Cách lập dàn ý bài văn nghị luận văn học

Dàn ý và cách làm các dạng đề nghị luận văn học
A, Dàn ý:
I, Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
  • Nêu vấn đề nghị luận.
Yêu cầu trong phần mở bài:
1. Nguyên tắc:
  • Nêu đúng vấn đề nghị luận.
  • Nêu 1 cách khái quát.
2. Nhiệm vụ:
  • Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
  • Tạo tính hấp dẫn, lôi cuốn.
3. Những yêu cầu cần thiết:
  • Ngắn gọn, đầy đủ.
  • Độc đáo, tự nhiên.
4. Những cách mở bài:
  • Mở bài trực tiếp.
    Ưu điểm:
    + Đi thẳng vào vấn đề, tránh lan man.
    + Dễ vận dụng đối với những học sinh có kỹ năng yếu.
    + Tiết kiệm thời gian cho người viết.
    Nhược điểm:
    + Khả năng lôi cuốn người đọc thấp.
  • Mở bài gián tiếp:
    + Diễn dịch.
    + Quy nạp.
    + Tương liên.
    + Đối lập.
II, Thân bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm [phần này dành cho mở bài gián tiếp]:
  • Khi giới thiệu về tác giả, chú ý:
    + vị trí của tác giả trong nền văn học.
    + Phong cách nghệ thuật của tác giả- hay còn gọi là vân chữ.
  • Về tác phẩm:
    + hoàn cảnh sáng tác [thời gian, đặc điểm, sự kiện tạo cảm hứng].
    + nội dung chủ đạo, khái quát.
  • Về vấn đề nghị luận:
    + nếu là nhân vật cần nêu tên, vị trí của nhân vật trong tác phẩm.
    + nếu là thơ cần nên vị trí của đoạn trích.
  1. Phân tích để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận đã nêu ra ở đề bài:
    * Nếu là kiểu bài phân tích thơ:
    - Khai thác theo các luận điểm đã tìm được trong phần lập dàn ý.
    - Phân tích nội dung qua các hình thức nghệ thuật.
    * Nếu là kiểu bài phân tích nhân vật:
    - Khai thác được phương diện về nhân vật như đã xác định trong phần lập dàn ý [ngoại hình, phẩm chất, tính cách, diễn biến tâm lý,..].
    * Nếu đề bàn về 1 ý kiến:
    - Giải thích để làm rõ nội dung, ý kiến, phải bày tỏ quan điểm cá nhân về ý kiến đó-> phân tích tường tận vấn đề của ý kiến theo dàn ý đã xác định.
  2. Đánh giá, khái quát:
* Kiểu bài phân tích thơ: khái quát về nội dung nghệ thuật.
* Kiểu bài phân tích nhân vật: Đánh giá ý nghĩa của nhân vật và đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật.
* Đề bàn về 1 ý kiến: Khẳng định giá trị của ý kiến.
  • Khen tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
  • Đánh giá bằng cách nâng cao vấn đề.
  • Đánh giá, liên hệ với phong cách nghệ thuật của tác giả để làm nổi bật vấn đề.
- Ở phần này, các bạn nên mở rộng bằng cách liên hệ- so sánh với các tác phẩm cùng vấn đề. Có thể liên hệ so sánh qua các nhận định của các nhà bình giảng văn học,...
III, Kết bài:
  1. Nhiệm vụ:
    - Kết thúc vấn đề đã trình bày ở trên.
    - Để lại ấn tượng với người đọc.
  2. Nguyên tắc:
    - Thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần mở bài và thân bài.
    - Chỉ viết khái quát thiên về tổng kết, đánh giá.
  3. Các cách viết kết bài:
    - Hình thức tóm lược [Khẳng định lại vấn đề].
    - Hình thức phát triển [Nâng vấn đề, phát triển sang nội dung có liên quan].
    - Hình thức vận dụng [Từ kết quả-> hướng người đọc vào hành động thực tiễn].
    - Hình thức liên tưởng [Mượn lời các nhà thờ, nhà văn, nhà phê bình văn học thay cho lời kết].
B, Cách làm các dạng đề NLVH:
Trước hết, mình lưu ý với các bạn về các dạng bài nghị luận như sau:
  1. Về một bài thơ hoặc một đoạn thơ.
  2. Về một đoạn trích hoặc một tác phẩm văn xuôi.
  3. Về một ý kiến bàn về văn học.
  4. Về hai ý kiến bàn về văn học.
  5. So sánh hai đoạn thơ, hai đoạn văn hoặc hai vấn đề trong hai tác phẩm.
Cách làm:
Dạng 1: Về một bài thơ hoặc một đoạn thơ [tương tự phần dàn ý trên].


