Cách thêm bảng kê đính kèm hóa đơn gtgt

Trong trường hợp số lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp quá nhiều thì có thể sử dụng bảng kê kèm hóa đơn điện tử được không? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau.

Hóa đơn điện tử có được kèm bảng kê không?

Trước tiên, cần khẳng định rằng, về cơ bản hóa đơn điện tử không được gửi kèm bảng kê mà chỉ được gửi kèm bảng kê đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh.

Tại điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định:

- Số lượng hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi số lượng bằng chữ số Ả-rập căn cứ theo đơn vị tính nêu trên. Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thủ như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn; bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền. Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày.. .tháng...năm”. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số ngày.. .tháng...năm”.

Đồng thời, Công văn số 587/TCT-CS ngày 02/3/2022 của Tổng cục Thuế cũng hướng dẫn, người bán được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù được bán theo kỳ nhất định như: Điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Như vậy, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ đặc thù phát sinh theo kỳ [ngày/tuần/tháng] với số lượng danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… thì được sử dụng bảng kê.

Hóa đơn điện tử có được xuất kèm bảng kê không? [Ảnh minh họa]

Quy định về bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử

Căn cứ theo quy định về bảng kê tại điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020 nêu trên, khi lập bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử, kế toán doanh nghiệp cần lưu ý:

- Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.

- Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

- Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số ngày.. .tháng...năm” còn hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày.. .tháng...năm”.

- Bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền

- Không cần ghi đơn giá nếu hàng hoá, dịch vụ sử dụng bảng kê đã liệt kê hàng hoá, dịch vụ bán theo hoá đơn.

Lập bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử sao cho đúng quy định và đảm bảo tính hợp pháp là nghiệp vụ cơ bản mà các kế toán đều phải biết. Nếu đây là vấn đề bạn còn nhiều thắc mắc thì đừng bỏ qua bài viết này để có cho mình lời giải đáp chi tiết nhất.

Hướng dẫn lập bảng kê kèm hóa đơn điện tử.

1. Hóa đơn điện tử có được xuất kèm bảng kê hay không?

Nếu bạn đang thắc có được kèm bảng kê khi lập hóa đơn hay không thì có thể tham khảo tại Điều 19, Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành.

Hóa đơn điện tử có được xuất kèm bảng kê hay không?

Theo đó, tại Điều 19, Bộ Tài chính đã quy định rất rõ các trường hợp bán hàng nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của 01 hóa đơn thì người bán có thể sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán để kèm theo hóa đơn. Quy định này thực tế được áp dụng với các hóa đơn giấy có số dòng bị giới hạn.

Như vậy, có thể hiểu bảng kê hóa đơn là loại chứng từ đi kèm với hóa đơn để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán mà hóa đơn không thể kê khai hết được [do số dòng của hóa đơn bị giới hạn].

Còn đối với loại hóa đơn điện tử thì việc lập bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử có được hay không còn phụ thuộc vào cơ quan thuế mà tổ chức, doanh nghiệp đó trực thuộc có cho phép hay không.

Bởi, ở Việt nam hiện nay có một số cơ quan thuế vẫn chấp nhận việc lập bảng kê đính kèm hóa đơn điện tử, còn một số cơ quan thuế khác lại không chấp nhận việc lập hóa đơn điện tử kèm theo bảng kê.

Ví dụ như Cục Thuế TP. Hà Nội đã ra Công văn số 78552/CT-TTHT ngày 28/11/2018 và Cục Thuế Bắc Ninh có Công văn số 3474/CT-TTHT ngày 08/11/2018 quy định việc lập hóa đơn điện tử doanh nghiệp không được lập kèm bảng kê.

Do đó, trước khi lập bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử thì các tổ chức, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ yêu cầu của cơ quan thuế trực thuộc để tránh sai sót, mất thời gian xuất hóa đơn kèm bảng kê rồi phải làm lại.

2. Cách lập bảng kê kèm hóa đơn điện tử đúng quy định

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc cơ quan thuế có cho phép lập bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử thì khi tiến hành lập bảng kê, người lập cần phải nắm vững các quy định để đảm bảo tính hợp pháp cho các hóa đơn kèm bảng kê.

Cách lập bảng kê kèm hóa đơn điện tử đúng quy định.

Theo đó, các thông số trong bảng kê phải tuân theo yêu cầu nội dung bảng kê đã quy định trong Điều 19, Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Cụ thể, bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử phải đầy đủ các cột thông số sau:

  • Số thứ tự
  • Tên hàng hóa, dịch vụ
  • Số lượng
  • Đơn giá
  • Thành tiền
  • Cộng tiền hàng
  • Thuế suất GTGT
  • Tiền thuế GTGT
  • Tổng cộng tiền thanh toán.

Mẫu bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử.

Ngoài ra, không ít kế toán có thắc mắc: Nhiều khách hàng chỉ mua 02 mặt hàng nhưng vẫn muốn lập bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử thì xử lý như thế nào?

Đối với trường hợp trên người bán vẫn có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng nếu như hóa đơn đã lập phản ánh được đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hóa đơn và bảng kê ghi đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định của pháp luật thì hóa đơn đó vẫn hợp lệ.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp cơ quan thuế mà doanh nghiệp trực thuộc không có phép lập bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp có thể chuyển sang sử dụng hình thức hóa đơn điện tử nhiều trang, vừa nhanh gọn lại vừa đảm bảo tất cả các cơ quan thuế đều chấp nhận.

3. Giải pháp xuất hóa đơn điện tử cực nhanh chóng với E-invoice

Để việc lập bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử hay lập hóa đơn điện tử nhiều trang được thuận tiện, nhanh chóng, các doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn cho mình giải pháp hóa đơn điện tử uy tín, chất lượng như E-invoice.

Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice là giải pháp thông minh của ThaiSonSoft - đơn vị tiên phong trong phát triển các giải pháp phần mềm phục vụ cho các doanh nghiệp hiện nay.

Với ưu thế không bị giới hạn số dòng hiển thị, E-invoice giúp các doanh nghiệp dễ dàng tạo ra hóa đơn nhiều trang, đảm bảo tính hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật và nhanh chóng được tất cả các cơ quan thuế chấp nhận.

Không những thế, việc áp dụng giải pháp hóa đơn điện tử E-invoice còn giúp các tổ chức, doanh nghiệp doanh nghiệp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí so với sử dụng hóa đơn giấy; giảm tới 70% các bước quy trình phát hành; hạn chế tới 90% các sai sót hay tranh; đồng thời rút ngắn lên đến 99%. Nhờ đó, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp từng bước được nâng lên nhanh chóng và bền vững.

Phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice.

Đặc biệt hơn, với việc tiên phong áp dụng công nghệ Blockchain vào hóa đơn điện tử, phần mềm E-invoice nâng cấp tính bảo mật hóa đơn của doanh nghiệp lên mức tối đa, xóa bỏ các gian lận thương mại có thể xảy ra với hóa đơn của các doanh nghiệp.

Nếu vẫn còn thắc mắc các vấn đề liên quan đến lập bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, bạn vui lòng liên hệ ngay Hotline 24/7:

Chủ Đề