Cách sử dụng like trong tiếng anh

“Like” là từ vừng bạn được biết ngay từ khi mới bắt đầu học tiếng Anh; nhưng đừng vì thế mà nghĩ rằng động từ “like” đơn giản nhé. Rất nhiều người học tiếng Anh vẫn cảm thấy bối rối trước vô vàn ý nghĩa và cách sử dụng của like đó. Vì vậy, Ecorp đã tổng hợp lại từ Trang Bloomsbury 10 cách dùng thông dụng nhất của từ này để giúp các bạn đây. Cùng bắt đầu thôi! 

1. What does she like?

Đây chính là chức năng đơn giản nhất mà bất kỳ ai bắt đầu học tiếng Anh đều biết. “Like” được sử dụng như một động từ khi nhắc đến sở thích chung. Sau động từ “like” thường là động từ được thêm đuôi -ing [I like playing tennis] cho những sở thích mang tính thói quen, lâu dài. Ngoài ra, like cũng có thể đi với động từ “to V”, khi bạn muốn nói về sở thích và mong muốn tạm thời.

“I like eating ice-cream” [Tôi thích ăn kem] có nghĩa bạn tận hưởng hoạt động và trải nghiệm này.

“I like to eat vegetables 3 times a day” [Tôi thích ăn rau 3 lần mỗi ngày] có nghĩa bạn thích những lợi ích mà hoạt động này mang đến cho bạn.

2. What is she like?

“What + [to be] + S + like?” thường được sử dụng để hỏi về ngoại hình hay tính cách của một người, hình dạng hay tính chất của một vật.

Và để trả lời câu hỏi trên thì bạn nên sử dụng một tính từ hay cụm từ, cách diễn đạt nhằm mô tả đặc tính của người hoặc vật được nói đến, ví dụ “She’s a lovely person, she’s tall and slim” [Cô ấy là một người đáng yêu, cao ráo và mảnh mai].

3. What does he look like?

What + [do/does] + S + look like? – S + look[s] like + [từ/cụm danh từ]

Mẫu câu này cũng gần giống với mẫu câu “What is he like?” ở phía trên. Tuy nhiên “like” ở đây được dùng như 1 động từ, với ý nghĩa là để nói về ngoại hình của một người nào đó [trong khi câu trên để nói về cả ngoại hình và tính cách]. Trong trường hợp này, nó có nghĩa như “similar to” nếu bạn so sánh với người khác.

Còn để trả lời cho câu hỏi trên thì bạn có thể bắt đầu bằng “He looks …”. VD như: He looks like [the combination of Bruno Mars and Adam Levine]” [Anh ý trông như sự kết hợp của Bruno Mars và Adam Levine]

4. What would you like to drink?

Cụm từ “would like” là cách dùng quen thuộc khác thể hiện mong muốn. “I would like” là cách nói lịch sự hơn “I want”. Theo sau thường là 1 động từ nguyên thể có dạng To V.

5. Some animals, like bears, sleep through the winter.

Từ “like” trong câu này có nghĩa “such as”, dùng để đưa ra ví dụ [bears] về một từ mà bạn đã đề cập đến trước đó [animals].

6. He plays piano like Tchaikovsky.

[Anh ý chơi piano như Tchaikovsky] Từ “like” trong dạng câu này là giới từ nhằm so sánh hai người, hai thứ với nhau. Nó có nghĩa là “similar to” và thường theo sau bởi danh từ.

7. They are laughing like [that] they are having fun.

“Like” cũng có thể được dùng như một liên từ và được theo sau bởi một mệnh đề, với ý nghĩa là “như thể”; tương đương với cụm từ “as if”

Câu trên có thể được viết lại là “They are laughing as if they are having fun”. Hiện cách dùng này rất phổ biến nhưng ở giai đoạn giữa những năm 1950, nó là một cách dùng mới không được nhiều người đón nhận.

8. I have both likes and dislikes fro my video on Youtube

Trong câu này, “like” lại là danh từ. Đây là biến tấu của từ vựng tiếng Anh trong thời mạng xã hội trở nên phổ biến, chỉ số lần người dùng Facebook yêu thích một bài đăng hoặc một bình luận.

9. I was like, “hey, how are you?”

“To be like” có thể được dùng trong tình huống thân mật để chỉ một ai đó nói câu gì hoặc hành động gì theo cách cụ thể. Câu trên có thể dịch: “Tôi kiểu như, Này, cậu sao rồi?” trong tình huống bạn kể lại với một người khoảnh khắc gặp ai đó. Bạn cũng có thể dùng nó để chỉ cho ai đó một hành động mà bạn đã làm hoặc điều gì đó đã xảy ra, chẳng hạn “I was like, [biểu cảm khuôn mặt ngạc nhiên], “oh my god”!” [Lúc đó tôi kiểu như, “ôi chúa tôi” – cách nói thể hiện sự ngạc nhiên]

Cách dùng này bắt nguồn từ California, Mỹ, nhưng đã lan rộng đến hầu hết quốc gia nói tiếng Anh và thường được người trẻ vận dụng.

10. I don’t, like, want to go. 

Với nhiều người, từ “like” trong câu trên được dùng để thay thế những thán từ như “umm” và “err” khi đang nghĩ đến từ tiếp theo. Cách dùng này cũng xuất phát từ thanh thiếu niên ở California, Mỹ.

Trên đây là những cách dùng đáng lưu ý mà Ecorp đã tổng hợp lại được về từ “like”. Hi vọng rằng với kiến thức trên sẽ giúp bạn không còn đau đầu khi gặp phải sau này nhé!

>>> Xem thêm:

4 Mẹo học tiếng Anh mà không phải Trung tâm nào cũng chỉ cho bạn [Phần 1]

Danh sách động từ bất quy tắc – phần 1

Danh từ số ít và danh từ số nhiều 

Nội động từ và ngoại động từ

LỘ TRÌNH HỌC TỪ MẤT GỐC ĐẾN THÀNH THẠO

Tiếng Anh cho người mất gốc: //goo.gl/H5U92L

Tiếng Anh giao tiếp phản xạ : //goo.gl/3hJWx4

Tiếng Anh giao tiếp thành thạo: //goo.gl/nk4mWu

Khóa học Online: //bit.ly/2XF7SJ7

---
HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC TẾ ECORP ENGLISH

Head Office: 26 Nguyễn Văn Tuyết, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 629 36032 [Hà Nội] – 0961.995.497 [TP. HCM]

Website: //ecorp.edu.vn - Fanpage: //fb.com/tienganhecorp

-------------------------

HÀ NỘI

ECORP Cầu Giấy: 30/10 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy - 024. 62936032

ECORP Đống Đa: 20 Nguyễn Văn Tuyết, Đống Đa - 024. 66586593

ECORP Bách Khoa: 236 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng - 024. 66543090

ECORP Hà Đông: 21 Ngõ 17/2 Nguyễn Văn Lộc, Mỗ Lao, Hà Đông - 0962193527

ECORP Công Nghiệp: 63 Phố Nhổn, Nam Từ Liêm, Hà Nội - 0396903411

ECORP Sài Đồng: 50/42 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội - 0777388663

ECORP Trần Đại Nghĩa: 157 Trần Đại Nghĩa Hai Bà Trưng, Hà Nội – 0989647722

ECORP Nông Nghiệp: 158 Ngô Xuân Quang, Gia Lâm, Hà Nội - 0869116496

- HƯNG YÊN

ECORP Hưng Yên: 21 Địa Chất, Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên - 0869116496

- BẮC NINH

ECORP Bắc Ninh: Đại học May Công nghiệp – 0869116496

- TP. HỒ CHÍ MINH

ECORP Bình Thạnh: 203 Nguyễn Văn Thương, Q. Bình Thạnh – 0961995497

ECORP Quận 10: 497/10 Sư Vạn Hạnh, P.12, Quận 10, TP. HCM - 0961995497

ECORP Gò Vấp: 41/5 Nguyễn Thái Sơn, P4, Gò Vấp - 028. 66851032

Tìm hiểu các khóa học của và đăng ký tư vấn, test trình độ miễn phí tại đây.

Cảm nhận học viên ECORP English.

trong tiếng Anh. Bên cạnh đó là rất nhiều ví dụ cụ thể để bạn có thể tham khảo và nắm vững công thức sử dụng like trong câu. Cùng Tech Kuda bắt đầu học nhé!

Cấu trúc Like + V-ing

Dùng để nói về sở thích, đam mê cá nhân, mang tính lâu dài và hưởng thụ. Bạn làm việc đó để có được niềm vui, sự thư giãn [dù việc đó có thể không đem lại lợi ích mà còn gây hại nhưng bạn vẫn thích]. Ví dụ:

  • I like swimming [tôi thích bơi, đó là sở thích lâu dài chứ không phải bây giờ tôi mới thích].
  • I like smoking [tôi thích hút thuốc]
  • He likes playing video games [cậu ấy thích chơi điện tử].
  • I like the way he looking at me [tôi thích cái cách mà anh ấy nhìn tôi]
  • My father likes reading newspaper every morning. [bố của tôi thích đọc báo vào mỗi buổi sáng]

Cấu trúc Like + To + Verb

Cấu trúc này thường dùng trong 3 trường hợp sau:

  • Nói về một sở thích nhất thời, bộc phát, không mang tính lâu dài.
  • Nói về một việc mà bạn nên làm vì cảm thấy nó tốt đẹp, đúng đắn, đúng theo lẽ thường và tiêu chuẩn xã hội cũng như mang lại lợi ích cho bạn.
  • Dùng để nói về sự lựa chọn giữa hai hoặc nhiều việc khác nhau. Bạn thích việc này hơn việc kia [phần “việc kia” có thể lược bỏ nhưng người ta vẫn hiểu bạn đang lựa chọn].

Hãy xem các ví dụ để hiểu rõ hơn nhé:

  • I like to watch TV tonight [tôi thích xem TV tối nay, ý thích nhất thời].
  • I like to swim because it’s good for my health [tôi thích bơi vì nó có lợi cho sức khỏe của tôi].
  • I like to eat spinach because it has a lot of fiber [tôi thích ăn rau chân vịt vì nó có nhiều chất xơ. Nên tôi sẽ không sợ táo bón hay tiêu chảy nữa].
  • I like to drink a cup of water because i am thirsty [tôi muốn uống một cốc nước vì tôi đang khát. Vì khát nên tôi mới thích uống, chỉ là nhất thời chứ tôi không có sở thích uống nước].
  • I like to come with you this afternoon [tôi muốn đi cùng với các bạn chiều nay].
  • I like to read book [tôi thích đọc sách, vì đọc sách mang lại lợi ích cho tôi].
  • Between banana and apple, i like to eat banana [giữa chuối và táo, tôi thích ăn chuối hơn]
  • I like to sleep late at the weekend [Cchúng ta ngầm hiểu rằng tôi thích ngủ muộn vào cuối tuần hơn là dậy sớm.]

Lời kết

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn phân biệt và biết cách sử dụng cấu trúc like + V-inglike + to trong tiếng Anh rồi đấy. Hãy đọc kỹ các ví dụ để nhớ lâu hơn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề