Cách núp gió xe máy

Trước khi bắt đầu luyện tập với cả nhóm, các bạn và các thành viên trong nhóm phải ngồi lại nói chuyện với nhau. Ai ở vị trí nào? người dẫn đầu sẽ lái xe bao nhiêu phút hay bao nhiêm km? Kế hoạch luân chuyển như thế nào?

Cả nhóm đạp xe theo 1 đường thẳng hay chia ra nhóm nhỏ đạp theo 2 đường thẳng song song… Cả nhóm nên ngồi lại và liệt kê mọi thứ càng chi tiết càng tốt, như vậy các thành viên trong nhóm sẽ phối hợp nhịp nhàng và tiết kiệm đc thời gian của cả nhóm.

Mặc dù, các bạn đạp càng gần với người lái phía trước càng tốt, điều đó sẽ cho phép bạn tiết kiệm năng lượng nhiều nhất. Nhưng việc bánh xe của người phía sau chồng lên bánh xe của người phía trước có thể gây nguy hiểm. Nếu trong trường hợp gặp sự cố, 1 người ngã sẽ cuốn theo người kia cũng ngã theo làm ảnh hưởng đến thành viên khác trong nhóm.

Bạn cần phải mất một quá trình rèn luyện để thành thạo 1 kỹ năng nào đó. Khi chúng ta luyện tập chiến thuật núp gió cũng cần nhiều thời gian để cảm giác được khoảng cách thích hợp giữa các bánh xe. Người lái xe ít kinh nghiệm hơn, thỉnh thoảng nhìn xuống bánh xe của người phía trước để bảo đảm duy trì khoảng cách không quá gần hay chồng chéo lên bánh xe của người phía trước.

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết nhìn chăm chú vào bánh xe, hãy nhìn thẳng vào vai của “tay lái” phía trước để đảm bảo khoảng cách không quá gần hoặc quá xa. Nhìn qua vai “tay lái” bạn có thể biết được những gì sắp diễn ra như chuẩn bị đạp vào đoạn đường cong, quanh co, tránh các ổ gà trên đường.

“Hiệu ứng Slinky” xảy ra khi người dẫn đầu đột ngột đạp nhanh hơn các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên phanh gấp. Tốt nhất người dẫn đầu duy trì một nhịp điệu ổn định. Đột ngột vượt lên tạo ra những khoảng trống giữa các tay đua, chiến thuật núp gió không còn phát huy tác dụng của nó. 

Tương tự như vậy, khi “tay lái” đi chậm lại, đi quá gần nhau hoặc phanh gấp gây ra các khoảng trống và lúc này chiến thuật núp gió cũng không tạo ra hiệu quả. Khi lái xe đạp cuộc theo nhóm, bạn hãy thử điều chỉnh tốc độ bằng cách điều khiển bàn đạp mà không cần dùng đến phanh. Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, bởi vì khi bạn thắng gấp và bạn sẽ khó lấy lại tốc độ như ban đầu nó sẽ tạo ra các khoảng trống.

Bạn đạp ở vị trí dẫn đầu trong một quãng đường dài sẽ rất mất sức.  Khi bạn cảm thấy không đủ sức thì đừng vật lộn để dẫn đầu, chỉ cần ra hiệu cho các “tay lái” rằng mình cần lùi về vị trí phía sau. Nhóm sẽ tự động thay thế người khác lên hỗ trợ. Thậm chí bạn ở vị trí dẫn đầu quá lâu sẽ gây hiểu nhầm, xung đột giữa các thành viên trong nhóm.

Một ngày đua mà từ đầu đến cuối đều gặp gió thì ngày hôm đó sướng khổ ra sao bạn biết rồi đấy. Bài viết này tổng hợp các kinh nghiệm để đối đầu với gió từ Roger Hammond [giám đốc kỹ thuật đội Dimension Data, 8 lần vô địch Cyclo-Cross quốc gia, 2 lần vô địch đường trường quốc gia] và Nikola Banishki [cựu VĐV chuyên nghiệp người Bulgaria].

Gió ngược

Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải đề cập đến đó là vị trí. “Để đương đầu với gió, chúng ta phải làm là vừa giữ tư thế khí động học tối ưu [aerodynamic] lại vừa đảm bảo nhìn được rõ mặt đường phía trước”. Tư thế khí động học tối ưu mà Roger Hammond muốn đề cập đến là cúi thấp người để ôm ghi đông dưới nhằm tạo ít diện tích phía trước hơn, và với việc khép tay, ôm ghi đông dưới cũng giúp chúng ta giữ thăng bằng tốt hơn trước sức thổi của những cơn gió.

Tư thế khí động học – cúi người, ôm ghi đông, khép tay, gập cùi chỏ

Hãy nhìn vào cách mà những tay đua chạy vào những ngày không có gió như hình dưới đây. Những người mặc áo xanh dương, vàng, xanh lá đang núp gió, họ tiết kiệm được 30% sức lực so với tay đua mặc áo đỏ. Sau khi hết nhiệm vụ “đưa gió” thì tay đua áo đỏ dạt ra bên trái và chạy dưới cùng cuả nhóm để núp gió lại. Khi này, tay đua áo xanh là người dẫn đầu, và sẽ là người làm việc cật lực nhất. Hãy nhớ là đừng bao giờ chạy dẫn đầu quá lâu vì người dẫn đầu luôn là người chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ gió và bạn sẽ chẳng mấy chốc không còn chút sức lực nào và rớt khỏi nhóm đông đó thôi. Nếu bạn cảm thấy khỏe, có thể chạy lâu dẫn đầu lâu hơn mọi người một chút nhưng nếu bạn cảm thấy yếu, đừng cố gắng dẫn đầu quá lâu. Chủ yếu là mọi người cùng làm việc để vượt qua những con gió đang bào mòn thể lực của chúng ta.

Sơ đồ núp gió cơ bản – áo đỏ dẫn đầu, khi mệt sẽ di chuyển xuống cuối hàng, thay phiên nhau kéo

Nếu trước mặt chúng ta mà có 1 nhóm, thì nên cố gắng tăng tốc đuổi kịp và lên đạp cùng họ. Nếu đang đạp cùng nhóm thì bạn nên cố gắng để duy trì vị trí trong nhóm đó. Bằng không nếu mà chạy một mình trước gió, thì bạn biết rồi đó, chúc bạn may mắn sống sót trong chặng :]. Rammond giải thích: “Việc cố gắng gia nhập nhóm đông trong chặng đầy gió giống như việc leo những chặng núi mà bạn không cố gắng quay đều ở chân núi, bạn sẽ không bao giờ được hưởng lợi từ đội hình”.

Đối với gió ngược, tốt nhất là nên đạp với líp nhẹ hơn bình thường một chút ở cadence cao. Trong lúc tập luyện, bỏ qua tốc độ, thay vào đó hãy chú ý đến cảm giác, power hoặc là nhịp tim như là thước đo cho nỗ lực của bạn. Chạy với gió đòi hỏi nhiều sự tập trung và cả nổ lực thể chất tương tự như khi leo đèo vậy. Khi gặp gió cũng là lúc bạn phải cố hết sức để bám tốp và cùng nhau vượt qua chướng ngại vật.

Hãy đảm bảo rằng quần áo bạn mặc vừa vặn kéo khoá lên đầy đủ để áo bạn không để gió thổi phồng lên và tạo ra nhiều lực cản. Bạn sẽ không muốn áo mình như cánh buồm căng mình trong gió đâu nhỉ?

Hãy cố gắng di chuyển len lỏi trong peloton để có thể tìm được vị trí tốt nhất, được che chắn kỹ nhất và cũng ít mất sức nhất khi thay đổi hướng gió cũng như đổi đường. Nếu mà chạy một mình, hãy dự đoán trước từ gió xuôi hoặc gió ngược có thể chuyển thành gió bạt ngang hay không khi bạn vào cua quẹo hoặc đổi hướng di chuyển, điều đó giúp bạn chuẩn bị trước và vững chắc tay lái để khi gặp gió không thổi bạn té ngã.

Gió ngang và gió xiên

Khi mà những cơn gió xiên mạnh bắt đầu xuất hiện trên đường đua, việc chọn vị trí trở nên cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, khi mà hướng gió thay đổi từ trái sang phải và ngược lại, nó đòi hỏi bạn phải chỉnh sửa vị trí của mình trong nhóm đông. Những giải Spring Classics là những ví dụ điển hình cho việc chạy khôn ngoan dưới những con đường hẹp và đầy gió. Roger Hammond cũng khuyên rằng trong trường hợp này, bạn nên đáp với cadence thấp nhằm giúp tăng lực vượt qua cơn gió. Cadence thấp cũng giúp chúng ta ghìm và giữ xe thăng bằng hơn khi gặp gió thổi xiên. Ngoài ra bạn cũng nên cất bánh xe vành cao ở nhà [trên 60mm] và chỉ nên mang bánh vành thấp ra đường khi bạn biết đoạn đường sẽ có gió mạnh.

Sơ đồ echelon núp gió xiên hoặc ngang

Khi mà gió không đến trực diện mà đến từ bên hông, nhóm tay đua bây giờ hình thành echelon theo hướng gió thổi đến. Khi tay đua áo đỏ hoàn thành lượt đưa gió của mình và lùi lại, anh ta vẫn chạy phía sau để núp gió tay đua áo xanh lá. Trong trường hợp gió bạt thì áo đỏ phải chạy bên hông áo xanh lá cây là lựa chọn tốt nhất.

Áo tím ở trong tình huống bất lợi của echelon

Khi bề mặt đường chỉ đủ trải ngang cho 4 tay đua vì quá hẹp, tay đua áo màu đen sẽ rơi vào trường hợp xấu. Anh ta không bám được vào ai để núp gió [cơ bản đội hình echelon phải dàn ngang để đảm bảo hoạt động tốt nhất], do đó anh ta phải làm việc cật lực để bám theo tốp và nhiều khả năng sẽ bị rớt lại. Tay đua áo tím còn trong trường hợp tệ hơn nữa. Đây là lúc mà 4 tay đua trong đội hình echelon có thể tách tốp và đánh rớt 2 tay đua áo đen và áo tím. Hai tay đua này phải nhập thành một đội hình echelon khác và làm việc cùng nhau.

Sơ đồ dưới đây, Nikola Banishki sử dụng một vòng hình vuông với gió đến chéo góc. Đây là mô phỏng các giải đua criterium [ở Việt Nam thì có giải đua quanh hồ gươm là thuộc dạng criterium]. Vấn đề quan trọng ở đây là khi bạn rẽ, hướng gió cũng sẽ thay đổi nên đội hình echelon cũng phải thay đổi ở những ngã rẽ. Đây là những thời điểm thích hợp để bạn xáo trộn đoàn đua, vì sau mỗi ngã rẽ đoàn đua phải nổ lực để chỉnh đốn lại đội hình phù hợp với hướng gió. Những tay đua trước đó không bị ảnh hưởng bởi gió sẽ bị ảnh hưởng bởi gió, do đó đây là lúc thích hợp để tấn công và bứt tốp. Nếu rơi vào tình cảnh bị bỏ rớt lại một mình trơ trọi với gió thì bạn biết rồi đấy, trận chiến hôm đấy kết thúc!

Sơ đồ đua trong 1 giải criterium

Cuối cùng, các bạn có thể xem đoạn clip sau để thấy các tay đua chuyên nghiệp làm việc cùng nhau khi bứt tốp, núp gió khi gặp gió bạt

Phạm Minh Quang là vận động viên triathlon sống ở Singapore. Năm 2017, Quang là người Việt Nam đầu tiên giành suất tham dự giải VĐTG Ironman 70.3 World Championship tại Mỹ. Hiện nay Quang đang tập luyện với Trisutto.

Video liên quan

Chủ Đề