Dạng 2: Về một đoạn trích hoặc một tác phẩm văn xuôi.
[Tương tự như phần dàn ý trên]

Lưu ý:
- Khi phân tích một đoạn trích hoặc 1 tác phẩm văn xuôi, các bạn nên chú ý các yếu tố:
  • Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.
  • Ví dụ: Nam Cao chọn đề tài nông dân-> phản ánh cuộc sống của nông dân.
  • Chủ đề: là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
+ Chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản.
+ Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tuỳ thuộc vào quy mô, ý định của tác giả.
  • Tình huống truyện: Tình huống truyện là sự kiện, là hoàn cảnh, tình thế đặc biệt của câu chuyện. Đó là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, những điều bất thường éo le, nghịch lý trong cuộc sống thường ngày của nhân vật. Từ đó tạo nên một hoàn cảnh, tình thế cho nhân vật, bắt buộc nhân vật phải có sự lựa chọn, thể hiện rõ tư tưởng, tâm lý, hành động của nhân vật.
Nguyễn Minh Châu: Tình huống truyện là một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc.

  • Nhân vật: Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.
* Lai lịch, hoàn cảnh sống.
* Hành động, cử chỉ, lời nói.
* Thế giới nội tâm.
* Cuộc đời và số phận nhân vật.
  • Các chi tiết tiêu biểu: - Thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
    - Thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện.
    - Làm rõ tính cách, phẩm chất nhân vật.
  • Ngôn ngữ trần thuật: Lời trực tiếp, gián tiếp, lời nửa trực tiếp.

Dạng 3: Về một ý kiến bàn về văn học.
Lưu ý:
  • Phần mở bài ngoài việc nêu tác giả, tác phẩm thì cần phải trích nguyên văn ý kiến. Nếu như ý kiến quá dài, ta hoàn toàn có thể trích câu đầu và câu cuối.
  • Phần thân bài chú ý những nội dung như sau:
    + Giải thích và làm rõ ý kiến, quan điểm.
    + Bàn luận ý kiến- đúng hay sai?
    + Phân tích chứng minh, làm sáng rõ vấn đề.

Dạng 4: Về hai ý kiến bàn về văn học.
  • Dạng này tương tự dạng 1, chúng ta vẫn phải làm các bước như trên và lưu ý vấn đề này:
    + Dựa vào yêu cầu đề bài sau đó nêu ra quan điểm của bản thân về 2 ý kiến- đúng, sai, mâu thuẫn hay bổ trợ cho nhau.


Dạng 5: So sánh hai đoạn thơ, hai đoạn văn hoặc hai vấn đề trong hai tác phẩm.
Lưu ý về phần thân bài:
  1. Lần lượt phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của từng đoạn [vận dụng phương pháp nghị luận về 1 đoạn thơ hoặc 1 đoạn văn xuôi]
  2. So sánh hai đoạn để chỉ ra điểm tương đồng và điểm khác.
  3. Lý giải sự khác biệt.
  4. Đánh giá.

Dạng 6: Dạng bài liên hệ hai/ ba đoạn thơ, bài thơ:

Dạng 7: Dạng bài liên hệ hai/ ba đoạn trích, tác phẩm văn xuôi:

Dạng 8: Dạng bài liên hệ 3 đoạn trích, tác phẩm bàn về 2 ý kiến, nhận định

Dạng 9: Dạng bài liên hệ hai đoạn trích, tác phẩm, bàn về một ý kiến, nhận định.

Dạng 10: Nghị luận về giá trị hiện thực trong đoạn trích, tác phẩm:

[Nguồn các sơ đồ: Chị @baochau1112 ]

Bên trên là lý thuyết của dàn ý và cách làm các dạng đề nghị luận văn học. Bài viết tiếp theo, mình sẽ đưa ra các ví dụ cụ thể để các bạn có thể nắm rõ và củng cố hơn cách làm các dạng đề. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết.

Video liên quan

Chủ Đề