Cách làm tan cục sữa tắc ở nách

Nội dung chính
  1. Hạch có vai trò gì đối với cơ thể?
  2. Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể nổi hạch
  3. Nguyên nhân phụ nữ cho con bú bị nổi hạch
  4. Phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách có nguy hiểm không?
  5. Cách phòng ngừa nổi hạch ở nách
    1. Massage ngực thường xuyên
    2. Giữ ấm cơ thể
    3. Nặn sữa thừa
    4. Không nặn sữa quá sớm
    5. Khi bị tắc sữa vẫn tiếp tục cho bé bú
    6. Vệ sinh sạch sẽ bầu ngực
  6. Lời kết

Dù trong thai kỳ hay giai đoạn sau sinh chị em phụ nữ vẫn luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề. Nổi hạch ở nách là một trong những tình trạng đáng lo ngại khiến các bà mẹ có tâm lý lo lắng, hoang mang.

Cách làm tan cục sữa tắc ở nách

Hạch có vai trò gì đối với cơ thể?

Hạch có vai trò sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Hạch có rất nhiều trên cơ thể của mỗi người nhưng khi bình thường khó có thể sờ thấy được.

Hệ thống hạch có chức năng như hệ miễn dịch của cơ thể, tham gia vào quá trình tiêu diệt virus, vi trùng và các tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể. Khi nhắc đến hạch nhiều người nghĩ ngay rằng đó là tác nhân xấu. Tuy nhiên thực tế, hạch có tác dụng hỗ trợ quá trình chống lại bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn để bảo vệ cơ thể. Chỉ khi cơ thể hoạt động mạnh mẽ để có thể chống lại bệnh tật, hạch mới có hiện tượng sưng phù lên và nổi cộm lên trên.

Hiện tượng nổi hạch ở phụ nữ sau sinh tuy ít gặp nhưng vẫn xảy ra. Hầu hết chị em phụ nữ đều hoang mang vì không nắm rõ nguyên nhân cũng như không biết tình trạng này có nguy hiểm không.

Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể nổi hạch

Khi khỏe mạnh chúng ta khó mà biết được hạch ở vị trí nào trên cơ thể. Thường khi gặp các vấn đề về sức khỏe mới xuất hiện tình trạng nổi hạch. Dấu hiệu nhận biết là trên vùng da sờ thấy hoặc cảm nhận thấy những khối nhỏ bằng hạt đậu rải rác, có hình tròn hoặc hình bầu dục. Hạch thường có chất dịch bên trong. Khi ấn vào các hạch sưng sẽ thấy đau.

Nguyên nhân phụ nữ cho con bú bị nổi hạch

Cách làm tan cục sữa tắc ở nách

Hạch sẽ nổi lên khi cơ thể con người có những triệu chứng bất thường. Hầu hết hạch là lành tính nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm.

Phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách nguyên nhân chính là do sữa bị vón cục làm nghẽn các tuyến sữa hay còn gọi là tắc tia sữa. Các bà mẹ sẽ thấy bầu ngực bị căng cứng, sữa không tiết ra. Khi nắn bầu ngực thì cảm thấy có những cục nhỏ bên trong, nổi hạch với nhiều kích thước khác nhau.

Khi bị tắc tia sữa nổi hạch ở nách, phụ nữ thường kèm theo các triệu chứng gồm:

  • Đầu ti bị sưng tấy, nóng, rát
  • Vùng da ở ngực đổi màu sậm, nhăn hơn
  • Mệt mỏi, đau nhức người, sốt cao

Hiện tượng nổi hạch ở phụ nữ cho con bú chỉ biến mất khi tuyến sữa được khai thông. Tuy nhiên, đa số chị em phụ nữ sau sinh bị nổi hạch khi cho con bú đã bước sang giai đoạn nặng. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách có nguy hiểm không?

Phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào việc nhận biết sớm hay muộn, trước khi việc nổi hạch chuyển sang giai đoạn nặng. Khi có dấu hiệu tắc tia sữa các bà mẹ cần sớm có biện pháp khắc phục. Mẹ cần lưu ý massage nhẹ nhàng bầu ngực để giúp quá trình lưu thông tuyến sữa tốt hơn Bạn có thể áp dụng những phương pháp dân gian, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên hoặc dùng chè vằng lợi sữa Lavana - hỗ trợ cải thiện tắc tia sữa.

