Cách thay nước hồ cá Koi

Để cá Koi có điều kiện tốt nhất để sinh trưởng và phát triển tốt thì yếu tố đầu tiên, tiên quyết, quan trọng nhất chúng ta cần quan tâm chính là nước trong hồ cá . Nước phải luôn trong trạng thái sạch sẽ, đầy đủ oxy. Để có được điều đó, việc sử dụng bộ lọc nước hay thay nước cho bể điều không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian để thay nước hay làm sạch bộ lọc nước. Với những bí quyết chăm sóc hồ cá koi dưới đây, các bạn sẽ sở hữu hồ cá Koi đẹp mà không phải thay nước thường xuyên.

Trong quá trình sinh sống, cũng như các loài sinh vật khác, cá Koi cũng thải ra bên ngoài một lượng chất thải nhất định. Ở trong môi trường bể cá, nước chính là nơi chứa đựng các chất thải đó. Nước cũng là môi trường mà cá Koi sinh sống. Chính vì thế, có thể nói cá Koi đang “sống chung” với những chất thải của mình. Vì vậy, việc vệ sinh môi trường nước là điều quan trọng hơn cả. Đó cũng chính là chức năng của bộ lọc nước, của việc thay nước thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn thay nước không đúng cách có thể sẽ làm cá sốc và dẫn đến những điều không mong muốn. Vì thế, nếu muốn hồ cá Koi vẫn được sạch sẽ mà không cần thay nước thường xuyên bạn có thể làm theo cách sau đây:

Sử dụng các chế phẩm sinh học làm trong nước hồ cá Koi: (xem thêm chế phẩm sinh học là gì)

Việc sử dụng các chế phẩm sinh học làm sạch hồ cá Koi đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Thực tế không phải cứ thay nước thường xuyên là đều tốt cho cá, hay sử dụng bộ lọc nước là có thể yên tâm. Bởi nếu không vệ sinh bộ lọc thường xuyên thì đây sẽ là yếu tố gây ô nhiễm hoặc lây bệnh cho cá.

Cách thay nước hồ cá Koi
Cách thay nước hồ cá Koi
Chế phẩm sinh học làm sạch nước hồ cá Koi

Tác dụng của chế phẩm sinh học:

  • Tiêu hủy chất thải của cá thải ra và các chất cặn bã, thức ăn dư thừa trong hồ, các chất rắn lơ lững trong nước làm nước trong hơn, đồng thời tăng hàm lượng oxi trong nước cho cá Koi.
  • Khử mùi tanh của hồ, làm sạch và giúp cho nước bể luôn trong
  • Ức chế và diệt sạch các vi khuẩn có hại, mầm bệnh giúp cá khỏe mạnh.
  • Kiểm soát tảo và thúc đẩy sự tăng trưởng của cá nhờ cung cấp các vi sinh có lợi cho hệ tiêu hoá.
  • Cân bằng độ pH, giảm thiểu chất cặn lơ lửng và khí độc (H2S, NH3 & NO2) và giảm phèn trong nước.

Bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng các chế phẩm sinh học thì tuyệt đối không nên sử dụng các chất khử trùng, thuốc kháng sinh trực tiếp, vì như thế sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của chế phẩm sinh học và gây hại cho cá.

Làm trong nước hồ cá koi ngoài trời là việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc của một người nuôi cá koi. Hồ cá koi không trong và và bắt đầu cảnh báo có dấu hiệu nguy hiểm, nước hồ cá bị xanh, có mùi hơn nếu như chất thải của koi thải ra chưa được xử lý đúng cách. Bạn không biết nên phải làm gì để vừa làm trong hồ cá koi ngoài trời, vừa sạch môi trường hồ, lại vừa không làm tổn thương gây bệnh tật làm cá chết.

Và sau đây là một số nguyên nhân và cách xử lý cần biết để làm trong nước hồ cá sau khi loại bỏ các chất cặn bẩn:

Nguyên nhân đục hồ cá koi

Cách thay nước hồ cá Koi
Hồ cá Koi bị đục và sau khi cải tạo

Thường thì bề mặt nước của hồ cá koi ngoài trời khá rộng, nên việc hững chịu nhiều bụi bẩn trong không khí, chất nhờn của loài cá và dưới ánh nắng mặt trời tảo xanh phát triển nhanh là không thể nào tránh khỏi.Một số nguyên nhân chính:

  • Chất thải của koi thải ra chưa xử lý đúng cách;
  • Do hồ mới làm hoặc mới thay nước, hệ vi sinh chưa phát triển hoặc bị mất đi nên không xử lý được Amonia (NH3, NH4) trong nước (xuất phát từ chất thải của cá);
  • Tình trạng cho cá ăn nhiều nên cá ăn không hết dẫn tới thức ăn cá thừa phân hủy, vi sinh không xử lý kịp;
  • Do mật độ cá nuôi trong hồ quá dày, chất thải của cá quá nhiều vi sinh không xử lý kịp;
  • Do hồ để ngoài trời nên không tránh được tình trạng tạo trong hồ biến thành rong rêu;
  • Hệ thống bơm lọc không đủ công suất;
  • Không vệ sinh, dọn dẹp hồ đúng cách;
  • Cải tạo và xử lý hồ cá koi ngoài trời không đúng chuẩn;
  • Không lắp đặt hệ thống lọc nước hồ cá chép Nhật hay có lắp nhưng chưa đúng kỹ thuật, không đảm bảo;
  • Thiết bị lọc hay phụ kiện lọc không đúng chuẩn.;
  • Không giải quyết, xử lý vi sinh vật ngay lúc đầu;

Nếu như tình trạng này cứ kéo dài như vậy mà không được xử lý thì sẽ làm cho cá càng ngày càng nhiễm bệnh và thậm chí là chết dần đi.

Xử lý làm trong nước hồ cá ngoài trời, trong nhà

Để khắc phục hồ cá koi trong nhà hay ngoài trời bị đục một cách triệt để nhất và đảm bảo môi trường nước hồ cá luôn sạch sẽ, chúng ta nên tìm hiểu những tiêu chuẩn của hệ lọc cơ học của hồ như thế nào để đáp ứng tốt, bởi nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hồ bị vẩn đục.

Cách làm bộ lọc nước hồ cá koi:

  • Hệ thống hút : Cần phải bao gồm hút đáy và hút bề mặt nước
  • Hệ thống lọc: Cần phải bao gồm cả hệ lọc thô và lọc tinh
  • Hệ thống đẩy: Đẩy cả bên ngoài lẫn bên trong hồ
  • Hệ thống xả: Cần phải xả căn hộ cá và xả trong lọc hồ
  • Hệ thống tràn : Gồm hệ thống tràn hồ cá và tràn hồ lọc

Ngoài ra:

  • Để xử lý làm cho nước hồ cá trong chúng ta còn có thể sử dụng các chế phẩm sinh học, cũng rất đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nữa. Cũng có thể thường xuyên thay nước cho cá (nhưng không được thay nước hết 100% để lượng vi sinh có lợi cho hồ vẫn tồn tại). Tuy nhiên thì thay quá nhiều cũng không tốt lắm, nếu không để ý có thể làm cho cá dễ sốc;
  • Cho cá Koi ăn vừa đủ, tùy vào kích thước của hồ để thả số lượng cá phù hợp cũng như số lượng vi sinh phù hợp tránh tình trạng hồ cá koi bé trong khi cá lại nhiều và cạnh đó, nếu bạn cho ăn nhiều dẫn đến thừa thức ăn còn tạo điều kiện cho các loài tảo có hại phát triển ảnh hưởng tới sự phát triển của cá (Loại tảo này hút nhiều oxy, có thể gây thiếu oxy cho cá);
  • Trồng bèo hoặc lục bình để cho chúng giữ lại được chất bẩn cũng như loại bèo
  • Một số người có thể sử dụng cá dọn bể, mouse như một hình thức vệ sinh tự nhiên cũng rất hiệu quả;
  • Rải một lớp sỏi, đá nhỏ dưới đáy bể để cho cặn bẩn lọt xuống đó sẽ hạn chế tình trạng mọc rêu.

Chú ý: Không làm sạch bể, hồ 100% vì như thế bạn đang vô hình “xử lý” luôn cả số lượng vi sinh có lợi cho hồ cá. Khi vệ sinh hồ cá, bể cá thì những tiểu cảnh trang trí chỉ cần rũ nước chứ tuyệt đối không được kỳ cọ quá mạnh và sạch, chất thải ở đáy hồ cũng không được vệ sinh sạch để giúp cho lượng vi sinh có thức ăn và chỗ cư ngụ.

Chính vì vậy mà không nhất thiết phải cứ thay nước mà chúng ta có thể dùng chế phẩm sinh học , nó có thể tiêu hủy các chất thải của cá thải ra và chất cặn bả, thức ăn thừa, chất rắn lơ lững trong nước, và còn làm tăng lượng oxy cho cá. Giải quyết được rêu sinh sôi và bám nhớt trên hồ. Thúc đẩy sự phát triển của cá vi khuẩn có lợi và tiêu diệt những vi khuẩn có hại. Không những thế các loại cơ chế sinh học còn phòng chống một số bệnh tật khác cho cá rất hiệu quả.

Nhưng cũng cần lưu ý khi dùng chế phẩm sinh học cần tránh sử dụng chất khử trùng, thuốc kháng sinh vì sẽ giảm và mất tác dụng của chế phẩm sinh học và gây hại cho cá.

Có 2 loại chế phẩm sinh học thường dùng uy tín nhất hiện nay đó chính là

  • Men vi sinh Compozyme
  • Thuốc diệt tảo cho hồ cá Koi Max Well

Làm nước trong cho hồ cá koi mới

Cách thay nước hồ cá Koi
Hồ cá koi mới xây

Xử lý nước hồ bị đục luôn là vấn đề mà được nhiều người quan tâm. Bởi chất lượng nước chính là điều mà quyết định đến sự sinh sống và phát triển của hồ cá. Đối với những hồ cá mới chúng ta có thể làm trong nước hồ bằng cách cho các loại vi sinh vào trong hồ, tuy nhiên nếu hồ các thứ còn mới tinh thì nên để vi sinh có một thời gian để phát triển. Vi sinh có thể có bất kì chỗ nào ở xung quanh chúng ta, tuy nhiên khi ở trong hồ thì vi sinh lại cũng cần phải có một môi trường sinh sống phù hợp mới phát triển tốt được.

Vi sinh có thể bão hòa và suy tàn nếu không đủ chất thải của động vật, hoặc môi trường chất lượng nước và nhiệt độ không phù hợp. Để giữ hệ vi sinh được ổn định, chúng ta cần phải duy trì một môi trường tốt cho hệ vi sinh sinh trưởng và phát triển.

Thường thì không nên thả tôm với một số loại cá khác vào hồ mới. Nhưng thức ăn của hệ vi sinh lại là các chất thải của động vật, nếu như thiếu thức ăn vi sinh sẽ chết và mất rất nhiều thời gian để phát triển.Vì vậy mà chúng ta có thể thả vào hồ một số lượng nhỏ tôm tép hay cá, nhưng không được thả quá nhiều vì hệ vi sinh đang còn trong giai đoạn hình thành. Thả quá nhiều thì chất thải của chúng sẽ không được vi sinh tiêu thụ hết mà lại còn gây ô nhiễm nguồn nước hơn và càng gây hại cho cá. Nên thả từ từ cho tới khi ổn định.

Nếu đã làm như trên mà nước không trong, vẫn đục thì đó là do quá nhiều vi sinh hoặc vi sinh đã chết quá nhiều dưới hồ một cách bất ngờ và trôi nổi trên mặt nước.Lúc đó nước đã chết và cần thay nước bằng một phương pháp mà không gây ảnh hưởng cho cá là 1 vào- 1ra, tạp chất sẽ bị loại bỏ. Khi dùng nên tắt lọc nhằm tránh gây hại cho vi sinh sót lại.

Hãy thêm chất khử chlorine, chloramine và ammonia để giữ cho hồ cá koi được cân bằng và thêm các viên vi sinh vào hồ cá để thúc đẩy quá trình hình thành hệ vi sinh.

Để có hồ nước trong pha lê nên dùng các vật liệu lọc đã cũ, vật liệu đang sử dụng trong hệ thống lọc ổn định. Nếu tắt lọc vi sinh sẽ chết vì thiếu ôxy nên cần bật lọc cho chúng hô hấp. Và nối ống ra-vào với bình rồi cho máy lọc chạy.

Gợi ý thêm:

Nếu đã có máy lọc cho hồ cá nhưng nước trong hồ xi măng vẫn đục? Bạn nên tăng thêm nhiều loại vật liệu lọc thì nước sẽ trong.

  • Lớp 1: Bông lọc
  • Lớp 2: Than họat tính
  • Lớp 3: Sứ lọc
  • Lớp 4: San hô vụng

Nếu các thiết bị còn mới, thì nên tìm kiếm một vật dụng của lọc từ hồ cũ đã dùng rồi, nhúng vào hồ mới cho ra một ít cặn. Đó cũng là một cách giúp hồ cá koi nhanh trong.

Trên đây là những nguyên nhân, cách xử lý nước hồ cá bị đục một cách hoàn toàn đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả bất ngờ với những hồ cá mới xây và hồ cá đã qua sử dụng một thời gian. Kingkoi Hi vọng sẽ giúp hồ cá chép của bạn trở nên “trong vắt“.