cách tính z-score trong excel

Z Score / Hệ Số Nguy Cơ Phá Sản

Định nghĩa

Z Score là một biện pháp thống kê định lượng khoảng cách (đo bằng độ lệch chuẩn) từ một điểm dữ liệu bất kỳ đến giá trị trung bình của một tập hợp dữ liệu. Trong tài chính, Z-score là kết quả kiểm tra tín dụng đo lường khả năng phá sản.

Các nhà đầu tư thường xem xét hệ số đòn bẩy tài chính(Financial leverage)để đánh giá tình hình nợ nần của doanh nghiệp từ đó quyết định mức độrủi rokhi đầu tư vào doanh nghiệp đó. Tuy nhiên có một chỉ số có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá tốt rủi ro tốt hơn, thậm chí có thể dự đoán được nguy cơphá sảncủa doanh nghiệp trong tương lai gần. Đó chính là hệ số nguy cơ phá sản, hay còn gọi là Z score do nhà kinh tế học Hoa Kỳ Edward I. Altman, giảng viên trường đại học New York thiết lập. Hệ số này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp chứ không áp dụng cho các định chế tài chính như ngân hàng hay là các công ty đầu tư tài chính. Ở Hoa Kỳ, chỉ số Z score đã dự đoán tương đối chính xác tình hình phá sản của các doanh nghiệp trong tương lai gần. Có khoảng 95% doanh nghiệp phá sản được dự báo nhờ Z score trước ngày sập tiệm một năm, nhưng tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 74% cho những dự báo trong vòng 2 năm.
Công thức tính hệ số nguy cơ phá sản:

Z score = 1,2*A1+1,4*A2+3,3*A3+0,6*A4+1,0*A5

Trong đó:
A1= Vốn luân chuyển ( = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản
A2= Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản
A3=EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)/Tổng tài sản
A4= (Giá thị trường của cổ phiếu*Số lượngcổ phiếu lưu hành)/Tổng nợ
A5= Hiệu quả sử dụng tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản

Sau khi đã tính toán được hệ số Z rồi, các nhà đầu tư sẽ đối chiếu với bảng giá trị sau:

2.99 Doanh nghiệp có tài chính lành mạnh
1.81 Doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn, tuy nhiên cần phải xem xét điều kiện tài chính một cách thận trọng
Z<=1.81 Doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính.

Saga giải thích

Với Z-score bằng 0 tương đương với xác suất phá sản là 50%.