Cách nhân giống xương rồng kim hổ

Nhờ vào óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của nhiều nghệ nhân hoa kiểng bậc thầy trên thế giới, kiểng xương rồng ngày nay đã có rất nhiều họ, và mỗi họ lại có nhiều loài. Tuy chưa có một thống kê đầy đủ, nhưng chúng ta cũng có thể đoán được rằng hiện xương rồng đã có đến hàng ngàn loài mà mỗi loài đều mang những đặc tính tươi đẹp và hấp dẫn khác nhau. Thế nhưng, vấn đề lai tạo thêm giống mới chắc chắn không ngừng ở đây, mà càng ngày càng được phát huy hơn nữa, do nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao hơn, nhiều hơn của giới chơi hoa kiểng ở khắp nơi.

Có nhiều phương pháp để nhân giống xương rồng:

1. Ương hột kiểng xương rồng

Hột để làm giống bao giờ cũng được chọn từ những cây mẹ thuộc giống mới, giống hiếm quý đang có giá nhất trên thị trường, hoặc là ở cây cho hoa đẹp đúng với sở thích của người trồng. Những cây mẹ này được chăm chút săn sóc kỹ trước thời kỳ trổ hoa cho đến lúc trái chín mới lấy hột ra ươm.

Với người trồng xương rồng để kinh doanh, họ thường nhập hột từ nước ngoài về. Tất nhiên, đây là những giống mới … ra lò, đang được “ăn khách” trên thị trường quốc tế. Việc nhập hột giống này có điều lợi là họ tiết kiệm được thời gian trồng tỉa, có ngay giống mới để bán ra thị trường hầu thâu được mối lợi nhanh chóng.

Khi trái xương rồng đến tuổi chín, ta lấy hột ra gieo ngay cũng được, hoặc phơi khô vài ba nắng để dành dùng đến khi cần.

Muốn ương hột, trước đó cần phải làm vườn ươm. Vườn ươm có kích thước nhỏ rộng ra sao là tuỳ vào nhu cầu và khả năng của nhà vườn.

Đất là vườn ươm phải là cuộc đất cao ráo, nên cuối xới kỹ vài lần cho đất được tơi xốp, và phải nhặt nhạnh hết cỏ dại cũng như các tạp chất khác. Trên vườn ươm nên có mái che đề phòng mưa bão. Mặt khác, chung quanh vườn ươm cũng nên rào chắn kỹ phòng ngừa gia súc, gia cầm cũng như chim chóc lẻn vào bươi phá.

Đất thịt pha cát thích hợp với cây xương rồng. Trong trường hợp gặp đất thịt nặng, ta nên trộn thêm phân chuồng và phân rác mục mới tốt.

Vườn ươm phải được lên líp cao, chiều ngang líp khoảng sáu bảy mươi phân, và chiều dài tuỳ vào cuộc đất làm vườn. Giữa hai líp nên chừa lối đi đủ rộng để tiện qua lại chăm sóc.

Một cây kiểng xương rồng đẹp mắt

Khi líp đã làm xong, ta nên tưới đất thật ẩm mới gieo hột. Nên gieo theo hàng với cây cách cây khoảng từ 10 đến 15 phân, và hàng cách hàng cũng kích thước đó. Nên dùng ngón tay soi một lỗ nhỏ, sâu độ lóng tay rồi khoả đất kín lại, sau khi bỏ vào lỗ độ một, hai hột giống.

Trong trường hợp gieo số nhiều, ta có thể xạ, là cách vãi hạt giống trên mặt líp, như cách xạ lúa giống. Sau khi xạ xong, ta phủ lên trên mặt líp một lớp đất mịn và mỏng chừng một vài phân, giúp hạt giống chôn vùi xuống đất.

Hạt giống nằm trong đất khoảng mười ngày thì nẩy mầm. Hai tháng sau đó, cây xương rồng con đã cao độ vài phân và từ sáu tháng tuổi đã coi như cây trưởng thành, đem chưng làm kiểng được [hoặc đem bán được].

Việc chăm sóc: Từ ngày gieo hột cho đến khi hột nảy mầm [trong vòng 10 ngày], ta nên tưới đất vườn ươm mỗi ngày một lần cho đủ ẩm. Nên tưới bằng vòi sen để có tia nước nhỏ. Khi biết chắc hột đã nẩy mầm thì tạm thời ngưng tưới. Nếu gặp lúc trời quá nắng hạn thì mỗi tuần tưới sơ một hai lần cũng được. Khi cây con được 2 tháng tuổi, ta có thể bứng ra trồng vào chậu [hoặc ra líp trồng]. Muốn bứng cây con xương rồng, trước đó một buổi ta nên tưới đất vườn ươm thật ẩm để đất ở gốc mềm hẳn ra, rồi cứ thế nhổ từng cây con lên khỏi mặt đất, khỏi cần phải bứng nguyên bầu như các giống cây kiểng khác. Do giống xương rồng thuộc loại cây “dễ trồng, dễ sống” nên dù khi bứng có bị đứt đôi cái rễ con cũng không là điều đáng lo ngại.

2. Trồng nhánh

Nhân giống xương rồng bằng cách trồng nhánh là phương pháp giản dị nhất và dễ thực hiện nhất. Với những cây giống quý hiếm, mới lạ, ai cũng muốn tìm cách nhân giống ra được số lượng nhiều, và cách trồng nhánh được coi là nhanh nhất. Ta dùng dao bén để “tách” những nhánh cần chiết ra khỏi cây mẹ. Vết cắt nên sắc ngọt, tránh để xước giập.

Nhánh mới được tách không nên đem giâm xuống đất ngay mà nên treo vào một nơi mát mẻ trong nhà hoặc ngoài mái hiên độ mươi ngày cho vết cắt thành sẹo, sau đó mới đem trồng vào chậu. Sau một thời gian ngắn, rễ xương rồng sẽ mọc ra từ cái sẹo này, và đương nhiên nhánh cắt sẽ trở thành một cây xương rồng mới, mang đặc tính như cây mẹ.

Trồng nhánh thì nhanh, nhưng số lượng cây con không nhiều bằng cách chờ cây ra trái lấy hột đem ươm.

3. Tháp ghép

Đối với các giống cây khác, việc tháp cây được coi là việc tương đối khó khăn, trừ những người chuyên môn ra, khó ai gặp thành công một trăm phần trăm được. Thế nhưng, với kiểng xương rồng lại khác, xương rồng là giống cây rất dễ trồng, ngay việc tháp cây cũng rất dễ, bất cứ ai chỉ nhìn qua một lần cũng làm được.

Cách làm tháp ghép cho kiểng xương rồng – rất đơn giản

Chính nhờ vào việc tháp dễ dàng, nếu khéo tay và có óc sáng tạo ta sẽ tháp được nhiều giống xương rồng với nhau tạo thành một cây mới, mới từ thân cây đến màu hoa nhiều màu khác lạ. Chính nhờ vào việc tháp ghép dễ dàng này mà mọi người có thể tạo được kiểng xương rồng Bonsai, xương rồng hình thú, hoặc nhiều dáng vẽ khác đúng ý mong muốn của mình.

Tháp hay ghép xương rồng bắt buộc phải có cây làm gốc ghép, và một hay nhiều đoạn cành của những cây khác dễ tháp vào. Gốc ghép có thể là giống xương rồng bình thường, còn cành ghép thường là thuộc giống mới lạ có giá trị hơn.

Điều mà chúng tôi gọi là dễ làm ở đây là tại chỗ tháp [mối tháp] không phải bó bầu đất, mà chỉ dùng một đoạn chỉ nhỏ để ràng buột chặc hai bộ phận cành ghép với gốc ghép cho chúng dính chặt lại với nhau trong vài ba ngày. Đây là khoảng thời gian cần thiết để hai vết cắt liền mí với nhau, mạch nhựa bên trong thông thương được với nhau tạo nên một cây mới …

Theo cách tháp này thì ta không chỉ tháp nhánh vào thân, mà còn tháp nhánh vào cành của cây làm gốc ghép nhưng chúng ta ghép Mai vậy.

