Cách trồng đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan là một trong những loại rau củ cực kỳ bổ dưỡng, đặc biệt là cung cấp dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Kỹ thuật trồng đậu Hà Lan cũng không quá khó vì chúng thích hợp với điều kiện thời tiết của Việt Nam.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng đậu Hà Lan:

1. Thời vụ theo kỹ thuật trồng đậu Hà Lan

Đậu hà lan là loại cây có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất vẫn là tháng 5 hoặc tháng 11.

Mặc dù đậu hà lan được trồng rất nhiều trên các nước khác nhau trên thế giới nhưng chỉ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trong điều kiện nhiệt độ 18-20 độ C, khí hậu ẩm. Nhiệt độ trên 25 độ C hay dưới 12 độ C thì cây sinh trưởng chậm và ở 35 độ C cây sẽ bị lụi tàn.

2. Đất trồng

Đất trồng là loại đất giữ ẩm tốt, chân đất cao, dễ thoát nước và có độ pH 6.0 6.5, pH dưới 5,5 phải bón vôi [10-15 kg vôi bột/sào].

Đất phải được cày xới kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng và chia luống [ khoảng cách giữa các luống là 1,3 , mặt luống rộng 1m cao 25-30 cm].

3. Chọn giống

Đậu Hà Lan cũng có nhiều giống nhưng bạn nên chọn giống nhập nội cho năng suất cao, phẩm chất tốt nưng tính chịu bệnh kém đặc biệt là bệnh phấn trắng. Các giống nhập nội chủ yếu là Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga,Pháp.

  • Giống đậu hà lan leo cần 40-50 kg hạt /ha
  • Giống đậu hà lan lùn cần 60-80 kg hạt / ha.

4. Kỹ thuật trồng đậu hà lan

Cây đậu Hà Lan mới nảy mầm

Bạn tiến hành gieo hạt đậu Hà Lan theo rãnh đã làm, hoặc có thể trong thùng xốp hoặc chậu nhựa nếu không có vườn.

Khoảng cách gieo hạt hàng cách nhau 30 cm cây, cây cách nhau 7 cm, mật độ 32 vạn cây/ ha

Sau khi gieo xong bạn làm giàn leo cho cho chúng bởi đây là giống dây leo dài nên việc làm giàn là rất quan trọng.

5. Cách chăm sóc đậu Hà Lan

Đậu hà lan tuyệt đối bạn không thể dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Bạn nên dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng để bón cho cây.

Chăm sóc cây theo kỹ thuật trồng cây đậu Hà Lan

Bạn cần bón thúc cho cây 3 lần:

  • Lần 1: cây có 4-5 lá thật
  • Lần 2: bắt đầu nở hoa [ trước khi cắm dóc]
  • Lần 3: sau thu quả đợt 1

Sau khi bón thúc hay bón phân thì bạn cũng nên tưới thêm nước phân mục, làm cỏ, xới, vun 3 lần kết hợp với 3 lần bón thúc, làm giàn khi cây cao khoảng 25-30cm.

Bạn sử dụng nguồn nước tưới sạch để tưới nước , sau khi gieo trồng bạn cần tưới nước thường xuyên 1 lần 1 ngày để đảm bảo độ ẩm trung bình là 70-75%.

Một số sâu bệnh thường gặp ở cây đậu hà lan sâu xám, sau xanh, ruồi đục lá, sâu đục quảvà một số bệnh thường gặp là bệnh phấn trắng, bệnh cháy lá, đốm lá do vi khuẩn bệnh sinh ra từ đất như bệnh héo rũ, bệnh thối đen rễ Chính vì vậy, bệnh nê thực hiện quan sát nên cây bị bệnh thì bệnh cần phun thuốc diệt trừ ngay nhưng không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trừ khi cần thiết.

6. Thu hoạch

Đậu hà lan có thể sử dụng quả non, thu hoạch sau khi hạt non chớm phình to. Bạn nên thu hoạch vào sáng sớm sẽ có chất lượng tươi hơn có khả năng bảo quản và vận chuyển tốt hơn. Khi thu hái tránh làm trầy xước hoặc bong lớp phấn trên vỏ hạt, loại bỏ quả có vết về sâu bệnh, trầy xước hoặc dị dạng.

Với đậu ăn hạt non thu muộn hơn, hạt đã phình to và tương đối cứng, nhưng chưa quá già hoặc khô. Hạt được tách ra dùng ngay hoặc chế biến, bảo quản để tiêu thụ dần. Hạt đậu non được chế biến chủ yếu bằng các phương pháp cấp đông hoặc đóng hộp.

Đối với đậu Hà Lan lấy hạt khô được thu hoạch khi hạt đã già, khô, vỏ quả đã bạc,bạn cần thu kịp thời, không để quá khô vì một số giống có khả năng tự tách vỏ ngay trên cây. Sau đó, bạn phơi khô nguyên quả, sau đó tách hạt và tiếp tục phơi hạt cho thật khô trước khi đóng gói.

Trên đây là kỹ thuật trồng đậu Hà Lan, chúc các bạn thành công!

Xem thêm các kỹ thuật trồng một số loại cây khác:

Chia sẻ kỹ thuật trồng hoa vạn thọ để làm cảnh

Cách trồng hoa đồng tiền và kinh nghiệm chăm sóc cho nhiều hoa

Video liên quan

Chủ Đề