Cách trị ngón tay cò súng tại nhà

Ngón tay cò súng – một bệnh không hiếm gặp. Nó không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Chữa ngón tay cò súng có nhiều cách khác nhau. Trong đó bấm huyệt chữa ngón tay cò súng được áp dụng phổ biến. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bấm huyệt điều trị ngón tay ngay sau đây.

Thông thường, ở khớp khỏe mạnh thì phần gân sẽ hoạt động tương tự như dải băng gắn liều với xương, cơ. Cùng với cơ, gân giúp chuyển động của các xương trong bàn tay, cánh tay khi uốn cong và duỗi thẳng.

Gân có khả năng trượt qua các mô chè phủ bởi bao hoạt dịch có công dụng bôi trơn xung quanh khớp. Khi dây chằng ở ngón tay hoặc ngón tay cái bị tổn thương viêm và sưng. Lúc này xuất hiện tình trạng ngón tay cò súng.

Ngón tay cò súng diễn tiến trong thời gian dài sẽ gây ra sẹo hoặc vỏ dày. Điều này khiến cho gân chuyển động khó khăn hơn, tạo ra các âm thành lục cục trong các khớp.

1.1 Nguyên nhân ngón tay cò súng

Thực tế, chưa có nghiên cứu nào cụ thể nói về nguyên nhân chính xác của ngón tay cò súng. Nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ngón tay cò súng được chỉ ra gồm:

Các yếu tố này làm gia tăng nguy cơ ngón tay cò súng.

1.2 Triệu chứng ngón tay cò súng

Ngón tay cò súng có biểu hiện gồm:

  • Đau gốc ngón tay;
  • Đau ngón cái khi gập/ duỗi/ ấn vào;
  • Cứng khi di chuyển ngón tay;
  • Kẹt ở tư thế gập và đột ngột duỗi ra;
  • Không hoàn toàn gập/ duỗi được;
  • ...

Tùy từng tình trạng, mức độ mà các biểu hiện ngón tay cò súng sẽ khác nhau.

Ngón tay cò súng có thể được chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa nội khớp. Ở giai đoạn sớm, việc chẩn đoán ngón tay cò súng thường khó hơn. Chẩn đoán ngón tay cò súng gồm:

  • Khám lâm sàng;
  • Chụp X- quang bàn tay;

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán phân biệt với các dạng như:

  • Nhiễm trùng;
  • Chấn thương khác;
  • Trật khớp;
  • Co cơ Dupuytren;
  • Loạn trương lực cơ khu trú;
  • Nang hoạt dịch;
  • Xương vừng;
  • Thoái hoá khớp;
  • ..

Chữa ngón tay cò súng có nhiều cách khác nhau như:

Ngoài ra, để phòng ngừa ngón tay cò súng tái phát bạn cũng cần có các bài tập phù hợp theo hướng dẫn.

Bấm huyệt chữa ngón tay cò súng là một cách chữa bệnh dựa vào y học cổ truyền. Cùng theo dõi kỹ hơn về bấm huyệt điều trị ngón tay cò súng trong mục này.

3.1 Cơ chế chữa ngón tay cò súng bằng bấm huyệt

Bấm huyệt là 1 liệu pháp vật lý trị liệu trong y học cổ truyền. Cơ chế hoạt động của bấm huyệt đó là nó sẽ tác động theo cơ chế kiểm soát cổng, thuyết kinh mạch, cơ chế sinh hoá tiết ra hormone. Từ đó là thể làm thư giãn, giảm đau.

Dựa trên các tác động theo cơ chế chữa bệnh của bấm huyệt, việc chữa ngón tay cò súng bằng bấm huyệt mang lại kết quả điều trị rất tốt.

3.2 Bấm huyệt điều trị ngón tay cò súng có hiệu quả

Chấm cứu kết hợp với bấm huyệt có công dụng làm giảm viêm bao hoạt dịch của bao gân – một phương pháp điều trị ngón tay cò súng hiệu quả - nghiên cứu tìm thấy trên Pubmed.

Nghiên cứu này được thực hiện trên 15 bệnh nhân. Họ sẽ được châm cứu trên 19 ngón tay liên tục 5 lần/ ngày. Trước, sau khi trị liệu, họ sẽ được đánh giá cơn đau, mức độ nghiêm trọng của việc giật bằng thang điểm đau [VAS].

Kết quả cho thấy, điểm số VAS được cải thiện sau lần điều trị đầu tiên. Các cơn đau khi bắt đầu – đánh giá trước khi điều trị, được cải thiện theo thời gian đạt ý nghĩa thống kê từ lần thứ 2.

