Cách trị ho đờm tại nhà cho be

0

Mẹo trị ho có đờm cho trẻ có 1 0 2 không nên bỏ phí

Đờm có thể xuất hiện nhiều ở cổ và mũi khiến trẻ thấy khó chịu

Thời tiết thay đổi và môi trường ô nhiễm làm trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp như ho, số mũi Với một số bé bị ho có đờm, con trẻ sẽ vô cùng khó chịu do đờm nhầy làm nghẹt đường thở. Áp dụng ngay một số mẹo trị ho có đờm dưới đây các mẹ nhé:

Contents

  • 1 Ho có đờm là gì?
  • 2 Mẹo trị ho có đờm tại nhà cho con trẻ
    • 2.1 Giữ ẩm không khí cho trẻ
    • 2.2 Cho trẻ uống nhiều nước
    • 2.3 Sử dụng nước muối để vệ sinh mũi, họng bé
    • 2.4 Luôn giữ ấm cơ thể bé
    • 2.5 Mẹo dân gian trị ho có đờm cho bé
      • 2.5.1 Tỏi ngâm mật ong:
      • 2.5.2 Nước gừng pha mật ong:

Ho có đờm là gì?

Đờm là chất nhầy được tiết ra bởi các tế bào ở đường hô hấp dưới bao gồm phế quản và các tiểu phế quản. Đờm có thể có màu trắng, vàng, xanh lá cây, hồng hay đỏ [ho ra máu đờm], phụ thuộc vào bệnh lý trẻ mắc phải.

Khi có một nhiễm trùng trong phổi hay đường hô hấp trên bị vi khuẩn, vật thể lạ xâm nhập, đường hô hấp dưới sẽ sản xuất ra chất nhầy để giữ ấm và bảo vệ các khu vực này khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.

Đờm có thể xuất hiện nhiều ở cổ và mũi khiến trẻ thấy khó chịu

Lúc này cơ thể tống chất nhầy này ra khỏi cơ thể bằng cách ho ra đờm. Mặc dù là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể nhưng đôi khi sự dư thừa quá mức của đờm nhầy sẽ khiến trẻ không thoải mái.

Đặc biệt ở trẻ em khi không tự khạc hay ho ra đờm được sẽ gây ứ đọng, tắc, nghẹt đường thở, hay thở khò khè.

Mẹo trị ho có đờm tại nhà cho con trẻ

Giữ ẩm không khí cho trẻ

Không khí khô làm kích thích mũi và họng tiết ra nhiều chất nhầy hơn để giữ ẩm. Vì vậy, với tình trạng ho có đờm ở trẻ, đặt một máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng ngủ, sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp như viêm họng, nghẹt mũi do đờm, đồng thời giúp bé ngủ sâu và ngon hơn.

Đặt bình phun sương nhỏ trong phòng để làm ẩm không khí

Cho trẻ uống nhiều nước

Cơ thể bé phải được cung cấp đủ lượng nước để tránh kích thích tiết dịch nhầy hay làm loãng dịch nhầy để dễ tống đờm ra ngoài, ngăn ngừa các tắc nghẽn do đờm đặc.

Tuy nhiên, kênh truyền hình CNN Hoa Kỳ từng chia sẻ,lượng nước đưa vào cơ thể mỗi trẻ là khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi:

  • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Không cần thêm bất kì nước nào vì chúng sử dụng nguồn nước sữa mẹ hoặc sữa bột là vừa đủ.
  • Trẻ từ 6 tháng 12 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ chưa cần uống quá nhiều nước. Tuy nhiên, khi con trẻ bị ho có đờm, nên bổ sung 120 200 ml nước mỗi ngày.
  • Sau 1 tuổi: Nên cho trẻ uống nhiều hơn ở độ tuổi này. Lượng nước khuyến cáo nên dao động từ 200 500 ml.

Mẹo trị ho có đờm đơn giản nhất là cho trẻ uống nhiều nước ấm

Sử dụng nước muối để vệ sinh mũi, họng bé

Làm sạch chất nhầy, đờm ở mũi và các xoang mũi bằng cách xịt mũi hay rửa mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% thường xuyên mỗi ngày.

Với những trẻ có đờm đặc ở cổ, mẹ cũng nên cho con trẻ súc miệng bằng nước muối để làm loãng đờm, từ đó, theo phản xạ ho, đờm sẽ dễ dàng tống ra ngoài.

Dùng nước muối rửa sạch đờm trong mũi của trẻ

Luôn giữ ấm cơ thể bé

Thay đổi thời tiết đột ngột gây ra các triệu chứng cảm cúm thông thường là một trong những nguyên nhân làm bé ho ra đờm.

Mẹ có thể dùng khăn mỏng quấn quanh vùng cổ họng của trẻ. Nhớ nới lỏng để vừabảo vệ đường thở vừa giúp trẻ dễ thở hơn.

Mẹo dân gian trị ho có đờm cho bé

Tỏi ngâm mật ong:

Tỏi chứa Allicin là một chất chống oxi hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, selen và các nguyên tố vi lượng khác trong tỏi còn giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

Mật ong chứa nhiều loại đường, các vitamin, axit amin và nhiều khoáng chất có tác dụng bồi bổ sức khỏe và kết hợp với các vị thuốc khác để trị một số bệnh.

Sử dụng tỏi kết hợp với mật ong là công thức làm tiêu đờm, loãng dịch nhầy tại nhà đơn giản mà an toàn.

Mẹo trị ho có đờm đơn giản với mât ong và tỏi

  • Chuẩn bị: 50gr tỏi và 300ml mật ong nguyên chất.
  • Cách làm: Tỏi bóc vỏ, thát lát, đập dập hoặc xay nhuyễn, cho vào hũ thủy tinh. Đổ mật ong cho ngập tỏi. Đậy kín nắp, bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Sử dụng sau 2 3 tuần ngâm.
  • Cách dùng: Khi bé bị ho có đờm hay các bệnh cảm cúm thông thường như viêm họng, sổ mũi, cho bé dùng 1 2 thìa mỗi lần, một ngày dùng từ 2 3 lần để đạt hiệu quả cao nhất.

Nước gừng pha mật ong:

Theo Đông y, gừng tươi có tính nóng, chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm sạch các chất độc khỏi cổ họng và đường hô hấp, vì thế giúp giảm ho. Đồng thời, chất gingerols là hợp chất chống sưng viêm có tác dụng giảm ho, tiêu đờm hiệu quả.

Mật ong và gừng là mẹo trị ho đơn giản tại nhà

  • Chuẩn bị: 1 củ gừng già, 100ml mật ong.
  • Cách làm: Gừng già gọt vỏ, xay hoặc giã nhuyễn, ngâm với một ít nước ấm cho tan ra, lọc bỏ bã gừng rồi hòa với mật ong [nếu cho người lớn sử dụng có thể giữ lại bã gừng].
  • Cách dùng: Dùng ngày 3 lần sáng trưa tối khi có triệu chứng ho có đờm, viêm mũi họng.

Mẹo trị ho có đờm thường chỉ có tác dụng khi tình trạng trẻ mới chớm hoặc chưa bị nặng. Nếu tình trạng ho có đờm kéo dài hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để có các biện pháp chữa trị đúng đắn. Tránh để tình trạng ho có đờm không được chữa trị đúng cách về lâu dài có thể gây ra các biến chứng đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn.

Minh Quân

Đánh giá bài viết này

Bài viết liên quan

Bé bị kho khan phải làm sao? Tìm hiểu những cách trị ho khan hiệu quả tại nhà

Tháng Tư 13, 2019

Bé bị ho khan phải làm sao? 1001 bí quyết TRỊ DỨT ĐIỂM ho khan cho trẻ

Chi tiết

Cách trị ho có đờm cho trẻ 7 tháng tuổi

Tháng Ba 21, 2019

15 Cách trị ho đờm cho bé 7 tháng tuổi đơn giản và hiệu quả nhất

Chi tiết

Cách trị ho có đờm cho trẻ 4 tháng tuổi với lá hẹ đường phèn hoặc mật ong

Tháng Ba 21, 2019

3 cách trị ho có đờm cho trẻ 4 tháng NHANH và HIỆU QUẢ tại nhà

Chi tiết

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Video liên quan

Chủ Đề