ngữ, các khái niệm, biểu hiện và các lí lẽ nói về mặt lợi hoặc hại có thể sử dụng,…Cụ thể như tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Câu tục ngữ đã đề cập đến sức mạnh của “tinh thần học hỏi”. Câu tục ngữ khuyên ta nếu biết học hỏi từ thế giới bên ngoài một cách có chọn lọc thì sẽ thành công.

c. Xây dựng lập luận (dự kiến)

Lập luận trong văn giải thích chủ yếu là nêu khái niệm, kể ra các biểu hiện, so sánh mặt đối lập, nêu các mặt lợi và hại, lí giải nguyên nhân, …

Cách làm bài văn lập luận giải thích ngắn nhất năm 2024

Về khái niệm, đàng là từ địa phương dùng ở khu vực miền Trung, có nghĩa là đường. “Đi một ngày đàng” là đi một ngày đường, hiểu nôm na là đi xa nhà, khám phá thế giới mới. “Sàng” là một dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, trúc, có lỗ nhỏ, dùng để sàng sảy thóc, gạo, đậu, …. “Khôn” là trí tuệ, kiến thức, điều hay lẽ phải. Ý cả câu muốn khẳng định đi đây đó, rời khỏi nơi quen thuộc thì sẽ mở rộng tầm hiểu biết, học hỏi nhiều điều hay, khôn ngoan từng trải.

Về các biểu hiện, người biết “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là người ham thích khám phá, du lịch, ham học hỏi, năng động, sáng tạo.

Về so sánh mặt đối lập, những người biết học hỏi nhiều điều hay từ việc khám phá thế giới mới mẻ không bao giờ là kẻ thụ động, lười nhác, bảo thủ và sống quẩn quanh, bằng lòng với những gì mình đang có.

Về mặt lợi, biết “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” sẽ giúp ta học hỏi nhiều điều mới lạ, thú vị, bổ ích, tích lũy kinh nghiệm và kĩ năng sống.

Về cái hại, “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là đi khám phá thế giới bên ngoài nên sẽ dễ gặp phải nhiều nguy cơ, tình huống nguy hiểm, khó xử do ta còn xa lạ, bỡ ngỡ với hoàn cảnh mới.

Về nguyên nhân, “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” xuất phát từ khát vọng chinh phục và khám phá thế giới của con người: đi để trưởng thành, để hiểu biết.

2. Lập dàn ý

Trong bước lập dàn ý, ta tiến hành sắp xếp các ý thành các phần rõ ràng, mạch lạc và theo đúng bố cục của một bài tập làm văn. Tuy nhiên, người viết lưu ý rằng các ý trong bước này có thể được điều chỉnh về vị trí, bỏ đi hoặc thêm ý vào trong bước viết bài hoàn chỉnh nhất là khi làm bài kiểm tra thường có giới hạn về thời gian làm bài.

Bố cục của bài văn giải thích gồm các phần sau đây:

a. Mở bài

Dẫn vào vấn đề cần nghị luận: có thể chọn dẫn vào bằng một trong nhiều cách như từ góc độ giá trị của tục ngữ; từ vai trò của việc học hỏi trong cuộc sống; từ các câu tục ngữ tương tự về ý nghĩa; từ quy luật của đời sống xã hội; …

• Trình bày câu tục ngữ.

• Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ.

b. Thân bài: chia làm nhiều đoạn văn theo trình tự thích hợp

• Nêu định nghĩa nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ một cách cụ thể, chi tiết, giải thích các từ khóa và ý nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu) của câu tục ngữ.

• Nêu các biểu hiện, các mặt lợi của câu tục ngữ. Có thể liên hệ các câu tục ngữ tương đồng về ý nghĩa hoặc chủ đề để làm sáng tỏ hơn về ý nghĩa của câu tục ngữ

• Liên hệ, phê phán hoặc mở rộng vấn đề (xem xét vấn đề ở nhiều góc độ, tránh cách hiểu phiến diện, máy móc).

c. Kết bài

• Khẳng định lại ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ.

• Rút ra bài học nhận thức chung hoặc cho bản thân.

3. Viết bài

Khi đã có dàn ý, người viết tiến hành liên kết các ý đã có để tạo thành các câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh. Việc liên kết được tạo nên bằng cách mở rộng các thành phần câu như thêm trạng ngữ, thêm quan hệ từ, thêm các cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ. Các ý thường được trình bày dưới dạng từ khóa hoặc câu ngắn gọn, vì thế việc mở rộng các thành phần câu sẽ giúp câu cụ thể, có thông tin rõ ràng, sinh động và hấp dẫn hơn. Đặc biệt, việc sử dụng các phép liên kết câu như dùng quan hệ từ, phép lặp, dùng đại từ, …sẽ tạo mối liên hệ chặt chẽ cho câu, đoạn. Ngoài ra, việc sử dụng các từ láy, thành ngữ, các phép tu từ sẽ giúp lời văn thú vị, thu hút sự chú ý của người đọc nhiều hơn, từ đó, hiệu quả thuyết phục sẽ đạt kết quả cao hơn. Đương nhiên, tất cả các thao tác trên đây được đặt trên cơ sở đặc điểm của văn nghị luận chứng minh là luận điểm rõ ràng, luận cứ phong phú, xác thực, đáng tin và phương pháp lập luận phù hợp, thuyết phục.

4. Đọc lại và sửa chữa

Người viết đọc lại bài viết của mình để kiểm tra các lỗi sai về chính tả, ngữ pháp; hoặc thay thế, thêm, xóa bỏ các luận điểm, luận cứ trong bài. Người viết cần đọc và chỉnh sửa nhiều lần (thời gian cho phép) để bài viết hoàn chỉnh và tốt nhất có thể. Nếu có thể, cần tham khảo các bài viết khác để so sánh, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của đề, phong cách viết của bản thân.

II. Phân tích kiểu văn bản

Để giúp người viết hình dung rõ ràng hơn về dàn ý của bài văn giải thích, chúng tôi xin minh họa bằng cách phân tích mẫu bài viết hoàn chỉnh sau đây:

Mở bài:

• Dẫn vào đề từ vai trò của tri thức.

• Giới thiệu câu tục ngữ.

• Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ.

Tri thức của loài người là đại dương mênh mông rộng lớn, muốn tiếp thu được khối lượng tri thức khổng lồ ấy không cách gì tốt hơn đó chính là học. Học không chỉ trong sách vở, học tại trường lớp, mà học bằng cách trải nghiệm thực tiễn, đi đây đi đó cũng là cách thức học rất hữu ích. Cũng bởi vậy mà ông cha ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc ngay cả trong thời đại 4.0 hiện nay.

Thân bài

• Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu của câu tục ngữ.

• Trình bày các mặt biểu hiện và mặt lợi của câu tục ngữ.

• Mở rộng vấn đề trong cách hiểu câu tục ngữ.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế đăng đối, nhịp nhàng. Từ “đàng” là từ địa phương dùng ở khu vực miền Trung, có nghĩa là đường. “Đi một ngày đàng” là đi một ngày đường, hiểu nôm na là đi xa nhà, khám phá thế giới mới. “Sàng” là một dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, trúc, có lỗ nhỏ, dùng để sàng sảy thóc, gạo, đậu, …. “Khôn” là trí tuệ, kiến thức, điều hay lẽ phải. Nghĩa đen của câu tục ngữ này có nghĩa là đi xa, đến một địa phương, một làng khác so với nơi mình ở; một sàng khôn tức là học hỏi được những điều mới lạ, những kinh nghiệm hoặc tri thức mới mà địa phương đó mang lại. Song mỗi câu tục ngữ luôn đúc kết kinh nghiệm của ông cha, bởi vậy, nó còn hàm chứa những bài học sâu sắc, có ý nghĩa khái quát. Nội dung của câu tục ngữ đã khái quát một chân lí mang tính quy luật: đi đây đi đó, ra khỏi trốn ao làng đến với thế giới mới chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều: kiến thức mới, văn hóa mới, cách ứng xử, giao tiếp, … và chính những điều học hỏi được sẽ giúp ta trưởng thành hơn. Nếu chỉ biết quanh quẩn nơi mình được sinh ra thì chẳng khác nào “ếch ngồi đáy giếng” hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, tự làm cho bản thân nhỏ bé, kém cỏi. Bởi vậy, câu tục ngữ cũng là một lời khuyên chân thành khuyên mỗi người nên ra thế giới bên ngoài để mở rộng tầm hiểu biết, trau dồi kiến thức cho bản thân. Câu tục ngữ chính là biểu hiện cụ thể nhất cho khát vọng chinh phục và khám phá thế giới của ông cha ta, của nhân loại nói chung. “Đi một bữa chợ, học một mớ khôn” chính là khao khát bước qua lũy tre làng, thoát khỏi cái nhìn hạn hẹp, “Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.

Câu tục ngữ quả là một chân lí, chỉ khi đi vào thực tế cuộc sống thì ta mới thực sự hiểu biết và mới thực sự “khôn”. Thực tế đã cho thấy rằng, trường học vĩ đại nhất chính là cuộc đời. Có thể kể đến biết bao người bằng những trải nghiệm thực tế mà họ đã đạt được đến thành công như: Ru-xô, Ê-đi-xơn, … tấm gương rõ nhất chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ có lòng ham học, sự thông minh mà bằng vốn trải nghiệm nhiều nơi, nhiều đất nước đã giúp Bác hấp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, sàng lọc và tìm được con đường cứu nước đúng đắn nhất cho dân tộc. Trong cuộc sống hiện nay, việc “đi một ngày đàng” lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn nữa. Rõ ràng người biết “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” luôn là những con người dũng cảm, khao khát khám phá cuộc sống, tìm tòi những điều mới để phục vụ cho cuộc sống, đất nước, dân tộc. Họ dám nghĩa dám làm, dám vượt qua khuôn khổ cũ kể cả về tư duy hay hành động. Ngày nay, quá trình hội nhập, đòi hỏi con người phải liên tục cập nhật tri thức mới, tiếp thu tinh hoa của nhân loại nếu không đi thực tế trải nghiệm chúng ta khó có thể tiếp thu được lượng tri thức khổng lồ đó.

Tuy nhiên, việc “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” không phải lúc nào cũng dễ dàng, thú vị. Đi đến nơi xa lạ luôn đòi hỏi nhiều dũng khí nên những kẻ nhát gan, cố chấp luôn sợ hãi, bài xích, trốn tránh việc học hỏi điều hay, khám phá những vùng đất mới, thử nghiệm những điều mới. Nhưng nếu muốn việc học hỏi đạt được hiệu quả và an toàn thì cần chuẩn bị tri thức nền, những kĩ năng cần thiết để làm hành trang cho chuyến đi học hỏi điều mới.

Kết bài

  • Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ.
  • Rút ra bài học cho bản thân.

Có thể nói, câu tục ngữ cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị sâu sắc của nó, đây là lời khuyên quý báu mà cha ông truyền lại cho con cháu. Học tập là một hành trình dài, đầy gian nan và vất vả, bởi vậy chúng ta phải có phương pháp học tập đúng đắn. Biết kết hợp kiến thức sách vở khi học ở trường và trau dồi tri thức, kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc sống thì mới có thể chạm đến ước mơ của mình.