Những kết quả này cho thấy, việc thực hiện điều trị ngón tay cò súng bằng châm cứu, bấm huyệt có hiệu quả rõ rệt.

3.3 Bấm huyệt chữa ngón tay cò súng thế nào

Để thực hiện bấm huyệt điều trị ngón tay cò súng, bạn cần chú ý một số huyệt sau:

Huyệt đại lăng

Huyệt đại lăng nằm ở vị trí giữa các nếp gấp ngang ở phần cổ tay. Đây là huyệt đạo quan trọng – nơi tích tụ các nguyên khí của các phủ tạng đi qua và ở lại. Vì thế, việc bấm huyệt đại lăng có thể giúp thông kinh hoạt lạc, điều hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng, kháng độc.

Bấm huyệt đại lăng chữa ngón tay cò súng cũng được sử dụng. Ngoài ra, huyệt này cũng được sử dụng để điều trị một số chứng bệnh khác như:

  • Đau tim;
  • Hồi hộp;
  • Đau ngực;
  • Đau hạ vị;
  • Đau dạ dày;

Bấm huyệt chữa ngón tay cò súng sử dụng huyệt đại lăng.

Trung chữ

Bấm huyệt chữa ngón tay cò súng còn dùng huyệt Trung chữ. Đây là huyệt nằm ở rãnh giữa các gân của ngón tay 4 và 5, ở mặt sau của đốt ngón tay

Ngoài việc dùng trong trị chứng ngón tay cò súng thì huyệt này còn được dùng để trị các chứng đau khác như:

  • Đau đầu;
  • Căng cơ vai gáy;
  • Đau lưng;
  • ...

Một số nghiên cứu còn chỉ ra, việc kích thích huyệt Trung chữ này có thể sử dụng để kích thích:

  • Thuỳ trán;
  • Thuỳ thái dương;
  • Thuỳ chẩm;
  • Tiểu não;
  • Tắc nghẽn tai;
  • ...

Cách dùng huyệt Trung chữ để chữa ngón tay cò súng như sau:

  • Xác định huyệt;
  • Ấn sâu;
  • Xoa bóp;
  • Kích thích huyệt;
  • Làm trong 4-5s.

Để đạt hiệu quả trong bấm huyệt chữa ngón tay cò súng bạn cần thực hiện đúng cách.

  • Liệu trình bấm huyệt chữa ngón tay cò súng

Bấm huyệt điều trị ngón tay cò súng trong bao lâu còn tuỳ thuộc từng đối tượng, tình trạng và khả năng đáp ứng. Do đó, để bấm huyệt chữa ngón tay cò súng bạn cần đến các cơ sở để được bác sĩ tư vấn.

  • Chỉ định, chống chỉ định bấm huyệt chữa ngón tay cò súng

Bấm huyệt chữa ngón tay cò súng được đánh giá cao. Nó có thể kết hợp với châm cứu, dùng thuốc... theo chỉ định để nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện trị liệu bằng phương pháp này.

Bấm huyệt chữa ngón tay cò súng chỉ định cho các đối tượng nào? Tốt nhất, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn, đánh giá và cho bạn câu trả lời.

Những người đang gặp các vấn đề về chấn thương ở các vị trí huyệt đạo thường sử dụng để bấm khi bị ngón tay cò súng. Lúc này, bạn không nên điều trị bằng phương pháp này. Vì nó có thể khiến cho các chấn thương nghiêm trọng hơn.

  • Lưu ý khi bấm huyệt chữa ngón tay cò súng

Bấm huyệt chữa ngón tay cò súng nhìn chung khá đơn giản. Nó được thực hiện tại nhà theo hướng dẫn. Tuy nhiên, khi thực hiện lực bấm huyệt cần phải có cảm giác nặng, khiến bạn thấy dễ chịu.

Nếu bạn đang có các tổn thương trên bề mặt huyệt hay có vấn đề về da liễu [mụn nước, viêm nhiễm,...] thì tốt nhất không nên tác động vào huyệt.

Các bài tập vật lý trị liệu thực hiện tại nhà, có thể kết hợp cùng với bấm huyệt chữa ngón tay cò súng hiệu quả. Bạn có thể thực hiện tại nhà.

Bài tập 1:

  • Để tay lên bàn. Duỗi thẳng ngón tay;
  • Dùng tay còn lại để uốn 4 ngón ngửa ra sau;
  • Duỗi thẳng các ngón tay;
  • Dùng tay còn lại để gập ngón tay vào trong lòng bàn tay;

Bài tập vật lý trị liệu này bạn có thể tập nhiều lần và lặp lại.

Bài tập 2:

  • Xoa góc ngón tay cò súng;
  • Nắm lại/ mở ra trong 1 phút;
  • Duỗi ngón cò súng gập vào lòng bàn tay trong 30s;

Tập liên tục mỗi ngày kết hợp với bấm huyệt chữa ngón tay cò súng hiệu quả.

Bài tập 3:

  • Đưa ngón bị cò súng chạm vào ngón cái thành chữ O giữ 5s;
  • Duỗi ra và đưa về tư thế chữ O;

Thực hiện nhiều lần trong ngày

Bài tập 4:

  • Duỗi ngón tay hết mức;
  • Gập vào trong lòng bàn tay;
  • Duỗi thẳng hết mức;
  • Gập vào chạm lòng bàn tay;
  • Dưa ngón cái chạm vào các ngón còn lại đến nhiều vị trí khác nhau ở lòng bàn tay;

Thực hiện bài tập chữa ngón tay cò súng này mỗi ngày.

Bài tập 5

  • Mở rộng ngón tay hết mức;
  • Khép ngón tay lại gần nhau;
  • Uốn cong tất cả ngón tay về phía sau trong 5s;
  • Khép/ duỗi thẳng ngón tay, ngón cái thẳng đứng;
  • Gập ngón cái vào lòng bàn tay 5s;

Lặp lại và thực hiện bài tập chữa ngón tay cò súng nhiều lần để mang lại hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về chữa ngón tay cò súng, bấm huyệt điều trị ngón tay cò súng... Hy vọng những thông tin này giúp ích cho bạn khi đang thắc mắc về bấm huyệt chữa ngón tay cò súng. Nếu còn băn khoăn nào khác, hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp thêm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Sau khi thực hiện các bài tập ngón tay, bạn sẽ bắt đầu thấy những cải thiện trong vòng vài tuần đến sáu tháng. Nếu bạn đã thực hiện các bài tập ngón tay thường xuyên mà không thấy cải thiện hoặc các triệu chứng bắt đầu trở nên tồi tệ và nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Tình trạng viêm gây ra ngón tay cò súng có thể dẫn đến đau, nhức và hạn chế vận động.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Nóng, cứng hoặc đau dai dẳng ở gốc ngón cái, ngón tay bị ảnh hưởng.
  • Một vết sưng hoặc cục u ở gốc ngón tay.
  • Một tiếng “rắc”, “cạch” khi bạn di chuyển ngón tay [giống tiếng kêu như khi bạn bẻ ngón tay].
  • Không thể duỗi thẳng ngón tay của bạn sau khi uốn cong nó.

Các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến nhiều ngón tay cùng lúc và trên cả hai tay. Các triệu chứng cũng có thể rõ ràng hoặc dễ nhận thấy hơn vào buổi sáng, khi nhặt một vật hay duỗi thẳng ngón tay của bạn.

Thực hiện các bài tập ngón tay có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và tăng tính linh hoạt. Điều quan trọng là bạn phải thực hiện các bài tập một cách nhất quán để có được kết quả tốt nhất.

Đây là những bài tập đơn giản, có thể thực hiện ở bất cứ đâu. Thứ duy nhất bạn cần là một sợi dây thun và nhiều đồ vật nhỏ. Các đồ vật có thể bao gồm tiền xu, nắp chai và bút.

Hãy dành ít nhất 10 - 15 phút mỗi ngày để thực hiện những bài tập này. Bạn có thể tăng thời gian tập khi cảm thấy đủ sức khỏe. Bạn cũng có thể tăng số lần lặp lại và tập hợp.

Không sao nếu bạn không thể hoàn thành toàn bộ chuyển động cho các bài tập! Bạn chỉ nên làm nhiều nhất có thể. Nếu các ngón tay cảm thấy đau nhức vì bất kỳ lý do gì, bạn có thể tạm dừng hoàn toàn các bài tập trong vài ngày hoặc cho đến khi cảm thấy tốt hơn.

3.1. Căng duỗi ngón tay

  • Đặt bàn tay nằm phẳng trên bàn. Dùng tay còn lại để giữ ngón tay bị ảnh hưởng.
  • Từ từ nhấc ngón tay lên và giữ cho các ngón tay còn lại bằng phẳng.
  • Nâng và duỗi ngón tay càng cao càng tốt mà không bị căng.
  • Giữ nó ở đây trong vài giây và thả xuống.
  • Bạn có thể thực hiện động tác này trên tất cả các ngón tay và ngón tay cái.
  • Thực hiện 1 bộ 5 lần lặp lại.
  • Lặp lại 3 lần trong ngày.

Bài tập ngón tay: căng duỗi ngón tay có thể tập lặp lại 3 lần/ngày để đạt hiệu quả

3.2. Đối lực ngón tay 1

  • Đặt bàn tay trước mặt bạn.
  • Mở rộng ngón tay bị ảnh hưởng và một ngón tay bình thường bên cạnh nó.
  • Dùng ngón tay cái và ngón trỏ của bàn tay đối diện để ấn nhẹ các ngón tay mở rộng vào nhau.
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái để tạo lực cản cho hai ngón tay khi bạn tách chúng ra.
  • Giữ ở đây trong vài giây và sau đó trở lại vị trí bắt đầu.
  • Thực hiện 1 bộ 5 lần lặp lại.
  • Lặp lại 3 lần trong ngày.

3.3. Đối lực ngón tay 2

  • Di chuyển ngón tay bị ảnh hưởng của bạn ra xa nhất có thể so với ngón tay bình thường gần nhất để chúng tạo thành vị trí chữ V.
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay đối diện để ấn hai ngón này vào các ngón còn lại.
  • Sau đó nhấn hai ngón tay để di chuyển chúng gần nhau hơn.
  • Thực hiện 1 bộ 5 lần lặp lại.
  • Lặp lại 3 lần trong ngày.

3.4. Ngón tay xòe

  • Bắt đầu bằng cách véo các đầu ngón tay và ngón cái.
  • Quấn dây thun quanh ngón tay.
  • Di chuyển các ngón tay của bạn ra khỏi ngón tay cái để dây trở nên căng hơn.
  • Mở rộng các ngón tay và ngón cái ra xa, gần nhau 10 lần.
  • Bạn sẽ có thể cảm thấy độ căng nhẹ của dây thun khi thực hiện động tác này.
  • Sau đó uốn cong các ngón tay và ngón cái về phía lòng bàn tay.
  • Móc dây thun vào giữa.
  • Dùng tay đối diện kéo phần cuối của dây để tạo độ căng nhẹ.
  • Giữ căng khi duỗi thẳng và uốn cong các ngón tay 10 lần.
  • Lặp lại ít nhất 3 lần trong ngày.

3.5. Ép lòng bàn tay

  • Nhặt một món đồ nhỏ và cho vào lòng bàn tay
  • Bóp chặt trong vài giây
  • Sau đó, thả ra bằng cách mở rộng các ngón tay của bạn
  • Lặp lại một vài lần
  • Làm điều đó ít nhất hai lần nữa trong ngày bằng các đồ vật khác nhau

3. 6. Nhặt đồ vật

  • Đặt nhiều đồ vật nhỏ như đồng xu, cúc áo và nhíp lên bàn.
  • Nhặt từng đồ vật một bằng cách dùng ngón tay cái và ngón cái bị ảnh hưởng của bạn.
  • Di chuyển đối tượng sang phía đối diện của bàn.
  • Lặp lại với từng đối tượng.
  • Tiếp tục trong 5 phút và tập bài tập ngón tay này hai lần một ngày.

Thực hiện bài tập ngón tay nhặt đồ vật trong 5 phút và tập bài tập ngón tay này 2 lần/ngày

3.7. Nắm giấy hoặc khăn

  • Đặt một tờ giấy hoặc khăn nhỏ vào lòng bàn tay.
  • Dùng ngón tay bóp và cuộn giấy hoặc khăn thành quả bóng càng nhỏ càng tốt.
  • Áp lực lên nắm tay khi đang siết chặt, đồng thời giữ tư thế này trong vài giây.
  • Sau đó, từ từ duỗi thẳng các ngón tay của bạn và thả giấy hoặc khăn ra.
  • Lặp lại 10 lần.
  • Thực hiện bài tập ngón tay này 2 lần mỗi ngày.

3.8. Bài tập 'O'

  • Đưa ngón tay bị ảnh hưởng vào ngón cái để tạo thành hình chữ “O”.
  • Giữ ở đây trong 5 giây.
  • Sau đó, duỗi thẳng ngón tay của bạn và đưa nó trở lại vị trí “O”.
  • Lặp lại 10 lần ít nhất hai lần một ngày.

