Cách sửa máy đục bê tông

Tương tự như các loại dụng cụ điện cầm tay khác, việc sửa máy đục bê tông GSH 5X cũng cần được đảm bảo về quy trình tháo, lắp máy nhằm giúp việc sửa chữa được diễn ra dễ dàng, có hệ thống

Quy trình tháo máy

Bước 1

Tiến hành kiểm tra máy bằng tủ điện nhằm đảm bảo về điện áp và chỉ số cường độ dòng điện đang ở mức ổn định.


Bước 2

- Tháo 2 vít 177 thì có thể tháo được vỏ tay cầm số 81  - Tháo rời công tác số 4 thì có thể tách được dây nối điện và các chi tiết bên trong khác như co dây 6, kẹp dây 7 - Để có thể tách được tay cầm thì cần tháo đai ốc 174

- Tháo 4 đai ốc 171 thì có thể tách được vỏ máy 73 khỏi hộp bánh răng 839


Bước 3

Tháo ống bảo vệ số 22
Tháo nắp bảo vệ 24 ra khỏi trục khoan 823, từ đó tách dần các chi tiết khác bên trong


Bước 4

Dùng kiềm tháo vòng phe ra khỏi vỏ hộp nhong 840


Bước 5

Sau khi tách được các chi tiết ở vỏ hộp nhong thì nhẹ nhàng lấy piston ra khỏi hộp máy Tháo gioăng máy 165 ra khỏi piston Tách lần lượt bánh răng lệch tâm 72 và 2 con lăn hình kim 117 Tháo 4 đai ốc 172 để lấy được vỏ hộp nhong 840 ra khỏi vỏ máy

Tháo lần lượt thanh đập ra khỏi vỏ hộp nhong, từ đó tách các chi tiết khác



Bước 6

Tách 4 đai ốc 172 để tách vỏ máy và hộp bánh răng 839
Tháo lần lượt các chi tiết giá đỡ, phớt ni, lò xo vòng, vòng phớt, bít chặn trục xoay ra khỏi hộp bánh răng


Bước 7

Tháo vỏ che quạt ra khỏi vỏ máy
Tách lần lượt lò xo vòng 817 và bộ chổi than 811


Bước 8

Tiếp đó tháo các chi tiết khác như đai ốc 112, ổ bi rãnh sâu 13, vít 113, hộp chổi than 16 ra khỏi vỏ máy Tháo vỏ máy, lấy được rotor

Tách lần lượt ổ bi rãnh sâu 14 và quạt 15 ra khỏi rotor



Bước 9

Tháo vòng chắn gió 27 và đinh vít 113 đế tách vỏ máy và cuộn stator số 2

Quy trình lắp máy

Trước khi thực hiện lắp máy trở lại, cần phải làm vệ sinh máy kỹ càng, kiểm tra vòng gioăng, thay thế phụ tùng và dùng mỡ chính hãng của Bosch để tra vào bộ truyền động

Các thao tác lắp máy được tiến hành ngược với quy trình tháo máy. Sau khi lắp máy xong, cần dùng tủ điện để kiểm tra máy nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định và an toàn. Các chỉ số phải đảm bảo: - Điện áp: Tăng dần từ 10V đến 220V - Chỉ số cường độ dòng điện lúc khởi động - Chỉ số cường độ dòng điện lúc không tải

Quy trình tháo lắp được rõ ràng sẽ giúp việc sửa máy đục, máy khoan, máy cưa lọng,... hay bất kỳ loại máy nào khác sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều

[Nguồn: baohanhbosch-pt.com]

Máy khoan bê tông của bạn sau khi dùng một thời gian thì hoạt động không còn ổn định như trước: động cơ yếu, công tắc lỏng, hay phát ra tiếng ồn,….Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề này? Cách sửa máy khoan bê tông trong trường hợp này ra sao? Hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cách sửa khoan bê tông hoạt động không ổn định

Máy khoan bê tông là dòng máy chuyên dụng có công suất mạnh mẽ, thường dùng trong các công trình xây dựng để đục, phá vỡ các khối bê tông. Cũng do phải thường xuyên làm việc trên các vật liệu cứng với công suất lớn, tần suất liên tục nên sau một thời gian sử dụng máy khoan có thể gặp các vấn đề trục trặc, hỏng hóc. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã liệt kê ra các lỗi thường gặp khi máy khoan hoạt động không ổn định và cách giải quyết trong bài viết này.

Xem thêm: Máy khoan bê tông Bosch GBH 2-28 DFV dùng có tốt không?

Sửa máy khoan bê tông – Động cơ yếu, máy khoan lúc chạy lúc không

Đây là một trong các vấn đề thường gặp phải ở máy khoan bê tông. Khi máy làm việc bạn sẽ cảm thấy động cơ hoạt động không liên mạch, lúc nhanh lúc chậm. Thậm chí nhiều khi máy đang chạy lại ngừng lại. Âm thanh máy phát ra cũng to hơn bình thường, cảm giác không êm tai. 

Nguyên nhân máy khoan bê tông lúc chạy lúc không có thể do:

  • Nguồn điện không ổn định, điện cấp bị chập chờn.
  • Với dòng máy khoan bê tông dùng pin thì dung lượng pin sắp hết sẽ cần sạc mới.
  • Chọn loại máy khoan bê tông có công suất thấp, động cơ hoạt động yếu, máy bị rung.
  • Động cơ của máy đang gặp sự cố như chập, dây đồng bị đứt, chổi than bị mài mòn nhiều.

Động cơ máy khoan hoạt động không ổn định

Với tình huống này, cách tốt nhất là bạn nên đem đến các trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa máy khoan bê tông uy tín để kiểm tra. Nên tránh trường hợp dùng cố sẽ có thể khiến máy bị cháy động cơ.

Cách sửa máy khoan bê tông khi mũi khoan bị yếu, hoạt động chậm

Mũi khoan bê tông là nơi phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vật liệu và phải chịu tác động, ma sát lớn nên sẽ dễ bị mòn. Điều này khiến cho mũi khoan dần yếu đi, không thể phá vỡ bê tông nhanh như trước. Thậm chí có trường hợp mũi khoan sẽ bị kẹt lại trong vật liệu không rút ra được. 

Cách sửa máy khoan bê tông khi mũi khoan bị yếu

Cách sửa máy khoan trong trường hợp này là bạn nên thường xuyên bảo dưỡng mũi khoan sau khi làm việc để giữ độ bền lâu của mũi. Kiểm tra nếu mũi khoan bị mòn thì cần thay mới ngay để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến công việc.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lựa chọn loại mũi khoan bê tông chất lượng, khả năng khoan vật liệu, chịu tải tốt. Các loại mũi khoan bê tông được sử dụng phổ biến hiện nay như mũi khoan bê tông SDS, mũi khoan SDS Plus,…

Trong trường hợp mũi khoan bị bị lại trong bề mặt vật liệu không thể rút ra được thì bạn cần sử dụng dầu/nhớt để bôi trơn đầu khoan để lấy mũi khoan ra dễ dàng hơn. Đồng thời cũng giúp máy hoạt động trơn tru hơn.

Xem video: 

Công tắc máy khoan lỏng

Khi làm việc với máy khoan, bạn phải thường xuyên nhấn/nhả công tắc máy để điều chỉnh lực khoan của máy. Sự tác động liên tục, nhiều lần lên công tắc khiến cho bộ phận này rất dễ xảy ra vấn đề, bị lỏng hoặc hư hỏng. Để sửa khoan bê tông có công tắc bị lỏng là bạn dùng keo đắp thêm vào phần bị mòn. Hoặc bạn có thể đến các cửa hàng bán máy khoan cầm tay chính hãng để mua công tắc mới thay vào.

Máy khoan không hoạt động do lõi đồng bị gãy/nóng chảy

Trong quá trình máy khoan hoạt động, lõi dây đồng là bộ phận phải chịu nhiều lực uốn nhất nên thường bị gãy tại vị trí giao nhau với máy và phích cắm nguồn điện. 

Cách sửa khoan bê tông không hoạt động do lõi đồng bị gãy/nóng chảy

Tuy nhiên, do phần vỏ bọc của dây dẫn được làm bằng nhựa dẻo PVC chịu đàn hồi tốt hơn lõi đồng nên nhiều khi lõi đồng bị gãy rời ra ngoài máy nhưng phần vỏ ngoài còn nguyên nên chúng ta khó phát hiện ra được. Điều này có thể gây nguy hiểm cho người dùng khi sử dụng nên bạn cần lưu ý.

Trong trường hợp phát hiện ra máy khoan bê tông bị gãy lõi đồng thì bạn cần đem máy đi sửa hoặc mua lõi đồng mới thay thế nếu có kinh nghiệm. 

Chọn nơi sửa máy khoan bê tông uy tín

Với những lỗi đơn giản như máy khoan hết chổi than, mũi khoan yếu,… bạn có thể tự khắc phục tại nơi sử dụng. Tuy nhiên, với những lỗi hỏng nặng hơn như công tắc vị vỡ nát, lõi dây đồng bị đứt hay động cơ bị cháy,… Bạn chắc chắn sẽ cần nhờ đến những nơi sửa máy khoan bê tông uy tín nếu không có kinh nghiệm sửa chữa.

Với những máy khoan bê tông chính hãng, vẫn còn hạn bảo hành, bạn chỉ cần mang đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ sửa chữa. Ví dụ, máy khoan Bosch của bạn bị hỏng, bạn có thể mang đến Trung tâm bảo hành máy khoan Bosch để sửa mang đến sự yên tâm.

Trung tâm bảo hành máy khoan Bosch

Trong trường hợp máy khoan đã hết hạn bảo hành nhưng là dòng máy chính hãng vẫn có thể mang đến trung tâm bảo hành để sửa. Hoặc bạn cũng có thể tìm những nơi sửa máy khoan uy tín để khắc phục lỗi hỏng hóc này.

Trên đây là những hướng dẫn nhận biết và cách sửa máy khoan bê tông khi hoạt động không ổn định. Hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên, các bạn đã có thể tự sửa một số lỗi cơ bản ngay tại nhà khi máy khoan gặp vấn đề. Chúc bạn may mắn!

Video liên quan

Chủ Đề