Cách lập dàn ý bài văn nghị luận lớp 8

Dàn ý bài văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội

Nghị luận thể loại văn học thường đưa ra những lí lẽ, luận điểm và các dẫn chứng có tính cơ sở, thuyết phục cao. Thông thường những đề văn nghị luận sẽ chia ra làm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Mỗi loại sẽ có bước lập dàn ý riêng.

Dàn ý chung văn nghị luận

Dàn ý bài văn nghị luận văn học

Trước tiên học sinh cần xác định yêu của đề văn nghị luận văn học. Ví dụ đề bài sẽ yêu cầu như bình giảng khổ thơ, bài thơ, phân tích bài thơ, phân tích hình tượng nhân vật, vẻ đẹp nhân vật…khi đã xác định chủ đề, học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa các thao tác lập luận vào bài viết.

Lập dàn ý bài văn nghị luận có điểm chung đều sẽ có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

a] Mở bài

Các thông tin mà học sinh nên đề cập trong phần mở bài chung như sau:

–Giới thiệu về tác giả [không cần chi tiết, chỉ nêu vài nét]. Nếu đề bài yêu cầu về tác phẩm thì không cần đề cập tỉ mỉ về tác giả.

– Các thông tin nên đưa vào bài viết như: tên, thời điểm sáng tác, đặc sắc của tác phẩm…

– Nêu được các luận đề cần giải quyết.

Xem thêm >>> Dàn ý bài văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội

b] Thân bài

– Bố cục sẽ theo các bước đó là:Luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2 – dẫn chứng thuyết phục người đọc.

– Nêu các nội dung, đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ, đoạn trích. Nên phân tích rõ hơn các câu thơ hoặc dẫn chứng từ đoạn trích để làm rõ cái hay cái đẹp của bài thơ, đoạn trích.

– Để giúp cho bài văn có tính thuyết phục nhớ so sánh tác phẩm với các tác phẩm cùng thời điểm. Điều này làm nổi bật những nét riêng, đặc sắc, giá trị nghệ thuật của chủ đề nghị luận [bài thơ, đoạn trích tác phẩm…]

– Nhớ vận dụng thêm các biện pháp phân tích, chứng minh, bàn luận…để làm rõ nhận định.

c] Kết bài

Dựa theo công thức:

– Tóm lại vấn đề đang trình bày

– Rút ra các kết luận về chủ đề nghị luận văn học.

– Ý kiến, bàn luận của cá nhân về chủ đề.

Dàn ý bài nghị luận xã hội

Thông thường bài nghị luận xã hội có các đề bài như:

– Nghị luận về câu nói, tục ngữ, tư tưởng, đạo lý.

–Nghị luận về hiện tượng đời sống xã hội.

Dàn ý nghị luận về tư tưởng đạo lý

a] Mở bài

Nêu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói.

b] thân bài

– Giải thích khái niệm của câu nói, tục ngữ, ca dao, tư tưởng đạo lý ở 2 nghĩa đó là nghĩa đen và nghĩa bóng.

– Khẳng định được tính đúng đắn của tư tưởng đạo lý, nhớ dùng các dẫn chứng để lập luận thêm thuyết phục [cuộc sống, văn học…]

– Phê phán các ý kiến sai lệch về tư tưởng đạo lý.

– Nêu lên các ý kiến cá nhân như phê phán hoặc ca ngợi về tư tưởng đạo lý đó.

c] Kết bài

– Ý nghĩa của tư tưởng đạo lý.

– Đưa ra được bài học/lời khuyên/cảnh tỉnh cho mọi người.

– Liên hệ với bản thân.

Dàn ý nghị luận về hiện tượng đời sống

a] Mở bài: Nêu vấn đề về hiện tượng xã hội cần đề cập đến.

b] Thân bài:

– Giải thích hiện tượng đó là gì ? [khái niệm].

– Nêu lên được những ưu điểm, nhược điểm, mặt tích cực tiêu cực củahiện tượng xã hội. Bàn luận vấn đề, nêu các dẫn chứng để chứng minh.

– Nguyên nhân củahiện tượng, hậu quả để lại.

– Các ý kiến của cá nhân về hiện tượng đó [đồng ý hoặc phản đối].

– Nêu lên các giải pháp để giải quyết hiện tượng xã hội.

c] Kết bài

– Khẳng định lần nữa tính đúng đắn hoặc sai trái của hiện tượng xã hội.

– Rút ra bài học cho bản thân.

Với dàn ý bài văn nghị luận văn học & xã hội này hi vọng sẽ cung cấp kiến thức với các bước lập dàn ý chi tiết và viết thành bài văn nghị luận đạt điểm cao.

Nghị Luận -
  • Nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm

  • Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông [chi tiết]

  • Nghị luận về hiện tượng nghiện facebook

  • Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết

  • Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn

  • Dàn ý nghị luận xã hội về lòng dũng cảm của con người

  • Dàn ý nghị luận xã hội quan niệm về hạnh phúc

  1. Trang chủ
  2. Lớp 8
  3. Lập dàn ý văn lớp 8

Lập dàn ý văn lớp 8

Chia sẻ

  • Dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài lớp 8
    Dàn ý bài viết số 4 lớp 8: Cảm nghĩ về tình bạn
    Dàn ý cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm lớp 8
    Dàn ý thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản
    Dàn ý bài viết số 3 lớp 8 đề 2: Thuyết minh về cái bút bi
    Dàn ý cảm nhận bài thơ "Nhớ Rừng" của Thế Lữ lớp 8
    Dàn ý phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
    Dàn ý nghị luận về câu nói: " Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó"
    Dàn ý “Giới thiệu về đồ dùng học tập hoặc sinh hoạt”
    Dàn ý “Hãy nói không với các tệ nạn xã hội”
    Dàn ý Phân tích người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ “Đập đá ở Côn Sơn”
    Dàn ý “Hãy kể về một lần em làm việc tốt khiên bố mẹ vui lòng”
    Dàn ý phân tích chị Dậu trong đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố lớp 8
    Dàn ý chứng minh tinh thần yêu nước trong hai tác phẩm " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác " và " Đập đá ở Côn Lôn"
    Suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước
    Dàn ý “Tôi thấy mình đã khôn lớn”
    Dàn ý bài viết số 5 lớp 8 đề 4: Thuyết minh về hoa mai
    Dàn ý Bài viết số 1 lớp 8 đề 2: Người ấy [bạn, thầy, người thân,… ] sống mãi trong lòng tôi
    Dàn ý Thuyết minh về đôi dép cao su lớp 8
    Dàn ý Từ bài Bàn về phép học, nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành chi tiết đầy đủ
    Dàn ý Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên
    Dàn ý bài viết số 2 lớp 8 đề 1: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em yêu thích
    Dàn ý “Hãy kể về một lần mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn”
    Dàn ý Phân tích bài thơ "Ông Đồ”
    Dàn ý Suy nghĩ về câu nói của Maxim Gorki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức”
    Dàn ý bài viết số 7 lớp 8 đề 1: Tuổi trẻ là tương lai đất nước
    Dàn ý Thuyết minh một danh lam thắng cảnh
    Dàn ý Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích " Trong lòng mẹ "
    Dàn ý Bài viết số 1 lớp 8 đề 1: Kể lại kỉ niệm những ngày đầu đi học
    Dàn ý nghị luận câu nói: "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
    Dàn ý Bài viết số 3 lớp 8 đề 1: Thuyết minh chiếc kính đeo mắt
    Dàn ý Cảm nhận bài thơ Ngắm trăng
    Dàn ý Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ
    Dàn ý Suy nghĩ: "ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng được lựa chọn cách mình sẽ sống"
    Dàn ý Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến lớp 8
    Dàn ý Phân tích nhân vật bé Hồng bày tỏ cảm xúc của em về những em bé có cùng cảnh ngộ như thế
    Dàn ý Phân tích đoạn trích " Trong lòng mẹ " - Nguyên Hồng
    Dàn ý bài viết số 7 lớp 8 đề 2: Văn học và tình thương
    Dàn ý Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông Giáo trong truyện ngắn Nam Cao thì em sẽ ghi lại như thế nào
    Dàn ý cảm nhận về nhân vật lão Hạc

Hướng dẫn các bạn cách lập dàn ý hoặc tham khảo dàn ý do wikihoc.com viết để tự làm cho mình 1 bài văn hoàn chỉnh

Video liên quan

Chủ Đề