Cách nhận xét học sinh khi họp phụ huynh

Bất kỳ phụ huynh nào khi nhận giấy mời của giáo viên chủ nhiệm đều hồi hộp chờ đợi xem thầy cô chủ nhiệm báo cáo kết quả học tập của con em mình như thế nào và mọi vấn đề khác liên quan đến các em học sinh. Tuy nhiên, họp phụ huynh thường diễn ra đơn điệu nên cũng có một số phụ huynh vắng mặt.

Để tổ chức buổi họp phụ huynh diễn ra tốt đẹp, thầy cô chủ nhiệm và nhà trường nên đưa ra những phương thức tổ chức mới và cải tiến nội dung họp phụ huynh học sinh.

Xem thêm: Học sinh lười học, chúng ta nên làm gì?

1/ Họp phụ huynh là gì?

Họp phụ huynh là hình thức do giáo viên tổ chức một buổi sinh hoạt có sự tham gia của thầy cô chủ nhiệm, phụ huynh và ban cán sự lớp nhằm thảo luận và giúp các em giải quyết các vấn đề học tập, hạnh kiểm, tất cả các sinh hoạt trong lớp nhằm giúp các em học tốt.

Xem thêm: Mẹo để học tốt các môn toán lý hóa

2/ Giáo viên cần đưa ra những phương pháp và nội dung gì khi tổ chức họp phụ huynh? [quá trình tổ chức họp phụ huynh]

Phụ huynh thường ngán ngẩm nếu giáo viên chủ nhiệm trình bày vấn đề học tập, hạnh kiểm, sinh hoạt của các em học sinh quá dài dòng và thời lượng ngồi họp từ nửa tiếng đến hai tiếng.

Điều này dễ khiến phụ huynh nhanh chóng bỏ về hoặc đưa ra lý do không đến vì đằng nào thì họ cũng biết được kết quả học tập của con em mình thông qua sổ liên lạc.

Vậy GVCN cần đưa ra những phương pháp tổ chức mới và cải tiến nội dung trình bày trong buổi họp:

  • Gửi thư mời họp phụ huynh đến nhà: thư mời phải đánh bằng văn bản nêu rõ ngày, tháng, năm, giờ, nội dung họp ngắn gọn, rõ ràng, viết rõ người nào đi họp phụ huynh.
  • Thầy cô chủ nhiệm phân công ban cán sự lớp dọn sạch lớp, sắp xếp bàn ghế ngay hàng thẳng lối, lau chùi bảng, lau dọn cửa sổ, cửa ra vào.
  • Viết rõ danh sách tên của phụ huynh vào họp, khi phụ huynh vào lớp, giáo viên chủ nhiệm đề nghị phụ huynh viết rõ họ tên mình trong danh sách, sắp xếp chỗ ngồi cho phụ huynh theo vị trí của con em họ ngồi trong lớp.
  • Nêu rõ nội dung trình bày vấn đề học tập, hạnh kiểm, sinh hoạt của các em. Nêu ra những điểm tích cực và tiêu cực của mỗi em học sinh.
  • Tham khảo ý kiến của phụ huynh về tình hình học tập, hạnh kiểm của các em học sinh
  • Phối hợp với phụ huynh đưa ra những phương pháp vừa nhẹ nhàng vừa nghiêm khắc, động viên những em học sinh nghèo vượt khó thông qua sự hỗ trợ tài chính của giáo viên và tập thể phụ huynh. Khuyến khích một số em học sinh yếu cố gắng học khá, học giỏi khi đưa ra những phần thưởng
  • Thầy cô chủ nhiệm đề nghị phụ huynh nên quan tâm đến việc học của các em nhiều hơn, chú ý rèn luyện cách ứng xử của một số em cá biệt.
  • Thầy cô chủ nhiệm nên tổ chức các buổi dã ngoại cho phụ huynh và các em để hai bên cùng trao đổi, hiểu nhau cùng chia sẻ với nhau do ở nhà nhiều phụ huynh quá bận lo kiếm tiền mà thiếu sự quan tâm, dạy bảo hay không có những chuyến đi chơi xa.
  • Giáo viên chủ nhiệm thông báo vấn đề tài chính của lớp để phụ huynh nắm rõ , đề nghị phụ huynh mỗi người đóng góp một ít tiền vào quỹ lớp để hỗ trợ việc học và sinh hoạt của các em trong trường.
  • Lưu lại các số điện thoại của phụ huynh để giáo viên tiện liên lạc.

Xem thêm: Ba mẹ có nên tự mình dạy con

3/ Những điều cần lưu lý khi họp phụ huynh [kinh nghiệm tổ chức họp phụ huynh]

  • Giáo viên chủ nhiệm không nên trình bày quá dài dòng vế bất kỳ vấn đề nào của học sinh.
  • Trình bày ngắn gọn, rõ ràng nội dung học tập của các em học sinh, hạnh kiểm.
  • Phải kiên nhẫn lắng nghe, không ngắt lời khi phụ huynh đang nói.
  • Nếu phụ huynh nóng tính, tỏ thái độ gay gắt, nói chuyện thô tục không chấp nhận lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm đối với con em mình thì giáo viên chủ nhiệm phải cố gắng giải thích nhẹ nhàng, rõ ràng, có chính kiến của mình, nói chuyện mạnh dạn, kiên định, không theo những ý kiến vô lý của phụ huynh.
  • Hãy đưa ra những dẫn chứng cụ thể về năng lực học tập của mỗi em học sinh để phụ huynh quan tâm hơn đến con em mình, đưa ra những phương cách giải quyết cụ thể đối với từng học sinh.
  • Tránh kể ra những hành động tiêu cực của học sinh trước lớp thay vào đó giáo viên chủ nhiệm hãy viết mấy lời nhận xét về học tập, hạnh kiểm, sinh hoạt của học sinh thông qua sổ liên lạc.
  • Thông báo cho phụ huynh biết chương trình dạy học của từng giáo viên bộ môn, kỳ thi hoặc bất kỳ vấn đề gì liên quan đến học tập, sinh hoạt của các em tại trường.

4/ Họp phụ huynh đem lại lợi ích gì cho phụ huynh và học sinh?

  • Họp phụ huynh giúp phụ huynh hiểu rõ năng lục học tập của các em
  • Thầy cô chủ nhiệm sẽ phát huy năng lực học tập của các em học sinh giỏi, rèn luyện các em học sinh cá biệt thành học sinh khá.
  • Học sinh sẽ chăm học, ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô do các em được sự khuyên dạy của phụ huynh
  • Thầy cô sẽ chủ động hơn sắp xếp thời gian để giảng dạy, đào tạo các em học sinh.
  • Họp phụ huynh giúp giảm tỷ lệ các em bỏ học, trốn học, đánh bạn, trộm cắp.
  • Các em học sinh tham gia các hoạt động của nhà trường tổ chức, hoặc do nhà trường đưa đi thi tuyển các môn khoa học tự nhiên
  • Phụ huynh sẽ tự do trinh bày bất kỳ vấn đề nào liên quan đến giáo viên, mọi vấn đề tập, sinh hoạt của các em tại trường.

Xem thêm: Phương pháp dạy học sinh cá biệt

Qua những phương thức và kinh nghiệm tổ chức họp phụ huynh như đã đưa ra thì giáo viên chủ nhiệm có thể hạn chế những việc thiếu sót có thể xảy ra để buổi họp phụ huynh được hiệu quả.

Để buổi họp phụ huynh được hiệu quả hơn thì giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh nên trao đổi cởi mở, góp ý chân thành, không chỉ trích nặng nề đối với học sinh cá biệt, đưa ra phương pháp giải quyết xử lý hợp lý, tế nhị đối với mỗi em học sinh thì phụ huynh và các em học sinh sẽ hợp tác nhiệt tình với thầy cô chủ nhiệm.

Trung tâm gia sư dạy kèm uy tín với 8 năm hoạt động và hàng ngàn gia sư chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về dạy kèm tại nhà. Chúng tôi cung cấp gia sư và các bài viết hữu ích liên quan tới chủ đề giáo dục mà quý khách cần tìm hiểu. Mọi đóng góp về hoạt động, góp ý, quảng cáo vui lòng liên hệ số hotline hoặc email bên dưới. Xin cám ơn

Nhược điểm của con được cô chỉ ra chính xác khiến tôi cảm phục. Bởi trong một lớp học có tới hơn 50 học sinh mà cô có thể hiểu từng em đâu phải dễ dàng.

Trước đây, tôi vẫn luôn nghĩ rằng tất cả việc học tập ở trường cần được thể hiện qua điểm số. Thế nên từ khi có chủ trương thay chấm điểm bằng nhận xét học sinh ở bậc tiểu học tôi cảm thấy khá hoang mang.

Nhưng qua nhiều lần được nghe cô giáo nhận xét về con những lúc có dịp gặp mặt hoặc trong các buổi họp phụ huynh, tôi đã thay đổi suy nghĩ.

Những lời nhận xét đầy đủ cả về học lực, về đạo đức, tác phong, nề nếp ứng xử, tính cách, thói quen tốt - xấu… của cô giáo về con thực sự khiến tôi cảm động.

Hình minh họa.

Cuộc họp phụ huynh cuối mỗi học kỳ là quan trọng nhất vì diễn ra vào thời điểm các con vừa kết thúc một quá trình học tập. Vấn đề điểm số, khả năng học tập của con được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm.

Có lẽ vì thế tôi luôn thấy phụ huynh tham dự đầy đủ và đúng giờ hơn lần họp đầu năm dù thời gian họp được bố trí vào cuối ngày đi làm hay thứ bảy, chủ nhật.

Điểm số là điều phụ huynh quan tâm đầu tiên nhưng cũng không thể phản ánh hết được những “hạn chế” trong tác phong, nề nếp, ý thức. Thậm chí, nhiều khi điểm số cũng không phản ánh chính xác năng lực học tập của trẻ.

Theo nhận xét của một giáo viên, phần lớn điểm 9, điểm 10 trong bài kiểm tra cuối học kỳ của các con đã được làm tròn 0,5 điểm, có những bài còn được làm tròn tới hai lần. Có rất ít bạn đạt được điểm 10 một cách trọn vẹn. Bởi thế nếu bố mẹ chỉ nhìn vào điểm số của con thì sẽ không đánh giá đúng thực lực.

Trường hợp của con tôi là một ví dụ cho cách tính điểm này. Khi con khoe kiểm tra học kỳ cả môn Toán và tiếng Việt đều được 10 điểm, tôi khá vui mừng nhưng vẫn có chút phân vân, không thể tin con lại xuất sắc như vậy.

Cho đến khi nghe cô giáo giải thích về cách chấm điểm bài thi thì đã cảm thấy hợp lý. Bởi môn tiếng Việt lớp 3 có hai điểm là đọc và viết, khi cả hai điểm này đều được làm tròn thì điểm tổng sẽ cao.

Sự tận tâm, quan tâm sâu sát đến từng học sinh của giáo viên chủ nhiệm được thể hiện cụ thể qua từng lời nhận xét. Có bạn thông minh, học giỏi cô khen, có bạn chưa ngoan, hay quậy phá, chưa chăm học, cô phê bình và “nhờ” bố mẹ giúp đỡ, phối hợp cùng cô kèm cặp con tiến bộ hơn.

Sự chân thành, thấu hiểu từng học sinh trong mỗi lời nhận xét của cô giáo không làm mất lòng phụ huynh, ngược lại còn nhận được những cái gật đầu, những tiếng cười tán thưởng.

Như cậu con trai của tôi được nhận xét là học Toán chắc kiến thức, chăm chỉ, hăng hái phát biểu ý kiến nhưng con tính toán còn ẩu, vội vàng, chữ viết còn xấu, không được cẩn thận.

Nhược điểm của con được cô chỉ ra chính xác khiến tôi thấy thực sự cảm phục. Bởi trong một lớp học có tới hơn 50 học sinh mà cô có thể hiểu được từng em như vậy đâu phải chuyện dễ dàng.

Nhiều phụ huynh khác cũng trầm trồ khen cô giáo nhận xét đúng quá. Con nhà mình đúng là chăm học nhưng mà tính toán rất ẩu và nhanh quên. Chẳng riêng gì học mà trong sinh hoạt hàng ngày cũng thế. Việc quên sách vở thường xuyên xảy ra.

Có bạn rất ngoan, học chăm, đọc tốt nhưng lại ngọng chữ n – l. Có những bạn bình thường rất linh hoạt, nhanh nhẹn, hay nói nhưng trong giờ học lại trầm, ít khi phát biểu ý kiến. Có mấy bạn nam lúc nào cũng chọn đứng cuối hàng trong giờ tập trung để thuận tiện cho việc nghịch.

Cũng có bạn “láu cá” đi học muộn nên trốn xếp hàng tập trung mà đi thẳng lên lớp chờ các bạn… Khi cô giáo nhắc tên khiến nhiều phụ huynh hết sức ngạc nhiên vì đúng với tính cách của con quá.

Cũng nhờ những nhận xét của cô giáo mà phụ huynh như tôi có thêm phương pháp hướng dẫn con học ở nhà hiệu quả hơn, phù hợp với phương pháp giảng dạy trên lớp của cô.

Thực tế có những phụ huynh ở nhà dạy con khác hẳn với phương pháp cô dạy nên cùng một bài toán nhưng con vừa làm theo cách mẹ dạy, vừa làm theo cách cô dạy.

Ví dụ như tôi luôn bắt con làm phép tính chia theo đúng trình tự các bước trong sách giáo khoa hướng dẫn nhưng ở lớp cô lại dạy các con làm tính nhẩm. Vì thế có lúc con nhớ lời cô, lúc nhớ lời mẹ, trong một phép chia lúc thì làm tính nhẩm, lúc lại viết theo đúng các bước….

Qua những nhận xét của cô giáo, tôi nhận ra rằng lâu nay việc mình cứ chăm chăm nhìn vào điểm số của con không có nhiều ý nghĩa.

Ngay cả trong học kỳ 1 vừa qua, khi con có được 3 điểm 10 và một điểm 9 thì tôi cũng không quá vui mừng, hãnh diện khoe con học tốt. Vẫn còn rất nhiều nhược điểm con cần hoàn thiện để mỗi học kỳ qua đi con thực sự lớn khôn hơn.

Video liên quan

Chủ Đề