Cách làm giảm độ cồn trong máu

Khi đã có luật thì sẽ có thành phần “lách luật”, nhiều người đam mê đồ uống có cồn vì sợ bị bắt, xử phạt vì uống rượu bia khi tham gia giao thông đã tìm kiếm nhiều biện pháp làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhằm tránh bị phạt. Nhưng sự thật, độ tin cậy của các biện pháp này không cao, nhiều trường hợp còn cho kết quả trái ngược.

1

Súc miệng, đánh răng trước khi lái xe

Không ít người cho rằng sau khi uống rượu bia chỉ cần súc miệng, đánh răng kỹ thì sẽ không còn nồng độ cồn trong hơi thở và bạn chắc chắn sẽ “qua lọt trạm kiểm tra” của các anh “quân phục vàng”.

Điều này hoàn toàn sai bạn nhé, bởi hơi thở được đưa vào máy đo là hơi thở lấy từ phổi nên dù bạn có cố đánh răng, súc miệng sạch đến đâu thì nồng độ cồn bạn đã tiêu thụ cũng không “xê dịch” bao nhiêu so với thời điểm trước khi đánh răng, súc miệng.

Hay nói cách khác là lượng cồn được loại bỏ sau khi súc miệng, đánh răng là cực kỳ ít ỏi, không đáng kể, nếu lượng cồn bạn đã uống nhiều, đủ chuẩn bị “phạt” thì bạn vẫn lãnh phạt, không “trốn” được.

Hơn nữa, hiện nay trên thị trường còn có nhiều loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa cồn, nếu bạn dùng các loại này súc/đánh sau khi uống rượu bia thì nồng độ cồn trong hơi thở của bạn sẽ càng cao thêm nữa đấy.

2

Nhai kẹo cao su, sử dụng xịt thơm miệng vị bạc hà, ăn kẹo chua

Các sản phẩm xịt thơm, kẹo cao su có vị bạc hà, vị chua, các loại kẹo chua sau khi sử dụng có thể che lấp được mùi rượu bia, kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt, làm tăng hiệu quả rửa trôi axit, virus, vi khuẩn, những tác nhân gây mùi cho khoang miệng bạn sạch thơm hơn. Nhưng chúng chỉ làm giảm tạm thời mùi rượu bia mà không làm thay đổi nồng độ cồn trong hơi thở được đẩy lên máy đo từ phổi của bạn đâu nhé.

3

Ngậm đồng xu trước khi thổi

Nhiều người lái xe đường dài “bày cho nhau” mẹo ngậm đồng xu trong miệng khi đo nồng độ cồn sẽ giúp “qua mặt” máy đo của công an giao thông, bởi theo họ giải thích thì lượng đồng có trong đồng xu sẽ làm lượng cồn trong hơi thở bị “vô hiệu hóa”.

Đây là một nhận định sai lầm bởi các phân tử rượu đã đi sâu vào trong phổi nên máy đo vẫn sẽ đo đúng lượng cồn có trong hơi thở lấy từ phổi còn tác dụng của đồng với rượu thì vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đây là nhận định đúng nên nếu bạn áp dụng tỉ lệ cao là “dính phạt” đấy.

4

Hút thuốc lá trước khi thổi

Một bí kíp được xem là lấy “độc trị độc” được nhiều người tin dùng là hút thuốc lá để mùi thuốc lá che lấp mùi rượu bia, cách này liệu có đúng?

Rất sai, vì nó không chỉ không che lấp mùi rượu bia mà còn làm tăng độ cồn trong hơi thở của bạn, vì khi đốt thuốc lá sẽ sinh ra khí Acetal Dehyde, là loại khí mà máy đo độ cồn lấy tiêu chuẩn để xác định nồng độ cồn trong máu nên khi hút thuốc lá, nồng độ cồn do máy đo được có thể cao hơn độ cồn khi chỉ uống rượu bia, không hút thuốc lá.

5

Không thổi, thổi nhẹ, hít ngược khí vào phổi khi đo

Để tránh bị xử phạt khi vi phạm nồng độ cồn trong lúc đang tham gia giao thông, nhiều người chia sẻ cho nhau bí quyết không thổi, thổi nhẹ hoặc hít ngược khí vào phổi sẽ làm máy đo bị “nhầm lẫn”, không thể phát hiện cồn trong hơi thở.

Thực tế, cách này hoàn toàn không có hiệu quả nào, vì máy đo nồng độ cồn của cảnh sát có thiết lập bộ phận cảm biến áp suất có thể phát hiện được sự chuyển động của các luồng khí, khi không đủ mẫu thử, máy sẽ không cho ra kết quả nên bắt buộc bạn phải thổi đúng cách, nếu không cảnh sát sẽ vẫn giữ bạn lại chốt kiểm tra hoặc có thể phạt vì phát hiện bạn “gian lận” đấy.

6

Nín thở, thở gấp, vận động mạnh trước khi thổi

Theo một nghiên cứu ở đại học Linköping, Thụy Điển thì việc hoạt động với cường độ mạnh/thở gấp trong 20 giây ngay trước khi kiểm tra nồng độ cồn có thể giảm chỉ số cồn tới 10%.

Nhưng bạn có thể bị thiếu oxy, chóng mặt sau khi vận động mạnh, không đủ sức để vượt qua các bài kiểm tra khác hoặc ngay lập tức bị kiểm tra lại nồng độ cồn vì hành vi vận động của bạn trước đó trông sẽ rất kỳ quặc đối với cảnh sát đấy.

Hơn nữa, cũng trong nghiên cứu này các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khi bạn nín thở đến 30 giây trước khi thổi vào máy đo nồng độ cồn, máy có thể báo chỉ số tăng lên đến 15.7%. Nên đừng dại áp dụng cách lách luật này nhé.

Bên cạnh các cách trên, mọi người còn chỉ nhau cách nhai áo, ăn giấy vệ sinh, dùng các chất có chứa caffein như cà phê, đồ uống có gas để giảm độ cồn. Nhưng các cách này để không thành công và có thể gây ra kết quả xấu khi đo độ cồn cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn đấy.

Nếu thực sự muốn không bị phạt sau khi uống rượu bia tham gia giao thông, bạn nên gọi người thân, taxi, xe ôm công nghệ đến đón về.

Trường hợp muốn tự về hãy dùng thuốc giải rượu, uống thật nhiều nước, ngồi nghỉ tầm 2 tiếng hoặc ngủ 1 giấc ngắn, nồng độ cồn sẽ giảm xuống, thậm chí là hết say rượu bia và bạn sẽ đủ an toàn để về nhà, đảm bảo không bị phạt nhé.

Mong rằng với các thông tin này bạn sẽ lưu ý hơn khi uống rượu bia tham gia giao thông, đảm bảo không vi phạm nồng độ cồn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình, cộng đồng và tránh làm “hầu bao” thất thoát.

Hơn 2 năm trước 86 0

Các nhà nghiên cứu Canada phát triển thiết bị giảm nồng độ cồn của cơ thể nhanh gấp 3 lần so với phương pháp thông thường.

Tờ The Globe And Mail của Canada cho biết nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nhà khoa học, đứng đầu là tiến sĩ Joseph Fisher tại Viện Nghiên cứu Bệnh viện Đa khoa Toronto thuộc Mạng lưới Sức khỏe [UHN]. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Scientific Reports.

Theo tiến sĩ Joseph, hiện phương pháp duy nhất loại bỏ cồn ra khỏi cơ thể bệnh nhân là lọc máu. Đây là cách loại bỏ nước dư thừa, chất hòa tan và chất độc ra khỏi máu. Tuy nhiên, nó không áp dụng được trong trường hợp uống quá nhiều rượu vì sẽ mất rất nhiều thời gian và loại bỏ lượng cồn không đáng kể.

"Bạn có thể tưởng tượng bạn có thùng đựng nước và một thìa cà phê. Không quan trọng có bao nhiêu nước trong thùng, bạn chỉ có thể lấy ra bao nhiêu thìa mỗi phút", ông nói.

Một tình nguyện viên được thử nghiệm thiết bị tăng thông khí. Ảnh: Independent.

Theo Independent, tiến sĩ Joseph và các đồng nghiệp đã đưa ra giả thuyết rằng có thể làm cho phổi đóng vai trò lớn hơn trong việc đào thải cồn thông qua tăng thông khí. Tuy nhiên, rắc rối là mọi người không thể tăng thông khí lâu vì có thể thở ra quá nhiều CO2.

"Làm như vậy sẽ thay đổi nồng độ pH trong máu, dẫn đến chóng mặt và bất tỉnh", ông Joseph cho hay.

Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng này, các nhà khoa học đã phát triển thiết bị có kích thước bằng chiếc vali cỡ nhỏ để đảm bảo mức CO2 trong cơ thể ở mức bình thường. Thiết bị sử dụng hệ thống van, ống nối, mặt nạ và một bình nhỏ chứa khí CO2 nén.

Tiến sĩ Joseph đã thử nghiệm phương pháp này trên 5 tình nguyện viên khỏe mạnh. Họ được yêu cầu uống khoảng nửa ly vodka trong 2 lần. Lần đầu tiên, họ xét nghiệm máu sau 2-3 giờ uống.

Lần thứ hai, các tình nguyện viên sử dụng thiết bị để làm thông khí. Họ được đặt ống thông vào tĩnh mạch ở cẳng tay và một ống thông vào động mạch cổ tay. Điều này giúp đo lượng cồn trong máu trước và sau khi nó đi qua phổi.

Kết quả cho thấy trong khi phương pháp thông thường loại bỏ khoảng 1/2 lượng cồn ra khỏi cơ thể sau 2-3 giờ, tăng thông khí có thể làm như vậy trong khoảng 40 phút [nhanh gấp 3 lần].

Tiến sĩ Joseph khẳng định cần có các thử nghiệm lâm sàng rộng rãi hơn. Ông cũng hy vọng một ngày nào đó nó có thể trở thành công cụ đắc lực trong các khoa cấp cứu ở bệnh viện để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc rượu.

Tại sao bạn thấy nôn nao sau khi uống rượu? Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, nôn nao là tình trạng thường xảy ra sau khi bạn tiêu thụ đồ uống chứa cồn.

Video liên quan

Chủ Đề