Cách từ chối học đối tuyển

Bên cạnh cách viết thư xin việc thì thư từ chối nhận việc cũng là một loại được dùng phổ biến. Ứng viên có thể từ chối thông qua 2 hình thức gọi điện và email. Nhưng dù là cách nào thì cách từ chối offer cũng phải được thể hiện một cách khéo léo, để giữ được mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng, đồng thời mở rộng cơ hội làm việc trong tương lai.

1. Cách ứng xử khi muốn từ chối offer

Chú ý thời gian từ chối

Đầu tiên, chính là thời gian, bạn cần trả lời càng sớm càng tốt. Mặc dù, bạn được phép cân nhắc thật kỹ để đưa ra sự lựa chọn phù hợp, nhưng không có nghĩa bạn phải suy nghĩ quá lâu. Hãy nghĩ đến nhà tuyển dụng đang ráo riết tìm nhân sự, nếu bạn muốn từ chối hãy làm điều đó thật nhanh chóng. Thời gian hợp lý nhất để có cách từ chối lịch sự chính là trong vòng 24 giờ, tính từ khi nhận được thông báo của nhà tuyển dụng. Hãy giúp nhau tiết kiệm thời gian và tránh gây ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của doanh nghiệp.

Hãy biết ơn nhà tuyển dụng

Thứ hai, bạn đừng biến mình thành một người kém chuyên nghiệp, khi không bày tỏ sự cảm kích vì họ đã dành thời gian để sàng lọc hồ sơ, tìm hiểu về bạn trong nhiều hồ sơ khác. Họ cũng tốn thời gian để cùng bạn trao đổi phỏng vấn. Vậy nên, hãy cảm ơn họ trước khi thông báo từ chối offer.

Lý do ngắn gọn

Sau buổi phỏng vấn, bạn cảm thấy bản thân không phù hợp với văn hóa công ty, công việc không như bạn tưởng tượng hay mức lương chưa như mong đợi, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ nói rõ nguyên nhân như thế. Hãy sử dụng nguyên nhân ngắn gọn và chuyên nghiệp như công việc không giống với định hướng nghề nghiệp của bản thân; bạn thay đổi mục tiêu nghề nghiệp… Cũng đừng nên tỉ tê những gì bạn trải qua để đưa ra quyết định khó khăn như thế.

Mong muốn hợp tác nếu có cơ hội

Tỏ rõ sự tiếc nuối khi không được hợp tác cùng nhau, đồng thời hy vọng trong tương lai sẽ có thể có cơ hội để cùng nhau phát triển. Nếu được, bạn cũng có thể giới thiệu một số ứng viên khác để họ chọn lựa.

2. Cách từ chối offer qua điện thoại

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ gọi điện để tìm hiểu sơ lược về bạn trước khi đến với buổi phỏng vấn. Nếu ngay lúc đấy bạn cảm thấy môi trường không phù hợp bạn hãy trả lời một cách nhẹ nhàng, với ngữ điệu tôn trọng. Đừng vội tắt máy ngang hay thẳng thừng đưa ra lý do, hãy lắng nghe và bày tỏ lý do, đồng thời cảm ơn vì họ đã gọi cho bạn. Nếu sau buổi phỏng vấn, bạn quyết định sẽ từ chối, hãy gọi điện đến người liên lạc trực tiếp với bạn khi phỏng vấn và thực hiện theo cách từ chối offer được đưa ra như trên.

Vì nói chuyện qua điện thoại nên bạn cần tìm nơi yên tĩnh, kiềm chế cảm xúc, cũng như sử dụng tiếng nói dễ nghe, quan trọng là không được cười giỡn hay tỏ thái độ thiếu tôn trọng với họ. Dù bạn từ chối bây giờ nhưng có thể trong tương lai, bạn lại gặp công ty đấy.

3. Cách từ chối offer qua email

Để có cách từ chối nhận việc qua email chuyên nghiệp, bạn cần chú ý những phần sau:

  • Tiêu đề email: Họ và tên ứng viên _Vị trí công việc ứng tuyển
  • Lời mở đầu: Chào hỏi/Kính gửi Anh/Chị; sau đó giới thiệu về bản thân, vị trí phỏng vấn và ngày phỏng vấn.
  • Lời cảm ơn: Hãy cảm ơn công ty về lời đề nghị và khoảng thời gian quý báu mà phía tuyển dụng dành cho bạn.
  • Lời từ chối: Thông báo lý do bạn không thể đảm nhận vị trí này và bày tỏ sự tiếc nuối. Nhớ sử dụng lý do ngắn gọn nhé!
  • Lời kết: Bày tỏ lòng cảm kích một lần nữa và thể hiện mong muốn hợp tác nếu có cơ hội.

