Cách tính tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu

Vài năm trở lại đây, một số đơn vị đã thực hiện đầu tư với số tiền rất lớn để trang bị, mua sắm hoá chất để phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

Điều đáng chú ý là trong các gói thầu tổ chức thường xuất hiện nhà thầu liên tục trúng những gói thầu với tổng trị giá hàng chục tỉ đồng. Không chỉ việc xuất hiện nhà thầu liên tục trúng các gói thầu khủng mà qua hồ sơ cũng cho thấy, rất nhiều gói thầu có tổng giá trị hàng chục tỉ đồng nhưng không tiết kiệm được đồng nào cho ngân sách.

Theo khảo sát cho thấy, thời gian gần đây cho thấy chỉ trong thời gian ngắn có đơn vị đã liên tục trúng thầu với tổng giá trị hàng chục tỉ đồng. Nhưng điều kỳ lạ là ở nhiều gói thầu lại không tiết kiệm được ngân sách.

Theo luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh thông luật, có thể nói đầu thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt, là một hình thức kinh doanh dựa vào tính chất cạnh tranh của thị trường. Khi có một thương vụ mua bán hay kinh doanh xây dựng các công trình có liên quan đến nhiều người hoặc nhiều bên khác nhau người ta sẽ áp dụng hình thức đầu thầu để có thể cạnh tranh một cách công khai và công bằng. 

Như vậy, đấu thầu là quá trình lựa chọn các ứng viên nhà thầu có thể đáp ứng được hết những yêu cầu đưa ra của bên mời thầu. Bên mời thầu là chủ của một dự án, chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn.

Hành vi đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật của chủ đầu tư. Đấu thầu phải đảm bảo bốn nội dung: hiệu quả – cạnh tranh – công bằng – minh bạch.

Hiệu quả có thể về mặt tài chính hoặc về thời gian hay một tiêu chí nào khác tuỳ thuộc vào mục tiêu của dự án. Với các dự án có tổng đầu tư lớn, có giá trị về mặt kinh tế hoặc xã hội thì công tác đấu thầu là một khâu quan trọng không thể thiếu và đấu thầu phải tuân thủ theo quy định của nhà nước hoặc tổ chức tài chính cho vay vốn. 

Thời gian gần đây, vấn đề tiết kiệm chi tiêu được đặt ra như một kỷ luật để tránh nguy cơ thâm hụt ngân sách và nợ công cho Việt Nam. Do đó với tỉ lệ tiết kiệm siêu thấp [từ 0% đến 0,016%], về cơ bản cho thấy không góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

Ảnh minh họa

 

So với năm 2017 thì năm 2018 tổng số gói thầu thực hiện theo Luật Đấu thầu tăng 1,13%, tổng giá gói thầu tăng 1,22% và tổng giá trúng thầu tăng 1,28% nhưng tỷ lệ tiết kiệm trung bình giảm [năm 2017 tỷ lệ tiết kiệm đạt 6,98%].

Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, năm 2018 tỷ lệ tiết kiệm chung về đấu thầu của cả nước giảm rõ rệt so với năm 2017, giảm cả đối với các gói thầu sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Trong đó chỉ định thầu và lựa chọn nhà thầu theo hình thức khác [trong trường hợp đặc biệt, tham gia thực hiện của cộng đồng] có tỷ lệ tiết kiệm thấp nhất, lần lượt là 2,81% và 0,93%. Trong số 10 cơ quan, đơn vị có tỷ lệ tiết kiệm thấp nhất cả nước thì có 4 tỉnh: Yên Bái, Hà Giang, Quảng Trị, Ninh Bình, với tỷ lệ tiết kiệm năm 2018 đều đạt dưới 1%. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau là đơn vị có tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu cao nhất cả nước, đạt 16,75%.

Bộ KH&ĐT đánh giá, trong 3 năm qua, tỷ trọng chỉ định thầu có giảm, song tỷ lệ tiết kiệm chung trong đấu thầu có xu hướng giảm dần [năm 2016 là 7,15%; năm 2017 là 6,98% và năm 2018 còn 5,26%]. Đặc biệt, vẫn còn không ít cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức chỉ định thầu với số lượng lớn và tỷ lệ tiết kiệm rất thấp; nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực hiện mua sắm tập trung; tỷ lệ tiết kiệm trong mua sắm tập trung tuy cao hơn mức tiết kiệm bình quân trên cả nước nhưng chưa đồng đều.

[HNMO] - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Báo cáo số 4276/BKHĐT-QLĐT [ngày 2-7-2020] gửi Thủ tướng Chính phủ về hoạt động đấu thầu năm 2019.

Theo báo cáo, hình thức đấu thầu qua mạng tiếp tục tăng mạnh, với 39.547 gói thầu, tổng giá đạt hơn 120.321 tỷ đồng. Trong đó, có 30.158 gói thầu có kết quả lựa chọn nhà thầu, với tổng giá trúng thầu khoảng 87.587 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm đạt 5,63%, cao hơn so với đấu thầu truyền thống.

Việc ban hành Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT có tác động lớn đến sự gia tăng của hoạt động đấu thầu qua mạng trong thời gian gần đây.

So với năm 2018, số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng năm 2019 tăng gấp 2 lần và tổng giá gói thầu tăng gấp 3 lần. Tỷ lệ gói thầu đấu thầu qua mạng đã đạt 34,2%; về giá trị đạt 20,8% [vượt chỉ tiêu giá trị theo yêu cầu của Chính phủ là 15%].

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến nay, số lượng gói thầu và giá trị các gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng đều tăng nhanh. Hầu hết các bộ, ngành, địa phương đều quyết liệt triển khai đấu thầu qua mạng. Theo Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu qua mạng/tổng số nhà thầu đăng ký đạt 11% [năm 2018 chỉ đạt 4,6%].

Tuy nhiên, tỷ lệ về số lượng gói thầu đấu thầu qua mạng còn thấp hơn so với yêu cầu của Chính phủ. Nhiều cơ quan, địa phương có tỷ lệ đấu thầu qua mạng rất thấp.

Ngoài ra, xuất hiện một số hiện tượng, như: Nhiều gói thầu chỉ có một nhà thầu tham dự với tỷ lệ tiết kiệm rất thấp; chuyển gói thầu thành gói hỗn hợp hoặc gói gồm các phần nhỏ để tránh đấu thầu qua mạng; đưa vào hồ sơ mời thầu những tiêu chí không phù hợp…

Năm 2019, cả nước có 283.400 gói thầu được thực hiện, với tổng giá gói thầu hơn 734.698 tỷ đồng.

- Ngay cả những địa phương là các thành phố lớn trực thuộc Trung ương cũng có tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu thấp, chỉ khoảng từ 2,4%-5%.

Theo Cục Quản lý Đấu thầu [Bộ Kế hoạch và Đầu tư], qua tổng hợp tình hình thực hiện công tác đấu thầu của các địa phương trên cả nước cho thấy, năm 2014, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đã được nâng cao khi tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu tại nhiều địa phương đạt từ 4% trở lên. Có những địa phương có tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu khá cao là Quảng Trị với 22,6%, tiếp đến là Hải Dương [13,43%], Ninh Thuận [12,6%], Bình Định [12%], Phú Yên [11,79%]…

Trong 10 địa phương thấp nhất, thì tỉnh Điện Biện Đứng đứng cuối bảng với tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu thấp nhất cả nước là 0,35%.

Song, điều đáng buồn là ngay cả những địa phương là các thành phố lớn trực thuộc Trung ương cũng có tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu thấp, chỉ khoảng từ 2,4%-5%, trong đó, có cả hai đầu tàu kinh tế của cả nước là: TP. Hồ Chí Minh là 5%; TP. Đà Nẵng là 4,04%; TP. Cần Thơ là 3,57%; TP. Hà Nội là 2,44%...

Nguồn: Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nhiều địa phương thừa nhận, việc áp dụng chỉ định thầu để lựa chọn nhà thầu là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu đạt được rất thấp.

Điển hình như tại Thái Bình, trong 610 gói thầu, thì có tới 495 gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu [chiếm 83,6% tổng số gói thầu].

Về vấn đề này Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình cho biết, các gói thầu chỉ định thầu trên địa bàn Tỉnh chủ yếu thường rơi vào các gói thầu tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho dự án và các gói thầu có giá trị nằm trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định.

Điểm đáng lưu ý trong bức tranh đấu thầu chung của cả nước năm 2014 là có địa phương giá trúng thầu vừa bằng với giá gói thầu được phê duyệt như trường hợp một gói thầu của tỉnh Quảng Bình, giá gói thầu được duyệt là 6.950 triệu đồng, thì giá trúng thầu cũng là… 6.950 triệu đồng.

Bên cạnh chỉ định thầu, các địa phương cũng chỉ ra những nguyên nhân khác làm giảm tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu.

Tỉnh Điện Biện cho rằng, năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu còn hạn chế, chưa đồng đều, nhất là đối với một số huyện, xã vùng cao; địa bàn rộng, địa hình chia cắt nên việc kiểm tra giám sát công tác đấu thầu còn gặp nhiều khó khăn, chưa kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc và chấn chỉnh sai phạm cũng là những nguyên nhân cộng hưởng khiến địa phương này có tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu thấp nhất cả nước.

Cũng giống Điện Biên, TP. Hà Nội cũng thừa nhận, tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu thấp là do năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu trên địa bàn còn hạn chế.

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cho rằng, chất lượng một số cán bộ làm công tác đấu thầu còn chưa đồng đều giữa các quận, huyện; việc cập nhật những kiến thức mới liên quan đến pháp luật về đấu thầu còn chưa kịp thời, dẫn đến còn lúng túng trong quá trình tổ chức, thực hiện; một số ít cán bộ được cử đi học các lớp về đấu thầu, có chứng chỉ.

Cùng với đó, vẫn còn tình trạng chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư phụ thuộc quá nhiều vào các đơn vị tư vấn đấu thầu, chưa chủ động nghiên cứu và cập nhật thường xuyên các quy định mới về đấu thầu, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai công tác đấu thầu cũng như triển khai dự án.

Trong khi, năng lực của các đơn vị tư vấn được lựa chọn cũng còn những hạn chế nhất định, làm cho chất lượng của công tác đấu thầu chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra./.

Video liên quan

Chủ Đề