Cách làm tan vết sưng bầm tím

Dù bạn là siêu phượt thủ có kinh nghiệm dày dặn không thể tránh khỏi các vết bầm tím do bị ngã trên đường đi. Chỉ với các cách đơn giản sau có thể làm giảm vết bầm tím trên cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Các vết bầm có thể có các màu sắc và sắc thái khác nhau. Thông thường, chúng bắt đầu có màu tím do lượng máu lưu lại trong các mô. Chẳng có ai mong muốn để lộ vết bầm làm mất thẩm mỹ trên làn da đồng thời đừng thờ ơ, không quan dễ dẫn tới những hậu quả không đáng tiếc xảy ra. 

Chườm đá lạnh

Đá lạnh làm giảm nguy cơ da bầm tím, giúp vết bầm biến mất nhanh chóng. Đá lạnh có tác dụng làm vết bầm giảm đau, thoải mái và dễ chịu, làm mờ vết thâm rất hiệu quả. Cho viên đá vào khăn quấn lại và chườm ở vị trí da bầm khoảng 10 phút, cứ chườm liên tục, mỗi lần cách nhau 1 giờ đồng hồ. 

Chườm đá lạnh làm giảm vết bầm - Ảnh: www.blogsudo.com

Lưu ý: Không được chườm đá trực tiếp lên da. Vì nước đá có thể gây kích ứng, gây bỏng lạnh da. Khuyên bạn lúc mới bị ngã nên chườm đá càng sớm càng tốt để vết bầm nhanh chóng tan.

Cách làm tan máu bầm bằng nước nóng

Cách làm tan máu bầm bằng nước nóng giúp cho các mạch máu được giãn nở và lưu thông tốt hơn, vết bầm mau tan, làm hạn chế vết thương sưng lên và nhiễm trùng.

Nhúng chiếc khăn sạch vào nước nóng rồi đặt lên vị trí bị bầm. Cách này thực hiện sau khi chườm đá lạnh. Kết hợp cả hai cách vết bầm sẽ nhanh tan hơn. Tuy nhiên với cách này bạn phải chịu đựng được độ nóng của nước. Cần tránh nước quá nóng không thì dễ bị tổn hại da.

Dùng nước nóng thoa chỗ vết máu bầm tím - Ảnh: dantri.com.vn

Bôi kem đánh răng vết bầm tan nhanh chóng

Có lẽ bạn không biết kem đánh răng làm tan vết bầm một cách nhanh chóng, làm tan máu đông, tăng lưu lượng máu đến vết thương bị tụ máu. Lấy một ít kem đánh răng thoa lên vùng da bị bầm. Dùng băng gạc quấn quanh, sáng hôm sau tháo ra và rửa lại bằng nước sạch.

Chỉ sau một đêm vết bầm giảm rõ rệt. Tuy nhiên với vết thương có dấu hiệu hở, tuyệt đối không nên thoa kem đánh răng.

Kem đánh răng cách làm tan máu bầm hiệu quả - Ảnh: hellobacsi.com

Dùng dầu nóng làm tan máu bầm

Dầu nóng ngoài tác dụng làm giảm cơn đau, ho, giảm sưng… còn có công dụng trị tan máu bầm hiệu quả ở các vị trí như làn da ở tay, chân… không dùng vào mắt. Sử dụng dầu nóng xoa lên vị trí vết bầm.

Dầu sẽ giúp làm giảm đau, giảm sưng tấy và tan vết bầm. Tuy nhiên vết thương bị trầy xước, hở không nên dùng dầu nóng.

Thoa dầu nóng là một trong các cách làm tan vết bầm được các phượt thủ dùng - Ảnh: nld.com.vn

Cách làm tan vết bầm bằng muối

Một trong các cách làm tan vết bầm được nhiều tín đồ phượt dùng mỗi khi bị ngã, đó chính là muối. Sự kết hợp giữa chanh và muối giúp cải thiện vết bầm trên da một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hãy cho nước cốt chanh mới vắt và một ít muối vào miếng vải sạch, chườm vào vị trí vết bầm, để khoảng trong 30 phút.

Hỗn hợp muối và chanh làm tan máu bầm nhanh chóng mang lại kết quả cao - Ảnh: tintuconline.com.vn

Trứng gà làm tan máu bầm hiệu quả

Trên bề mặt của quả trứng có khá nhiều lỗ nhỏ li ti từ lòng trắng trứng cho tới lòng đỏ. Nếu sử dụng lăn lên vết bầm sẽ tạo ra áp suất cao, từ đó máu bầm cũng theo lòng trắng đi ra ngoài.

Lấy một quả trứng gà đem luộc chín, bóc vỏ, lăn qua lăn lại nhiều lần trên vết bầm cho tới khi trứng nguội thì dừng lại. Hãy áp dụng cách này thường xuyên cho tới khi vết bầm tan hẳn. Lưu ý, chỉ áp dụng thủ thuật này khi vết bầm không bị hở. 

Lăn trứng gà làm tan máu bầm nhanh chóng và hiệu quả - Ảnh: www.cooky.vn

Sử dụng nghệ làm tan máu bầm

Củ nghệ chứa nhiều dưỡng chất, có tác dụng cực kỳ hữu ích trong việc làm tan vết thâm, không để lại sẹo. Củ nghệ tươi gọt bỏ vỏ, đem rửa sạch, giã nhuyễn, pha thêm chút phèn chua, có tác dụng nhanh chóng trong việc loại bỏ vết bầm. Sau khi giã xong, đắp hỗn hợp nghệ lên vết bầm, cứ thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả cao.

Cách làm tan vết bầm hiệu quả là dùng nghệ tươi giã nhuyễn - Ảnh: nilp.vn

Nha đam và rau ngò tây tan vết bầm hiệu quả

Nha đam là loại dược liệu làm đẹp được phái đẹp đánh giá cao, nếu kết hợp cùng với rau ngò tây vết bầm sẽ tan biến nhanh chóng. Hai thực phẩm này chứa nhiều vitamin thẩm thấu qua da giúp làm giảm sưng tấy. Nha đam đem bỏ vỏ, lấy lớp gel, ngò tây rửa sạch. Tất cả được xay nhuyễn, đắp hỗn hợp lên vết bầm mỗi ngày 3 lần. Chúng sẽ giảm đau, tan vết bầm rõ rệt.

Vết bầm tím mau lành nhờ hỗn hợp nha đam và rau ngò tây - Ảnh: thanhnien.vn

Ngoài các cách làm tan máu bầm ở trên, phượt thủ có thể sử dụng hành tây, lá bắp cải, socola, dứa [thơm]… cũng rất hiệu quả không kém.

Một số lưu ý khi bị vết bầm dưới da

Nếu vết bầm ở vùng mắt hãy sử dụng các thực phẩm có tính lành, an toàn và không nóng như chườm đá lạnh, chườm nóng, sử dụng nha đam, nghệ. Ở vùng mắt hạn chế hoặc không dùng các cách trị vết bầm có tính nóng như dầu nóng, dễ bị kích ứng, tổn thương. 

Khi bị té ngã, nhất là những vùng như chân, tay, hãy xử lý ngay để làm giảm việc máu tích tụ dưới da, giúp bạn giảm đau nhanh chóng.

Để phòng tránh các vết bầm, khi đi phượt hãy trang bị đầy đủ các dụng cụ như mặc áo dài tay, ở các khuỷu tay và chân cần có bộ phận bảo vệ tránh va chạm khi bị ngã.

Khi bị bầm tím, vùng da đó nâng cao hơn để máu được lưu thông. Ví dụ, vết bầm tím ở chân khi ngồi hoặc nằm hãy kê chân cao lên.

Nếu vết bầm có các dấu hiệu sau, lập tức tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, đó là:

+ Vết bầm xuất hiện theo triệu chứng sốt. + Vị trí vết bầm sưng tấy lên, bọng mủ. + Không cử động được. + Vết bầm không biến mất sau 2 tuần.

+ Vết bầm chuyển sang màu đỏ và rất đau. 

Nên bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu vitamin C và K.

Với các cách làm tan vết bầm ở trên giúp bạn dễ dàng xử lý đảm bảo an toàn cho da, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Vết bầm có dấu hiệu không thuyên giảm, vết hở lập tức tới bác sĩ để được thăm khám. Đừng chủ quan, dễ để lại hậu quả khôn lường. 

Vi Trần - dulichvietnam.com.vn

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Sưng bầm là cách gọi dân gian để chỉ những chấn thương phần mềm tương đối nhẹ, không gây tổn thương da nhiều; gân, cơ, xương cũng chưa bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên vẫn có hiện tượng tổn thương phần mềm, mao mạch, gây viêm, sưng, đau, chảy máu trong mô mềm, gây ra tình trạng bầm tím.

Đối với các sang chấn nhẹ vết bầm tím thường tan từ từ. Tuy nhiên vết bầm tím da có thể làm khó chịu, mất thẩm mỹ vì thời gian tan vết bầm tím  thường kéo dài.  Lúc đầu, vết bầm màu đỏ hay hồng, rồi đỏ tím sau 1 - 2 ngày chuyển sang màu xanh tím. Từ 5 - 10 ngày vết bầm dần dần trở thành xanh lá cây, nhạt dần và chuyển vàng.  Sau 10 - 14 ngày vết bầm sẽ chuyển sang màu vàng nâu rồi mờ dần. Quá trình này kéo dài hơn 2 tuần lễ da mới trở lại màu sắc bình thường.

Chườm đá đúng cách giúp bớt sưng, làm giảm tình trạng xuất huyết dưới da.

Để điều trị vết bầm hữu hiệu nhất, cần phải xử lý khi nó còn là một vết đỏ. Ngay khi bị va đập vào bất cứ phần nào trên cơ thể, hãy nhanh chóng chườm đá lên vùng đang đau nhức từ 5 - 10 phút. Nên chườm nhiều lần, giữa những lần chườm phải cách nhau khoảng 1 giờ. Chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ từ kể từ lúc bị chấn thương. Chườm đá giúp các mạch máu, mô bị dập do chấn thương co rút lại và từ đó giảm tình trạng xuất huyết dưới da và làm bớt sưng. Việc chườm đá có thể áp dụng với những chấn thương khác như bong gân, căng cơ, côn trùng cắn và kể cả đau ở các khớp viêm do bệnh gút.

Lưu ý là không chườm đá trực tiếp lên da mà hãy quấn đá vào một chiếc khăn trước khi chườm. Hoặc cũng có thể lấy khăn mặt nhúng vào nước lạnh và sau đó đặt lên chỗ đau.

Nếu vết bầm tím ở chân có thể khi ngồi hoặc nằm kê chân có vết bầm tím lên cao để giúp máu lưu thông dễ dàng và giảm sưng. Hạn chế vận động ở chân có những vị trí bị bầm.

Nếu sau 48 giờ chỗ bầm vẫn còn đau thì áp dụng phương pháp chữa trị bằng nhiệt, chườm ấm bằng khăn ấm, một chai nước nóng hoặc túi nóng nhưng đủ để ấm tránh trường hợp bị bỏng.

Trong trường hợp vết bầm tím có kèm theo các dấu hiệu sau đây cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu: Khi vết bầm tím kèm theo sốt; vết bầm tím vùng gần mắt; vết bầm sưng lên, chuyển sang màu đỏ và rất đau; trẻ không cử động được; vết bầm không biến mất sau 2 tuần; những vết bầm bất ngờ, không rõ nguyên nhân hoặc xuất hiện nhiều lần, thường xuyên không giải thích được.

Dân gian thường xoa dầu nóng khi bị sưng bầm nhưng thực tế, việc xoa bóp với dầu nóng càng làm tổn thương thêm các mao mạch, chảy máu trong nhiều hơn. Cần tránh bóp nắn, xoa dầu và đặc biệt là không nên dùng thuốc tan máu bầm hoặc bôi mật gấu quá sớm [trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị va chạm] vì có thể gây chảy máu nhiều thêm, sẽ làm tăng hiện tượng sưng, bầm.

Thạc sĩ Vũ Hồng Anh


Video liên quan

Chủ Đề