4. Một số mẫu từ chối offer

Mẫu từ chối offer 1

Kính gửi Anh/Chị A,

Em là Trần Diệu Anh, em đã nhận được lời mời nhận việc cho vị trí Kế toán vào ngày 05/06/2021. Trước hết, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến Anh/Chị/Quý công ty đã quan tâm đến CV của em, dành thời gian trao đổi trong đợt phỏng vấn vừa qua cũng như đề nghị em vào làm việc tại vị trí Kế toán.

Tuy nhiên, em thật sự xin lỗi và rất tiếc khi không thể tiếp nhận vị trí này. Đây là một quyết định khó khăn với em, nhưng sau khi cân nhắc kỹ càng, em nhận thấy nó không thật sự phù hợp với khả năng và mục tiêu cá nhân của em. Rất mong Anh/Chị/Quý công ty hiểu và cảm thông giúp em.

Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng cảm kích của mình và thành thật xin lỗi nếu quyết định này gây bất tiện cho quá trình tuyển dụng của công ty.

Hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác lâu dài trong tương lai!

Trân trọng,

Mẫu từ chối offer 2

Kính gửi Anh/Chị,

Em là Nguyễn Trung Quân, em thành thật cảm ơn anh/chị đã dành nhiều thời gian cho em và đã có lời mời em đảm nhận vị trí Thiết kế tại công ty. Tuy nhiên, thật không may, em đã chấp nhận lời mời làm việc ở một công ty khác. Em rất xin lỗi vì sự bất tiện này và hy vọng Anh/Chị thông cảm giúp em.

Một lần nữa, em rất biết ơn về lời mời làm việc và sự cân nhắc của anh/chị. Hy vọng trong tương lai em sẽ có cơ hội hợp tác cùng quý công ty.

Trân trọng,

Cách từ chối offer chưa bao giờ là dễ dàng đúng không nào? Nhưng đây lại là một phần khá phổ biến trong hành trình tìm kiếm công việc mơ ước mà bạn phải trải qua. Hãy biến mình thành một người chuyên nghiệp, khéo léo dù có hay không làm việc cùng nhau!

>>> Xem thêm: Xử lý thế nào khi vừa nhận việc, bạn lại có offer mới tuyệt vời hơn?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

7 cách từ chối dưới đây là câu trả lời vừa nhẹ nhàng nhưng cũng kiên quyết để cho đối phương biết rằng bạn không thể đáp ứng được yêu cầu của họ.

Bạn đã từng cảm thấy khó xử khi ai đó nhờ vả chưa. Bạn chưa thật sự sẵn sàng để giúp họ, bạn không thật lòng muốn giúp, nhưng thật khó để nói 1 tiếng “Không”. Bạn sẽ làm gì trước tình huống đó.

Hãy tham khảo 7 chiến thuật nói không dưới đây để tìm cho mình cách từ chối hiệu quả mà vẫn không gây mất lòng với người khác:

Càng có thể nói “không” với những việc của người khác mà bạn không muốn làm, bạn sẽ càng có nhiều thời gian để dành cho bản thân, gặp những người bạn muốn gặp, đi những nơi bạn muốn đến, hoặc thỏa mãn những đam mê riêng của mình.

Vì sao bạn không thể nói “không”?

Có rất nhiều lý do khiến cho sự từ chối đối với bạn cực kỳ khó khăn, chẳng hạn như:

  • Bạn lo lắng sẽ khiến cho người khác bị tổn thương;
  • Bạn lo sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội “ghi điểm” trong mắt đối phương;
  • Bạn sợ người kia sẽ giận, hoặc không thích bạn nữa;
  • Bạn không thể nói “không” vì bạn cảm thấy tội lỗi nếu không nói “có”;
  • Bạn không thể từ chối vì người kia năn nỉ rất thành tâm.

Vì sao bạn phải tập nói “không”? và nên học cách từ chối người khác

Bạn không muốn ôm vào mình những trách nhiệm không phải của mình, vì bạn cần có thời gian cho bản thân, để thực hiện những việc mà bản thân mình thật sự mong muốn.

  • Từ chối yêu cầu của người khác không phải là ích kỷ, bởi mỗi người đều có quyền từ chối việc gì đó nếu như nó ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của mình.
  • Bạn không thể làm hài lòng tất cả yêu cầu của mọi người và cũng không có đủ thời gian cho việc đó.
  • Nói “không” và học cách từ chối người khác giúp cho bạn tạo ra được một giới hạn cho bản thân, cũng như nâng cao sự tôn trọng dành cho bản thân mình. Nó giúp cho mọi người hiểu rằng, bạn cũng có những nhu cầu riêng và những giới hạn riêng.

Những lời nói “không” hiệu quả

1. Quá nhiều việc phải làm

Hãy cho người kia biết rằng bạn đang rất bận rộn, có nhiều thứ phải lo nên bạn không thể nhận thêm một trách nhiệm nào nữa.

“Mình không thể giúp bạn xách đồ ra Hà Nội được vì mình có rất nhiều thứ lỉnh kỉnh mang về cho gia đình.”

2. Giới thiệu sang một người khác:

Làm cho lời từ chối nhẹ nhàng hơn bằng cách giới thiệu cho đối phương một người khác có thể giúp đỡ họ.

“Em không thể giúp chị mang món đồ này được, nhưng có lẽ chị B được đó. Thứ sáu này chị ấy cũng đi Hà Nội, chị hỏi thử xem!”

3. Trì hoãn câu trả lời:

Hãy nói rằng bạn sẽ suy nghĩ về lời yêu cầu đó. Đây là một cách hay nếu như bạn là người không thể từ chối một ai.

“Không biết hành lý em mua có đủ không nữa, để em xem lại rồi báo cho chị nhé!”

4. Trì hoãn lời yêu cầu:

Cho người kia biết rằng bạn cũng rất muốn nhận lời nhưng không phải là bây giờ.

“Tiếc quá mình không thể đi Vũng Tàu với bạn vào ngày mai, nhưng chắc tháng sau sẽ được đấy!”

5. Đơn giản, hãy nói “không”:

Bạn không cần bất cứ lý do biện hộ nào cả, chỉ cần nói thẳng ra rằng bạn không thể làm được là xong.
“Xin lỗi nha, mình không giúp bạn được rồi!”

6. Từ chối với sự thành tâm:

Biểu hiện cho đối phương thấy được sự cảm kích cũng như sự tiếc nuối khi không thực hiện được yêu cầu của họ.

“Thật sự cảm ơn cậu vì đã mời tớ đến buổi tiệc, nhưng mà tiếc quá, hôm đấy tớ kẹt cứng lịch mất rồi.”

7. Đưa ra giới hạn thời gian:

Nếu không thể hoàn toàn từ chối, hãy đưa ra giới hạn thời gian mà bạn có thể xem xét được.

“Ok, mình sẽ giúp cho bạn nhưng mình chỉ rảnh 2 tiếng buổi chiều thứ 7 này thôi nhé!”

Cố gắng trở thành một con người hào hiệp và dễ mến là một việc tốt, tuy nhiên để làm hài lòng tất cả mọi người, chấp nhận tất cả mọi yêu cầu người khác đưa ra khiến cho bản thân mình mang thêm gánh nặng trách nhiệm hoặc đặt lợi ích của họ lên trên cả những ưu tiên của bản thân thì hoàn toàn là một chuyện không nên.

Còn bạn, bạn có cách nào để học cách từ chối khéo léo hay có kinh nghiệm nào hay không?

Cùng chia sẻ nhé!

Kyna.vn sưu tầm và biên tập

  • BỘ 5 KỸ NĂNG GIAO TIẾP TỰ TIN VÀ HIỆU QUẢ
  • Bạn sẽ học được gì?

    • Biết cách sáng tạo để tạo ra những câu chuyện, tình huống hài hước nơi công sở.
    • Biết cách dung hòa sự khác biệt để trở nên hòa hợp hơn với đồng nghiệp.
    • Biết cách xây dựng nội dung bài thuyết trình sao cho chặt chẽ, mạch lạc, hấp dẫn và sáng tạo.
    • Biết cách sử dụng các phương pháp hóa giải cảm xúc để sống hạnh phúc và thành công.

    Đối tượng

    • Muốn giao tiếp với mọi người xung quanh một cách tự tin và hiệu quả hơn
    • Muốn làm chủ cảm xúc trong mọi hoàn cảnh
    • Muốn nắm vững các nguyên tắc tâm lý học thuyết phục, thấu hiểu đối phương
    • Muốn có phong thái tự tin khi thực hiện bài thuyết trình
    • Muốn trở nên tinh tế và hài hước hơn

    ƯU ĐÃI ĐẾN 71%

    TRỌN BỘ 5 KỸ NĂNG GIAO TIẾP TỰ TIN VÀ HIỆU QUẢ

    Giảng viên Dương Ngọc Dũng, Tiến sĩ Tôn giáo học, ĐH Boston

    Giảng viên Nguyễn Thanh Minh, Đồng sáng lập DeltaViet Education Corporation

    Giảng viên Nguyễn Duy Khánh, Phó trưởng Ban đào tạo- Trung tâm đào tạo Bảo Việt, Tập đoàn Bảo Việt

    GIÁ CHỈ 499.000đ [học phí gốc 1.694.000đ]


    Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ sớm với bạn. Mọi thông tin chi tiết hơn về khóa học sẽ được tư vấn thông qua cuộc gọi này

Video liên quan

Chủ Đề