3.9. Mở ngón tay và bàn tay

  • Bắt đầu bằng cách xoa bóp nhẹ khu vực ở gốc của ngón tay bị ảnh hưởng.
  • Sau đó, nắm tay lại khi bạn đưa tất cả các ngón tay lại với nhau.
  • Mở và đóng nắm tay của bạn trong 30 giây.
  • Sau đó, duỗi thẳng ngón tay bị ảnh hưởng và đưa nó trở lại chạm vào lòng bàn tay của bạn.
  • Tiếp tục động tác này trong 30 giây.
  • Thực hiện xen kẽ giữa hai bài tập này trong 2 phút và mỗi ngày 3 lần.

3.10. Gân lượn

  • Xòe các ngón tay càng rộng càng tốt.
  • Uốn cong các ngón tay sao cho các đầu ngón tay chạm vào đầu lòng bàn tay.
  • Duỗi thẳng các ngón tay lại và rộng ra.
  • Sau đó uốn cong các ngón tay của bạn để chạm vào giữa lòng bàn tay của bạn.
  • Mở rộng các ngón tay của bạn.
  • Bây giờ đưa các đầu ngón tay của bạn chạm vào đáy lòng bàn tay.
  • Đưa ngón tay cái chạm vào từng đầu ngón tay.
  • Đưa ngón tay cái của bạn chạm vào các vị trí khác nhau trên lòng bàn tay. Thực hiện 3 hiệp hai lần mỗi ngày.

3.11. Các ngón tay duỗi thẳng

  • Xòe các ngón tay càng rộng càng tốt, giữ trong vài giây.
  • Ép các ngón tay lại gần nhau.
  • Uốn cong tất cả các ngón tay về phía sau trong vài giây rồi tiến về phía trước.
  • Đặt ngón tay cái thẳng đứng và nhẹ nhàng rút ngón tay cái ra sau trong vài giây.
  • Lặp lại mỗi động tác vài lần, ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Bạn cũng nên tự xoa bóp ngón tay. Có thể thực hiện việc này vài phút mỗi lần trong ngày. Đặc biệt, việc massage có lợi cho bạn trước và sau khi tập các bài tập ngón tay. Xoa bóp sẽ giúp tăng cường tuần hoàn, tính linh hoạt và phạm vi chuyển động.

Để làm điều này:

  • Bạn có thể xoa bóp hoặc chà xát theo chuyển động tròn nhẹ nhàng.
  • Ấn mạnh nhưng nhẹ nhàng.
  • Xoa bóp khớp cũng như toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng bởi ngón tay kích hoạt hoặc tập trung vào một điểm cụ thể.
  • Nhấn và giữ mỗi điểm trong 30 giây.

Bạn cũng nên xoa bóp toàn bộ bàn tay, cổ tay và cẳng tay, vì tất cả các vùng này đều được kết nối với nhau. Bạn có thể quyết định phương pháp nào dễ thực hiện và đạt được kết quả tốt nhất.

Bạn sẽ bắt đầu thấy những cải thiện trong vòng vài tuần đến sáu tháng tập thể dục nhất quán. Nếu bạn đã thực hiện các bài tập thường xuyên mà không thấy cải thiện hoặc nếu các triệu chứng bắt đầu trở nên tồi tệ và nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Các bài tập này không có tác dụng với tất cả các bệnh nhân và việc điều trị y tế, thậm chí phẫu thuật thường là cần thiết.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán các bệnh lý cơ xương khớp. Khi thăm khám tại Hệ thống y tế Vinmec, Quý khách hàng sẽ được:

  • Đội ngũ y - bác sỹ là các chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân.
  • Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
  • Không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, sang trọng và tiệt trùng tối đa.
  • Đảm bảo trọn vẹn sự an toàn và riêng tư cho khách hàng.
  • Mô hình quản lý, chia sẻ và kết nối dữ liệu thông tin trực tuyến hiện đại, hiệu quả tối ưu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • Jennings CD. [2010]. Trigger finger.
    orthoinfo.aaos.org/en/diseases--conditions/trigger-finger
  • Mayo Clinic Staff. [2017]. Trigger finger.
    mayoclinic.org/diseases-conditions/trigger-finger/diagnosis-treatment/drc-20365148
  • Trigger finger. [2010].
    ipcphysicaltherapy.com/TriggerFinger.aspx
  • Health.line. 11 Trigger Finger Exercises to Try at Home

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề