Cách sử dụng thuốc hóa học hiệu quả năm 2024

Có thể chia thành các nhóm theo: Dạng, thành phần dinh dưỡng và cơ chế liên kết các nguyên tố dinh dưỡng. - Theo dạng: Dạng rắn và dạng lỏng - Theo thành phần dinh dưỡng: Chỉ có các yếu tố dinh dưỡng vô cơ riêng lẻ hoặc phối hợp (đa lượng, trung lượng và vi lượng) có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng (kích thích, ứng chế) và có thuốc bảo vệ thực vật. - Theo cơ chế liên kết các nguyên tố dinh dưỡng: dạng hữu cơ, dạng vô cơ trong đó có xelat và dạng hữu cơ – khoáng. 2. Phân bón lá cung cấp những chất dinh dưỡng sau cho cây trồng - Dinh dưỡng đa lượng: Đạm (N), Lân (P), Kali (K). - Dinh dưỡng trung lượng: Canxi (Ca), Lưu huỳnh (S), Magie (Mg). - Dinh dưỡng vi lượng: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Bo (B), Molypden (Mo), Clo (Cl),... - Phân bón lá có tác dụng kích thích sinh trưởng, tăng khả năng đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả, tăng năng suất chất lượng nông sản, kéo dài thời gian bảo quản. 3. Cách sử dụng phân bón lá hiệu quả - Khi mua cần phải đọc kỹ tác dụng và hướng dẫn sử dụng in trên bao bì, tránh sử dụng sai loại phân, phun không đúng liều lượng, không đúng chủng loại cây trồng (sử dụng theo phương pháp 4 đúng). - Trước khi phun cần hoà tan thật kỹ, lắc đều và phun ướt đẫm lên lá để phân có điều kiện tiếp xúc với diện tích lá càng nhiều càng tốt. - Cẩn thận khi pha chung với các hoá chất khác. Đối với thuốc trừ sâu phân bón lá có thể pha chung, nhưng phải tiến hành phun ngay sau khi pha. Không được pha chung với thuốc trừ cỏ và thuốc trừ bệnh, vì các phản ứng hoá học sẽ làm mất hiệu lực của cả hai. - Phân bón lá có thể phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần giúp giảm được lượng phân bón gốc. Có thể hòa phân bón lá để phun lên lá hoặc tưới vào gốc (thường áp dụng với thời kỳ cây con). - Với cây hai lá mầm như cà chua, cam, quýt,... nên phun tập trung mặt dưới lá. Với cây một lá mầm như lúa, bắp thì phun đều cả hai mặt lá. Khi phun thì cũng cần đủ lượng nước để dung dịch phun tiếp xúc đều tán lá. - Chọn thời điểm phun phù hợp, không phun khi trời nắng to và khi trời sắp mưa vì có thể gây ra cháy lá, giảm hiệu lực của phân. Tốt nhất là phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. - Khi nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng không nên sử dụng phân bón lá vì dễ gây rụng lá. - Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực phân. - Không nên nhầm lẫn phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng cây trồng vì mỗi loại có tác dụng khác nhau. Trong chất kích thích không có chất dinh dưỡng. Nếu muốn vừa kích thích vừa cung cấp dinh dưỡng thì dùng loại phân bón lá có chất kích thích hoặc pha chung phân bón lá với chất kích thích (Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv., 2005). - Phân bón lá không thể thay thế được phân bón gốc. Bón phân vào đất vẫn là biện pháp bón phân chủ yếu và chỉ nên phun phân bón lá ở những thời điểm cần thiết.

Thời điểm phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật có vai trò quyết định hiệu quả của thuốc chống lại sự tấn công của các sinh vật gây hại. Vậy nên phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Một trong những biện pháp mà người nông dân sử dụng để giúp cây trồng chống lại sự tấn công của các loài sinh vật gây hại đó là sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc, phun thuốc không đúng lúc, đúng cách sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí có thể khiến sâu bệnh kháng thuốc, gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe con người.

Các chuyên gia khuyến cáo người nông dân cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất, đồng thời tạo ra những nông sản an toàn cho người tiêu dùng cũng như bảo vệ môi trường xung quanh.

Mục lục

Phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần sử dụng đúng thuốc

Cách sử dụng thuốc hóa học hiệu quả năm 2024

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Bởi lẽ mỗi loại sâu bệnh có những đặc tính sinh học khác nhau, sâu bệnh nào thì dùng thuốc trị loại đó, chọn đúng thuốc mới mang lại hiệu quả bảo vệ cây trồng. Bên cạnh đó, khi lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật cần lựa chọn loại chất lượng, thân thiện với môi trường, chỉ sử dụng thuốc có trong danh mục cho phép.

Phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần đảm bảo đúng liều

Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, bà con cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, không được lạm dụng thuốc. Nếu sử dụng thuốc với liều lượng quá thấp sẽ không hiệu quả, khiến sâu bệnh kháng thuốc và việc điều trị khó khăn hơn; nếu sử dụng quá liều thì có thể gây ảnh hưởng đến những sinh vật có lợi khác và gây tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản khi thu hoạch, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Nên phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi nào?

Cách sử dụng thuốc hóa học hiệu quả năm 2024

Sâu bệnh hại có những giai đoạn phát triển khác nhau, không phải cứ sâu bệnh xuất hiện là phun thuốc bảo vệ thực vật. Bà con chỉ nên dùng thuốc bảo vệ thực vật khi đến ngưỡng, phát hiện sâu bệnh sớm để phun thuốc đúng lúc. Ngoài ra, khi phun thuốc bảo vệ thực vật cần lựa chọn những thời điểm như trời râm mát, không mưa, không gió to… Hạn chế phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật vào lúc cây mới ra hoa, trổ bông, sắp đến thời gian thu hoạch.

Phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần đảm bảo đúng cách

Thuốc bảo vệ thực vật có nhiều dạng khác nhau như dạng viên, dạng pha với nước…, mỗi dạng sẽ có cách sử dụng khác nhau. Người nông dân nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nhà sản xuất để dùng đúng cách. Khi phun cần chú ý dùng ngay trên sâu bệnh, tính toán hướng gió nếu thuốc thuộc dạng phun, không phun ngược chiều gió. Bà con cũng cần trang bị dụng cụ, thiết bị lao động cần thiết…

Lưu ý khi dùng thuốc bảo vệ thực vật

Một số lưu ý khác khi dùng thuốc bảo vệ thực vật bà con cần biết như sau:

  • Không tự ý phối trộn thuốc bảo vệ thực vật với thứ gì khi pha thuốc.
  • Khác với nhiều loài sâu khác (chỉ pha sâu non mới gây hại cây trồng), các loài rầy, rệp và bọ nhảy thì cả 2 pha (trưởng thành và sâu, rầy non) đều có khả năng gây hại. Khi phun thuốc trừ bọ nhảy nông dân cần phải cùng lúc diệt cả 2 pha này (phun thuốc trên thân lá đồng thời phun đẫm cả gốc cây rau).
  • Cần phun vào chiều mát (ngày có nắng) hoặc vào lúc tạnh ráo (ngày có mưa). Đồng thời, cần hòa thuốc đúng theo nhãn mác hướng dẫn ghi trên bao bì, không tự ý tăng nồng độ, liều lượng sẽ làm cho thuốc dần dần mất hiệu lực (sâu kháng thuốc).
  • Một số loài sâu có tính kháng thuốc cao (chẳng hạn như sâu tơ, bọ nhảy, rầy, rệp, nhện đỏ…) cần phun kép 2 lần cách nhau 3 – 4 ngày mới có hiệu quả trừ sâu. Đối với loài bọ nhảy có khả năng bay nhảy nhanh thì khi phun người phun cần phải đi theo đường vòng xuyến xoáy trôn ốc để dồn bọ nhảy vào giữa sẽ diệt được nhiều hơn…
  • Đối với những loài gây hại lại nằm sâu trong thân, lá cây (sâu đục thân, dòi đục lá, sâu đục quả…) cần lựa chọn các loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp và lưu dẫn mới nhằm diệt được sâu triệt để.
  • Không nên phun thuốc trừ sâu khi đã phát hiện ra cây bị sâu hại nhưng quá muộn.

Ngày nay việc ứng dụng công nghệ máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái giúp người nông dân phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây trồng đạt hiệu quả cao hơn gấp nhiều lần so với phương pháp phun thủ công, giúp tiết kiệm nhân công và chi phí (chi phí nguyên liệu, chi phí thuê lao động), giải phóng sức lao động cho con người, an toàn cho sức khỏe do không phải tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình phun.

Để được tư vấn các giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu mới nhất như DJI Agras T20P, DJI Agras T40, bà con vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam để được tư vấn chi tiết hơn.