Cách tính số khách trung bình trên mỗi loại phòng

KPI là thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành Nhà hàng – Khách sạn. Vậy KPI là gìđánh giá KPI trong quản trị doanh thu khách sạn phải dựa trên những tiêu chí nào? Hãy cùng CET tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


KPI hay còn gọi là Key Performance Indicators là hệ thống chỉ tiêu dùng để đo lường và đánh giá công việc của cá nhân hoặc bộ phận. Tùy thuộc vào từng vị trí, nhà quản lý sẽ đưa ra các chỉ số đánh giá mức độ công việc tương đương. Và căn cứ vào đánh giá KPI theo định kỳ, các khách sạn sẽ có chế độ thưởng phạt phù hợp. Trong kinh doanh khách sạn, có 6 tiêu chí đánh giá KPI như sau:

KPI – Hệ thống đo lường và đánh giá công việc [Ảnh: Internet]

ADR [Giá bán phòng trung bình trong 1 ngày]

ADR [Average Daily Rate] là giá trung bình cho mỗi phòng khách sạn được bán trong 1 ngày nhất định. Đây là một trong những chỉ số để đo lường hiệu quả hoạt động của khách sạn này so với khách sạn khác có cùng quy mô, cùng nhóm khách hàng.

Công thức: ADR = Tổng doanh thu từ hoạt động cho thuê phòng / Số phòng bán được

Khi tính ADR, bạn không tính house use [phòng nội bộ] và phòng complimentary [phòng nội bộ]. Bởi phòng nội bộ là phòng dành cho nhân viên khách sạn sử dụng, không dành để bán hay tạo doanh thu. Tương tự, phòng miễn phí cũng không ra doanh thu nên không được tính vào ADR.

ADR là giá bán phòng trung bình trong 1 ngày [Ảnh: Internet]

ALOS [Thời gian lưu trú trung bình]

ALOS [ Average Length of Stay] là tiêu chí về số ngày trung bình khách hàng lưu trú tại khách sạn trong 1 giai đoạn nhất định.

Công thức: ALOS = Tổng thời gian lưu trú / Tổng số lượng đặt phòng [bookings]

Ví dụ minh họa:

Trước tiên, bạn cần tính thời gian lưu trú theo công thức:

Thời gian lưu trú = ngày ra  – ngày vào

Chẳng hạn khách sạn có 4 lượt khách:

– Khách A check out vào ngày 10/4/2019 và check in ngày 4/4/2019

– Khách B check out vào ngày 5/4/2019 và check in ngày 1/4/2019

– Khách C check out vào ngày 26/4/2019 và check in ngày 20/4/2019

– Khách D check out vào ngày 7/5/2019 và check in ngày 1/5/2019

Bước 1: Tính thời gian lưu trú [LOS]

Khách A = [10/4/2019] – [4/4/2019] = 6 ngày

Khách B = [5/4/2019] – [1/4/2019] = 4 ngày

Khách C =[26/4/2019] – [20/4/2019] = 6 ngày

Khách D = [7/5/2019] – [1/5/2019] = 6 ngày

Bước 2: Tính tổng thời gian lưu trú

⅀LOS = 6 + 4 + 6 + 6= 26 ngày

Bước 3: Tính thời gian lưu trú trung bình [ALOS]

ALOS = 26/4 = 6.5 ngày

ARI [Chỉ số giá bán trung bình]

ARI [Average Rate Index] là KPI dùng để đo lường hiệu quả ADR của khách sạn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng khoảng thời gian. Tùy thuộc vào quy mô và công suất phòng, khách sạn có thể chọn bán giá cao hơn hoặc thấp hơn ADR so với đối thủ để đạt nhiều doanh thu hơn, tăng lợi thế cạnh tranh hơn.

Công thức: ARI = ADR của khách sạn / ADR của nhóm khách sạn gộp lại

Nếu chỉ số ARI = 1.00, thì ADR của khách sạn đang bằng với ADR trung bình của nhóm đối thủ.

Nếu chỉ số ARI > 1.00, thì ADR của khách sạn cao hơn ADR trung bình của nhóm đối thủ.

Nếu chỉ số ARI < 1.00, thì ADR của khách sạn thấp hơn ADR trung bình của nhóm đối thủ

ARR [Giá bán phòng trung bình]

ARR [Average room rate] là KPI dùng để tính giá phòng trung bình hàng tuần hoặc tháng. Tương tự như ADR, cả 2 đều được dùng với mục đích tính giá bán trung bình. Tuy nhiên, ARR được dùng để tính giá bán trung bình trong khoảng thời gian dài hơn, trong khi ADR chỉ tính giá bán phòng trung bình của 1 ngày. Đồng thời, ARR cũng là chỉ số cần thiết trong việc đo lường được hiệu quả tài chính của khách sạn.

Công thức: ARR = Tổng doanh thu từ hoạt động cho thuê phòng / Tổng số lượng phòng được bán

ARR được tính bằng tổng doanh thu chia cho tổng số phòng được dùng [Ảnh: Internet]

ATR [Giá trị liệu trung bình]

Tiêu chí KPI này được dùng chủ yếu cho dịch vụ Spa trong khách sạn. ATR là giá liệu trình trung bình và có thể thay đổi tùy từng loại trị liệu, gói sản phẩm.

Công thức: ATR = Tổng doanh thu trị liệu/ Tổng số trị liệu bán được

Availability [Số lượng phòng sẵn sàng bán]

Availability là tiêu chí để tính số lượng phòng trống đã sẵn sàng phục vụ cho một nhóm ngày hoặc kiểu lưu trú.

Tổng kết

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về KPI, các thuật ngữ đánh giá KPI dùng trong quản trị doanh thu khách sạn và có thể áp dụng chúng vào công việc hằng ngày. Cùng đón chờ những bài viết hữu ích tiếp theo từ Cet.edu.vn bạn nhé!

Công suất phòng là chỉ số quan trọng trong kinh doanh khách sạn, người quản lý phải dựa vào chỉ số này để điều chỉnh hoạt động bán buồng phòng của mình một cách phù hợp và cạnh tranh nhất. Chỉ số này đòi hỏi công thức tính cố định và chính xác.

Công thức tính công suất phòng khách sạn
Công suất phòng khách sạn hay còn gọi là công suất sử dụng buồng là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động bán buồng của bộ phận Tiếp tân. Thực chất đây là số liệu so sánh kết quả thực hiện bán buồng về mặt số lượng với khả năng đáp ứng buồng của khách sạn. Công suất sử dụng buồng có thể tính cho một ngày hoặc một thời kỳ [tuần, tháng, quý, năm…] nhất định.

Công suất sử dụng buồng

Công thức tính công suất sử dụng buồng [H]:

Tính cho một ngày: H = [Số buồng bán được trong ngày x 100 [%]]/[Số buồng có khả năng đáp ứng trong ngày ]

Tính cho một thời kỳ: H = [Số buồng bán được trong kỳ x 100 [%]]/[Số buồng có khả năng đáp ứng trong kỳ]

Trong đó:

Số buồng bán ra trong ngày và trong kỳ do Bộ phận Tiếp tân thống kê.

Số lượng buồng có khả năng đáp ứng trong ngày và trong kỳ bao gồm tất cả những buồng có thể đưa vào kinh doanh. Hay nói cách khác, đây là số buồng còn lại sau khi đã trừ đi những buồng hỏng hoặc đang bảo dưỡng không sử dụng được [Out of order] và những buồng sử dụng cho mục đích khác ngoài kinh doanh.

Một số khách sạn có thống kê và đưa ra tỷ lệ buồng có khả năng đáp ứng [KNĐƯ] hay không có khả năng đáp ứng trung bình trong một thời kỳ nhất định.

Như vậy:

Số buồng có KNĐƯ trong ngày = Tổng số buồng x Tỷ lệ buồng có KNĐƯ

Giá buồng bình quân mỗi khách
Giá buồng bình quân một khách cho biết thông tin tổng quát hơn về mặt số lượng khách cũng như thời gian. Giá buồng bình quân này có thể tính bằng một ngày hoặc tính cho thời kỳ nhất định. Giá buồng bình quân mỗi khách cao cho biết về mặt giá hoạt động bán buồng của bộ phận Tiếp tân hoạt động hiệu quả.

Giá buồng trung bình mỗi khách = [Tổng doanh thu trong ngày]/[Số lượng khách lưu trú]

Thời gian lưu trú trung bình một lượt khách
Việc nắm bắt được thời gian lưu trú trung bình của khách giúp người quản lý khách sạn có thể đưa ra được những định hướng đối với hoạt động đặt buồng, quản lý nhân lực hay chủ động đồ dùng cung cấp cho khách…

Thời gian lưu trú trung bình một lượt khách = [Tổng số ngày khách]/[Số lượng khách lưu trú]

Thời gian lưu trú trung bình một lượt khách càng dài càng tốt. Thời gian lưu trú trung bình của khách là dấu hiệu phản ánh về chất lượng phục vụ của nhân viên và thể hiện tính cạnh tranh về các tiện nghi hiện đại do khách sạn cung cấp. Ngoài ra, công suất phòng còn được thể hiện chi tiết và rõ ràng ở nhiều chỉ số khác nữa, hiện nay cũng có một số phần mềm quản lý khách sạn có hỗ trợ cho việc tính toán công suất phòng bằng các báo cáo và quản lý loại phòng, có thể tham khảo để tiện lợi hơn cho việc tính toán và kinh doanh khách sạn.

Video liên quan

Chủ Đề