Cách làm tan cục sữa tắc ở nách

» Xem thêm: Cách thông tắc tia sữa cho bà mẹ sau sinh

Khi bạn đã gặp tình trạng nổi hạch trong thời kỳ cho con bú thì cũng là tín hiệu cảnh báo tuyến sữa đã tắc nghẽn khá nghiêm trọng. Nếu áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà mà không có hiệu quả thì mẹ cần nhanh chóng đến trung tâm y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán mức độ bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa nổi hạch ở nách

Để không gặp phải tình trạng nổi hạch ở nách khi cho con bú thì các bà mẹ cần thực hiện những điều sau:

Massage ngực thường xuyên

Massage ngực là cách để tuyến sữa lưu thông tốt hơn. Bạn hãy dùng 2 đầu ngón tay, vuốt nhẹ bầu ngực theo hình vòng cung, từ dưới chân ngực lên đỉnh ngực và ngược lại để hạn chế tối đa sữa bị vón cục. Đồng thời giúp khai thông những ống sữa đã bị tắc.

Cách làm tan cục sữa tắc ở nách

Giữ ấm cơ thể

Ít ai biết rằng cơ thể mẹ quá lạnh cũng là cho ống sữa bị co lại, sữa chảy ra khó khăn hơn. Do đó, phụ nữ sau sinh cần chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng ngực vì đây cũng là vị trí của tim và nhiều cơ quan quan trọng.

Nặn sữa thừa

Nếu bé bú không hết mẹ cũng nên nặn sữa thừa để tránh tình trạng sữa bị ứ đọng lại bên trong. Lượng sữa thừa quá nhiều trong bầu ngực gây tắc tia sữa chính là nguyên nhân nổi hạch ở nách.

Không nặn sữa quá sớm

Khi sữa chưa về mà các mẹ tác động quá mạnh lên bầu ngực sẽ làm tổn thương các mô và khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Chị em cần lưu ý điều này để tránh dẫn đến hệ quả không mong muốn.

Khi bị tắc sữa vẫn tiếp tục cho bé bú

Cách làm tan cục sữa tắc ở nách

Nhiều bà mẹ sau sinh khi bị tắc sữa đã dừng hẳn cho bé bú. Điều này càng khiến tuyến sữa bị tắc nghẽn nghiêm trọng hơn. Vì vậy khi bị tắc sữa mẹ vẫn cần tiếp tục cho bé bú, lực hút sữa của bé có tác dụng tốt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy hút sữa - thiết bị hỗ trợ đắc lực của phụ nữ sau sinh. Máy hút sữa sẽ tránh tình trạng lượng sữa dư thừa trong bầu ngực quá nhiều dẫn đến ùn tắc, sữa bị vón cục.

Trên thị trường hiện có nhiều dòng máy hút sữa khác nhau. Dưới đây là top 3 máy hút sữa được các bà mẹ tin dùng và đánh giá cao:

  • Máy hút sữa Unimom Mezzo
  • Máy hút sữa điện đôi Unimom Forte
  • Máy hút sữa bằng tay Kichilachi HSK01

Vệ sinh sạch sẽ bầu ngực

Mỗi ngày trẻ sơ sinh có nhu cầu bú nhiều cữ. Mẹ không chỉ cần vệ sinh bầu ngực mỗi lần bé bú xong mà cần vệ sinh thường xuyên để giúp bầu ngực thông thoáng hơn, tránh sữa bị vón cục. Đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho trẻ mỗi lần bú cữ mới.

Lời kết

Phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách là do tình trạng tắc nghẽn tia sữa kéo dài, đã ở mức nghiêm trọng. Do vậy, ngay khi có dấu hiệu sữa không thoát ra được các bà mẹ cần có biện pháp kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Cùng với đó hãy lưu ý những cách phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và nhu cầu dinh dưỡng cho bé.

THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG