Cách làm bánh tráng phơi sương không bị cứng

Bánh tráng phơi sương vốn là đặc sản vùng đất Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh. Bánh nổi tiếng khắp cả nước bởi kỹ thuật làm bánh độc đáo, phối trộn hương vị đặc trưng không nơi nào có được.

Tương truyền rằng, có một gia đình từ miền Trung kéo nhau vào vùng Trảng Bàng và mưu sinh bằng nghề làm bánh tráng. Hồi đó, bánh tráng cứng, dày dùng để nướng ăn chứ không phải cuốn thịt như bây giờ. Một buổi chiều nọ, cô con dâu do làm việc mệt quá nên khi gom bánh tráng phơi đã bỏ quên mất 2 vỉ bánh qua đêm. Sáng hôm sau, mẹ chồng phát hiện ra bánh ẩm ướt thì định la rầy con dâu. Anh chồng thấy thương vợ, mới nhanh trí gỡ những chiếc bánh “ngâm sương” mang vào nhà, hái rau sống trong vườn và luộc thịt cuốn ăn cùng. Không ngờ cả gia đình tấm tắc khen ngon và từ đó bánh tráng phơi sương ra đời.

Bánh tráng phơi sương mềm dẻo, có vị hơi mặn mặn, bánh màu trắng đục và có những hạt bong bóng lấm tấm nổi trên mặt. Bánh dùng cuốn với thịt và rau sống ăn luôn mà không cần phải nhúng nước hay nướng.

Cách làm bánh tráng phơi sương

Cách làm bánh tráng phơi sương mềm dẻo chuẩn vị là cả một quá trình tỉ mỉ, công phu của những người thợ. Đất Trảng Bàng ngày nhiều nắng, đêm lắm sương. Chính vì thế, để làm được chiếc bánh tráng, người dân phải một nắng hai sương, “thức” cùng bánh, đợi bánh thấm đủ sương là phải mang vào nhà bảo quản ngay.

Công đoạn xay bột bánh

Nguyên liệu chính làm bánh tráng là gạo. Khâu chọn gạo cũng phải tỉ mẩn lắm. Gạo phải là gạo tẻ ngon, hạt trắng, gạo mới, không pha trộn với bất kì loại bột nào. Đầu tiên, đem gạo đi vo thật sạch rồi xay thành bột nước, hòa thêm một lượng muối vừa đủ để tạo độ mặn cho bánh. Bột được rây mịn để loại bỏ tạp chất và cặn phía dưới, để bột nghỉ 20 phút rồi đem đi tráng.

Tráng bánh

Công đoạn tráng bánh cũng đòi hỏi  nhiều kĩ thuật của người thợ lâu năm. Chuẩn bị nồi nước sôi, bên trên bọc lớp vải dày. Từng muôi bột được múc, láng đều lên tấm vải. Bánh được chín bằng hơi, sau đó dùng que tre lấy bánh, trải lên vỉ tre đem phơi.

Phơi nắng

Bánh trải đầy lên các vỉ tre được đem phơi dưới nắng to khoảng 3-4 tiếng cho khô se mặt. Phơi xong, đem bánh vào mát để 30 phút rồi gỡ bánh.

Nướng bánh

Bánh tráng sau khi phơi khô sẽ được nướng bằng lò, đốt bằng vỏ đậu phộng. Bánh nướng không được cháy quá. Phải trong chừng khi nào bánh ngả sang màu trắng đục, nổi bong bóng li ti trên mặt là lấy ra ngay. Người thợ phải xoay nhanh tay, chịu cái nóng của lò, đảm bảo bánh se đều cả 2 mặt.

Phơi sương

Đây là công đoạn làm nên nét đặc trưng của bánh tráng Trảng Bàng mà không nơi nào có được. Bánh phải được phơi vào lúc sáng sớm hoặc đêm, lúc sương giăng nhiều nhất. Thời gian phơi chỉ khoảng ngắn, đủ làm cho bánh mềm dẻo. Bánh tráng nướng xong lại được xếp ngay ngắn lên vỉ tre, chờ đêm đến thì mang phơi sương. Công đoạn đòi hỏi người thợ phải “thức” cùng bánh, đợi bánh thấm sương đủ mềm là cho vào bao, lót lá chuối bọc kín. Không được phơi quá lâu sẽ làm bánh mềm ỉu mất ngon.

Cách bảo quản bánh tráng phơi sương không bị cứng

Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng có hương vị độc đáo mà không có loại bánh tráng vào sánh được. Bánh sử dụng ăn luôn mà không cần nhúng nước. Khi ăn, bánh được trải ra đĩa phẳng, cho rau sống các loại, giá đỗ, bún, thịt luộc rồi cuộn tròn lại. Chấm bánh tráng cùng chút mắm nêm hay nước mắm tỏi ớt, ta cảm nhận được hương vị tinh túy nhất của đất trời.

Bánh tráng phơi sương phải bảo quản đúng cách thì mới giữ được độ mềm dẻo vốn có. Bạn phải bảo quản trong túi ni lông kín, tránh tiếp xúc với gió, bởi chỉ cần để bên ngoài một lúc là bánh trở nên cứng ngay. Bánh ngon nhất là sử dụng trong vòng một tuần. Nếu bạn muốn để bánh lâu hơn thì phải bọc kín rồi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.

Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể biết thêm về cách làm bánh tráng phơi sương cũng như cách bảo quản bánh. Chúc bạn có những bữa ăn ngon miệng và đừng quên đồng hành cùng chúng mình trong bài viết sau nhé!

Bánh tráng phơi sương là một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của Tây Ninh. Hãy cùng VinID điểm qua nhiều điều thú vị về loại bánh tráng này và tìm hiểu cách làm cũng như cách bảo quản bánh tráng phơi sương mềm dẻo siêu ngon ngay tại nhà qua bài viết sau nhé.

1. Giải đáp: Bánh tráng phơi sương là gì?

Bánh tráng phơi sương là một đặc sản nổi tiếng của thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Bánh có vị hơi mặn, dẻo mềm, có thể ăn trực tiếp mà không cần nướng hay nhúng nước. Bánh cũng có dạng tròn, màu trắng như các loại bánh tráng thông thường nhưng màu đục hơn, trên mặt bánh có nổi những hạt bong bóng li ti.

Bánh tráng phơi sương được làm rất kỳ công. Người thợ sẽ phơi bánh tráng ngoài trời từ tối đến sáng tinh sương để bánh thấm sương vừa phải. Thời gian và cách phơi cũng rất quan trọng để quyết định độ ngon của bánh. Nếu phơi lâu quá, bánh sẽ ẩm và mềm quá, không còn ngon. Do đó, người thợ phải thức canh để có mẻ bánh tráng đạt chất lượng.

Bánh tráng phơi sương là một đặc sản nổi tiếng của thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

2. Cách làm bánh tráng phơi sương mềm dẻo

Bánh tráng phơi sương có thành phần cực kỳ đơn giản nhưng để làm được một chiếc bánh ngon đúng chuẩn thì rất công phu, tỉ mỉ.

  • Chọn nguyên liệu: Chọn gạo tẻ mới, ngon, trắng, không bị pha trộn.
  • Xay bột: Vo gạo thật sạch, xay thành bột. Hòa bột với nước và 1 ít muối theo tỷ lệ thích hợp. Rây bột cho mịn để đảm bảo không còn cặn hay các chất pha tạp lẫn vào. Để bột nghỉ trong khoảng 20 phút.
  • Tráng bánh: Bọc vải dày lên nồi nước sôi. Múc từng muôi bột dàn đều lên mặt vải. Khi bột đã chín, dùng que tre nhấc bánh lên đi phơi. Công đoạn này đòi hỏi người thực hiện phải tỉ mỉ để bánh được đều, mịn màng, có độ dày mỏng hợp lý.
  • Phơi bánh: Phơi bánh trên vỉ tre khoảng 3 – 4 tiếng dưới trời nắng to. Khi bánh đã se lại thì đem vỉ vào trong chỗ mát. Sau 30 phút mới lấy bánh ra khỏi vỉ.
  • Nướng bánh: Nướng bánh bằng lò. Khi bánh vừa chuyển màu trắng đục cả hai mặt, không quá phồng, không quá chín, nổi bọt khí trắng lấm tấm trên mặt thì nhanh tay lấy ra.
  • Phơi bánh: Chờ đến khi chập tối, lúc sương xuống nhiều mới đem bánh tráng ra phơi. Tuy nhiên, cần canh thời gian phơi thật kỹ, tờ mờ sáng là phải lấy vào ngay để bánh không bị quá mềm. Sau khi lấy vào, lót lá chuối vào bao rồi mới xếp bánh tráng lên để giữ được độ mềm dẻo vừa phải cho bánh.
Công đoạn tráng bánh
>>> Cách làm mì udon ngon chuẩn vị  Bánh tráng bao nhiêu calo? 

Chủ Đề