Cách nấu bún lươn

Để có món miến lươn ngon đúng chuẩn người Nghệ An bạn cần chuẩn bị đúng và đủ các nguyên liệu như sau.

  • Lươn sống: 500 gram

  • Miến dong: 200 gram

  • Giá đỗ: 300 gram

  • Bột ngô: 35 gram

  • Rau răm: 1 nắm nhỏ

  • Hành phi

  • Hành tây: nửa củ to

  • Hành tím: 3 củ

  • Gừng: 1 củ to

  • Các gia vị: Muối, dầu ăn, tiêu xay, chanh...

    Cách nấu bún lươn
    Học cách nấu miến lươn Nghệ An ngon đúng chuẩn. Ảnh: Internet

2. Hướng dẫn sơ chế để nấu miến lươn Nghệ An

Việc sơ chế lươn quyết định gần 50% sự thành công của món miến lươn xứ Nghệ. Ở các thành phố lớn, nếu bạn mua lươn tươi, sẽ được người bán sơ chế, tách thịt và xương riêng. Khi về nhà bạn chỉ cần chần qua nước sôi một lần là được. Với người Nghệ An, đa số lươn được đặt trúm từ các cánh đồng. Khi đem về, họ có cách sơ chế rất đặc biệt. Cụ thể, sau khi rửa qua bằng nước lạnh, người Nghệ An cho lươn vào nồi, cho thêm một muỗng lớn muối hạt vào, đậy vung và xóc đều. Cứ để cho lươn giãy giụa khoảng 15 phút, khi lươn ngừng quẫy là sẽ đảm bảo sạch hết nhớt. Nếu làm kỹ hơn, người xứ Nghệ thường cho thêm một chút nước cốt chanh vào tiếp. Sau đó, dùng tay bóp thật kỹ, và rửa lại bằng nước sạch vài lần. Tiếp đó, người Nghệ An sẽ cắm đầu lươn vào một que nhọn, dùng dao sắc mổ dọc thân lươn, và nhẹ nhàng tách xương và thịt ra hai phần. Trong cách nấu miến lươn Nghệ An, lươn sẽ được bỏ  phần đầu, riêng phần thịt lươn sẽ để riêng và nhớ không được rửa bằng nước lạnh để khỏi bị tanh. Thay vào đó, muốn thịt lươn khô nên dùng giấy thấm là tốt nhất.

Thịt lươn được ướp với muối, hạt tiêu 10 phút cho ngấm. Sau đó thêm bột ngô vào xóc đều. Các nguyên liệu khác như giá đỗ, rau răm, hành tây làm sạch. Riêng hành tây nhớ thái mỏng. Miến dong muốn ngon phải ngâm khoảng 10 phút trong nước lạnh để sợi miến được mềm hơn bạn nhé.

Cách nấu bún lươn
Thịt lươn làm sạch và chiên. Ảnh: TL

3. Cách nấu miến lươn Nghệ An

Điểm đặc biệt của món miến lươn Nghệ An chính là nước dùng được nấu từ xương lươn. Cụ thể, người Nghệ dùng phần đầu và xương đã tách khỏi thịt để ninh cùng hành củ, gừng nướng để làm nước dùng rất ngọt và thơm. Trong quá trình ninh nước dùng nhớ hớt bọt để nước dùng trong. Khi nước sôi thì giảm để lửa liu riu, nêm nếm muối cho vừa miệng là được.

Tiếp theo, cho chảo lên bếp. Đổ dầu ăn ngập chảo khoảng 4 đến 5 cam. Cho từng mẻ thịt lươn đã lau khô ở phần sơ chế để chiên giòn, khi lươn có màu vàng sẫm thì vớt ra, để ráo dầu ăn.

Miến vớt ra, để ráo, chần qua nước sôi già cho mềm rồi cho vào tô. Xếp giá đõ, hành tây, rau răm lên trên. Tiếp đó cho lươn đã chiên lên trên cùng và chan nước dùng đã nấu sôi vào. Cuối cùng thêm một muỗng nhỏ hành phi và thưởng thức.

4. Một số lưu ý trong cách nấu miến lươn Nghệ An

  • Chọn lươn tươi, nhớ chọn lươn có da hanh vàng, nhẵn bóng. Nếu có lươn đồng thì món miến sẽ ngon hơn lươn nuôi.
  • Lưu ý khi tách thịt và xương lươn ra không được rửa lươn nữa. Nếu rửa sẽ khiến lươn bị tanh. Chỉ dùng giấy thấm khô thịt lươn thôi bạn nha.
  • Nếu muốn nước dùng ngọt hơn bạn có thể ninh xương lươn cùng xương ống heo. Thêm một vài cánh nấm hương thì càng tuyệt vời hơn.
  • Khi chiên lươn cần chiên từ từ, tránh chiên quá nhiều miếng một lần sẽ khiến lươn dính nhau, mất độ giòn.

5. Những lợi ích sức khỏe của miến lươn

Miến lươn là món ăn dân dã của người Nghệ An. Trong thịt lươn có rất nhiều dinh dưỡng. Cụ thể, mỗi 100 gram

 thịt lươn sẽ có 12,7 gram chất đạm, 25,6 gram chất béo tổng cộng và 285 calo. Thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci. Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ.

Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên ăn thịt lươn. Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn có tác dụng tăng cường dương khí, giúp lưu thông máu huyết, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục.

Cách nấu bún lươn
Miến lươn Nghệ An là món ăn rất bổ dưỡng. Ảnh: TL

Nghệ ngữ vừa hướng dẫn bạn cách nấu miến lươn Nghệ An ngon đúng điệu. Hy vọng với cách làm này bạn sẽ có thêm một món ngon xứ Nghệ trong thực đơn của gia đình nhé. 

Bún lươn lá lốt là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng thích hợp vào những ngày cuối tuần khi cả nhà cùng quay quần bên nhau hoặc các dịp tụ tập bạn bè cùng nhau nhâm nhi với món này cũng rất ngon. Thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci. So với các loại như hến, tôm đồng, cua đồng, thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Vì thế, thịt lươn luôn được chọn lựa là thức ăn bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ. Cách làm món ăn này cũng khá đơn giản, các bạn tham khảo cách làm sau nhé.

Nguyên liệu:

500 gr thịt lươn – 1 muỗng canh sả băm – 1 muỗng cà phê bột cà ri – 1/2 muỗng cà phê bột ngũ vị hương; 1 muỗng canh nước mắm; 1/2 muỗng cà phê đường; 1/2 muỗng cà phê bột nêm; 1/2 muỗng cà phê tiêu – 2 tép tỏi băm lá lốt rửa sạch lau khô, đậu phụng rang mở hành

– Bún tươi

Thực hiện:

Bước 1:

Lươn xát muối cho khỏi nhớt, rửa sạch, lóc lấy thịt, bỏ xương rồi đem băm nhuyễn (hay xay nhuyễn). Cho thịt lươn vào tô cùng 1 muỗng canh sả băm, 1 muỗng cà phê bột cà ri, 1/2 muỗng cà phê bột ngũ vị hương, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 2 tép tỏi băm trộn đều để 20 phút cho thịt thấm.

Cách nấu bún lươn

Bước 2:

Lá lốt trải lên dĩa, mặt gân phía trên, cho ít thịt lươn vào cuộn tròn lại ghim cuốn lại cho khỏi bung.

Cách nấu bún lươn

Cuốn lần lượt cho đến khi hết nhân.

Cách nấu bún lươn

Bước 3:

Thoa miếng dầu ăn lên mặt bếp nướng, xếp các cuộn thịt lá lốt vào nướng nhiệt độ thấp vừa. Khi nướng bạn nhớ trở cho thịt chín đều và lá lốt có màu xanh đẹp là được. Món này nướng than hoa là ngon nhất. Tuy nhiên nếu không có thời gian nướng bạn có thể cho vào chiên cũng được.

Cách nấu bún lươn

Bước 4:

Cho bún ra đĩa, xếp các cuộn lá lốt thịt lươn lên trên, dội thêm mỡ hành, rắc ít đậu phộng rang giã nhỏ nếu thích là có thể dùng. Bún lươn nướng lá lốt thơm ngon, đậm đà hấp dẫn. Thích hợp làm món ăn sáng tuyệt vời cho cả nhà.

Cách nấu bún lươn

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món ăn này.

Ai đã từng thưởng thức món miến lươn sẽ khó lòng quên được hương vị thơm ngon và vị ngọt thanh dễ chịu của nước dùng. Không chỉ vậy, món ăn này còn rất giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe tốt. Học cách nấu miến lươn tại nhà đơn giản dưới đây để cùng trổ tài chiêu đãi gia đình nhé!

Cách nấu bún lươn

Món miến lươn thơm ngon bổ dưỡng được nhiều nguời thích

Trong thịt lươn chứa thành phần dinh dưỡng khá cao, vừa giàu chất đạm vừa có nhiều loại vitamin và chất khoáng như: vitamin A, B1, B6, chất sắt, natri, kali, calci…

Lươn được bán khá phổ biến ở chợ, các điểm bán hải sản… nên bạn có thể dễ dàng tìm mua. Do lươn có đặc thù lớp da trơn, nhờn nên nhiều người dù thích ăn nhưng vẫn ngại chế biến. Với cách nấu miến lươn này, bạn sẽ không quá khó khăn để tạo ra món ăn ngon chuẩn vị cho gia đình thưởng thức.

Học cách nấu miến lươn tại nhà đơn giản

Nguyên liệu

  • Lươn tươi: 400g
  • Miến: 200g
  • Bột ngô: 30g
  • Rau răm: 100g
  • Giá đỗ: 300g
  • Nửa củ hành tây
  • 1 củ hành tím
  • 1 quả chanh
  • Gia vị: muối, bột ngọt, hạt nêm…

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

– Miến đem ngâm vào nước nóng khoảng 10 phút cho mềm rồi vớt ra để ráo.

– Giá đỗ nhặt rửa sạch bằng nước muối loãng.

– Rau răm nhặt rửa sạch, xắt nhỏ.

– Hành tây lột vỏ, rửa sạch thái sợi.

– Hành tím bóc sạch, đập dập bằn nhuyễn.

– Nếu ngại sơ chế, bạn có thể mua lươn đã được làm sẵn ngoài chợ. Tuy nhiên, nên mua lươn còn tươi sống để chế biến thì món ăn sẽ ngon và dinh dưỡng hơn.

– Để sơ chế, bạn cho lươn vào túi nilon, thêm 1 nắm muối, buộc kín rồi lắc mạnh khoảng 2 phút để lươn ra hết nhớt. Sau đó, bạn cắt chanh vắt lấy nước cốt, pha vào chậu nước để rửa sạch lươn. Tiếp tục rửa một lần nữa bằng nước thường cho sạch rồi lau khô hoặc để khô tự nhiên.

Cách nấu bún lươn

Chọn lươn còn tươi sống sẽ giúp món ăn ngon và bổ dưỡng hơn

– Rạch 1 đường thẳng dọc theo bụng lươn để lấy ra phần ruột, lọc xương lươn để qua một bên. Chú ý không nên rửa lươn từ bước này vì sẽ làm lươn bị tanh, mất ngon. Sau đó thái thịt lươn thành từng sợi nhỏ, dài.

Bước 2:

– Cho phần đầu và xương lươn vào nồi nước vừa ăn, thêm 1 muỗng cà phê muối đun sôi cho mềm để lấy nước dùng. Khi nước sôi, các bạn hạ nhỏ lửa và hớt bỏ bọt cho nước dùng trong, khi xương lươn mềm nhừ, nước ngọt là được.

Bước 3:

– Đem phần thịt lươn ướp với một 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt và nửa muỗng cà phê tiêu trong khoảng 5 phút. Sau đó trộn đều lươn với 30g bột ngô, giúp cho miếng lươn giữ được độ giòn khi ăn.

Bước 4:

– Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn đun sôi thì cho hành tím bằm vào phi thơm, tiếp tục cho thịt lươn đã ướp vào chiên giòn. Lươn khi chiên xong cho ra đĩa.

Cách nấu bún lươn

Chiên giòn thịt lươn hoặc xào chín với hành phi cho thơm

Bước 5:

– Xếp miến, giá đỗ, hành tây vào tô. Sau đó, trút phần thịt lươn chiên lên trên, chan nước dùng vào và rắc rau răm đã thái nhỏ lên, vắt chút nước cốt chanh nữa là xong.

Với cách nấu miến lươn khá đơn giản trên đây, bạn đã có thể tự tay vào bếp thực hiện để giúp các thành viên trong gia đình đổi vị rồi. Món miến lươn vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng nên hứa hẹn sẽ rất được yêu thích đấy.

Lưu ý: Không nên nấu các món lươn cho phụ nữ đang có thai nhé

Chúc bạn thực hiện thành công món ăn này!