Khởi đầu ta dùng dao bén vạt xéo gốc ghép, hoặc vạt hình nêm [như chữ V], cũng có thể cắt bằng mặt, sau đó lấy cành ghép từ cây giống khác cũng vạt theo cách tương ứng đã làm ở gốc ghép, rồi ráp chúng lại cho liền mí với nhau.

Việc sau cùng là dùng sợi chỉ nhỏ ràng chặt chúng cho dính vào nhau là được.

Khi ràng chỉ, ta lợi dụng các mấu gai làm điểm tựa để giữ chặt các mối chỉ khỏi bị tuột ra.

Việc tháp cành này nên thực hiện ngay khi vết cắt ở gốc ghép và cành ghép còn ướt nhựa mới tốt. Còn việc ràng chỉ là nhằm hai mục đích: một là giúp mối tháp mau liền mí với nhau, hai là tránh bị va chạm mạnh [có thể do tác động của gió] khiến vết ghép bị chênh hoặc bị rớt ra.

Điều thú vị ở đây là ta có thể tháp giữa giống xương rồng này với giống xương rồng khác: giống ít khía tháp với giống nhiều khía, hoặc giống khía tháp với giống múi, hay giống có gai tháp với giống không gai ….

Thông thường gốc ghép được các nhà vườn sử dụng là cây Thanh long, Hylocereus, giống Opuntia, hoặc Euphorbia Antiquorum …

Việc tháp xương rồng dù rất dễ, ai ai cũng có thể làm được, nhưng do đa số lớp người đi trước có tật xấu giấu nghề nên ngành kiểng xương rồng tại nước ta lại chậm tiến. Tiếc thay và tai hại thay …

Originally posted 2014-09-24 16:04:38.

Xương rồng kim hổ thuộc dạng rễ chùm, thân dạng hình cầu đầy đặn có màu xanh, khắp người đầy gai nhọn. Khi già đi, xương rồng kim hổ có kích thước to lớn, đường kính thân có cây lên đến 100cm, cao khoảng 100cm, có khoảng 30 cạnh bao quanh thân. Dọc theo các cạnh, có các chùm gai dọc theo, mỗi chùm có từ 8 – 10 gai, dài khoảng 3cm. Ở tâm có khoảng 3 – 5 gai dài 5cm.

Gai ở mỗi núm ban đầu có màu vàng, sau đó chuyển dần sang màu trắng, cuối cùng là màu đen. Trên đầu ngọn, luôn có núm lông len mịn màu vàng.

Đến tuổi trưởng thành, xương rồng kim hổ sẽ ra hoa khi nhận đủ ánh sáng, thường nở vào cuối mùa xuân đầu mùa hè. Hoa mọc ở đầu ngọn, hoa nở làm cây như đang đội vương miệng, rất đẹp mắt. Hoa có màu vàng, kéo dài 3 – 5 ngày.

Quả khi non có màu xanh nhạt, chuyển sang màu trắng lúc già. Quả chứa nhiều hạt màu đen, rất dễ nảy mầm, có thể dùng để nhân giống.

Cũng như các loại xương rồng khác, xương rồng kim hổ cần nhiều ánh nắng, tốt nhất là chiếu sáng cả ngày.

Thích hợp trồng ở đất khô, thoát nước tốt. pH dao động 6 – 7,5.

Xương rồng kim hổ có nhu cầu nước thấp, tưới 1 lần/tháng cây vẫn sinh trưởng tốt.

2/ Công dụng của xương rồng kim hổ

Xương rồng kim hổ có giá trị cảnh quan rất lớn, hình dáng bắt mắt, thú vị. Càng lớn thì xương rồng kim hổ càng thu hút. Những chiếc gai vàng lấp lánh tỏa sáng dưới ánh mặt trời làm xao xuyến người xem.

Xương rồng kim hổ dễ trồng, trang trí không gian nhà hoặc phòng làm việc đều đẹp mắt.

3/ Chuẩn bị trồng xương rồng kim hổ

Xương rồng kim hổ thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, từ giàu dinh dưỡng đến các loại đất khô cằn. Hầu hết các loài xương rồng đều rất mẫn cảm với ngập nước. Vì thế đất trồng phải thoát nước tốt và thông thoáng. Nếu bạn còn lo lắng về đặc tính đất trồng, sử dụng các loại đất đã trộn sẵn theo công thức của SFARM để đạt hiệu quả trồng cây tốt nhất.

Có thể trồng xương rồng kim hổ quanh năm, tốt nhất nên trồng vào mùa nắng cây sinh trưởng và phát triển khỏe hơn.

Xuất xứ từ vùng hoang mạc nắng nóng, do đó, xương rồng kim hổ cần rất nhiều ánh nắng, đặt chậu trồng nơi có ánh nắng chiều cả ngày là tốt nhất.

4/ Cách trồng xương rồng kim hổ bằng hạt

Xương rồng kim hổ có thể cho hàng trăm quả sau mỗi mùa, bạn đợi một vài tháng sau khi hoa tàn, quả chín và thu thập chúng. Dùng dao cắt lớp vỏ nhỏ, nhìn thấy hạt giống và cạo ra. Kích thước hạt rất nhỏ, có màu gai hoặc màu đỏ, bạn cần tỉ mỉ trong thao tác. Sau đó đem hạt đi ngâm vào nước qua đêm.

Chuẩn bị giá thể ươm hạt gồm mùn cưa, mùn rêu, đất cát và đá bọt, hoặc mua đất ươm trộn sẵn. Dùng ống tiêm để hút riêng từng hạt cùng một ít nước. Rải đều các hạt trên giá thể. Đặt khay vào rổ lọc, dùng tấm thủy tinh che kín bề mặt để giữ ẩm. Hạt giống sẽ nảy mầm trong 2 – 6 tuần, những mầm mới có màu đỏ không phải màu xanh, có hình cầu nhỏ đáng yêu.

Khi hạt giống nảy mầm, tháo nắp thủy tinh, dùng nhíp gắp cẩn thận từng mầm riêng cho vào chậu đường kính 5cm, giá thể trồng cùng loại với khay ươm.

Xương rồng kim hổ phát triển khá chậm, mất khoảng 1 – 2 năm để chuyển sang chậu đường kính 10cm. Thay chậu mỗi năm 1 lần vào màu nắng để cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

5/ Cách nhân giống xương rồng kim hổ

Xương rồng kim hổ có thể nhân giống bằng 3 phương pháp:

Nhân giống bằng hạt, bạn có thể áp dụng tại nhà.

Nhân giống bằng nuôi cấy mô, nhân giống ở quy mô lớn, quy trình khắc khe.

Nhân giống bằng cách tách nhánh, chỉ khi cây già hoặc ngọn cây bị hư, hạn chế về số lượng cây giống,

6/ Cách chăm sóc xương rồng kim hổ

Xương rồng kim hổ không cần nhiều nước, tuy nhiên bạn nên bổ sung nước khi thấy đất trồng bị khô, khoảng 2 ngày tưới 1 lần để cây phát triển tốt.

Là dòng cây ưa sáng, mỗi ngày cần chiếu sáng tối thiểu 4 – 6 giờ, không nên để cây bị chiếu sáng quá lâu dễ dẫn đến khô hoặc cháy cây.

Nhu cầu dinh dưỡng của xương rồng kim hổ không cao. Nếu bạn sử dụng các loại đất trộn sẵn, bên trong đã chứa các thành phần dinh dưỡng cho cây phát triển tốt. Bạn có thể bổ sung phân hỗn hợp NPK có tỷ lệ kali cao dưới dạng phân chậm tan trong mỗi lần thay chậu hàng năm để bổ sung chất dinh dưỡng.

Đa số các chủng loại xương rồng đều kháng bệnh rất tốt, xương rồng kim hổ đôi khi sẽ bị rệp sáp hoặc vảy. Bạn dùng nước rửa sạch và phun một ít dung dịch xà phòng để diệt trừ.

Xương rồng kim hổ là loài cây dễ trồng và có giá trị thẩm mỹ rất cao. Bạn còn chần chờ gì nữa mà chưa tự sở hữu và chăm sóc chúng nào? Bất kỳ băn khoăn nào đều sẽ được giải đáp, hãy liên hệ Hotline 0902.652.099 để được tư vấn bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề