Cách vệ sinh mũi họng cho trẻ

Tai mũi họng là cơ quan chịu tác động từ thời tiết, đặc biệt vào mùa đông, khiến trẻ rất dễ nhiễm khuẩn và gây biến chứng. Cha mẹ hãy chủ động“làm sạch” tai mũi họng cho con bằng những cách dưới đây để con yêu có hệ hô hấp khỏe mạnh ngay cả khi thời tiết giá lạnh.

Mùa đông - Coi chừng bệnh tai mũi họng ở trẻ

Mùa đông thời tiết hanh khô tạo điều kiện lý tưởng các bệnh hô hấp “lên ngôi”. Chỉ trong vòng 1 tuần thời tiết trở lạnh, tỷ lệ người bệnh thăm khám tại chuyên khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tăng lên nhanh chóng. Trong đó, chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và người cao tuổi.

Chị Cao Thị Phượng mẹ bé Đ.T.L [11 tháng tuổi, Hà Nội] chia sẻ: “Những ngày lạnh đầu tuần trước, thấy con có biểu hiện sốt cao, nôn trớ, chảy nước mũi xanh đặc, mình đã ra hiệu thuốc gần nhà mua cho con uống nhưng không đỡ. Cả nhà lo lắng nên đưa con tới MEDLATEC khám, bác sĩ chẩn đoán cháu viêm tai giữa, lúc đó mới để ý tai cháu có dịch vàng chảy ra, cũng may con chưa có biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới thính lực”.

Bệnh tai mũi họng rất dễ bùng phát vào mùa đông ở trẻ em

Bệnh tai mũi họng nếu không điều trị dứt điểm bệnh dễ trở nên mạn tính và gây nhiều bệnh nguy hiểm khác. Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ chưa biết nói, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, nếu có dấu hiệu bất thường khác, cần đưa trẻ đi khám nhằm phát hiện chính xác bệnh, điều trị kịp thời.

Cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ đúng cách trong mùa đông

Tai mũi họng là cơ quan rất dễ tổn thương, do đó việc vệ sinh đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận cao. Để vệ sinh tai mũi họng đúng cách, mẹ hãy thực hiện ngay bước dưới đây dưới sự chia sẻ của BSCKI. Nguyễn Thanh Sơn – Chuyên khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Vệ sinh tai

Lỗ tai ở trẻ sơ sinh còn khá nhỏ nên mẹ không cần ngoáy sâu vào bên trong khi làm vệ sinh. Mẹ chỉ cần lấy khăn bông mỏng, mềm mại xoắn nhẹ một góc của khăn sau đó từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại theo chiều xoắn của khăn. Khi lau mặt, mẹ có thể dùng khăn mềm lau phía ngoài của tai [vành tai] cho trẻ.

Đối với trẻ trên 3 tuổi, mẹ có thể sử dụng tăm bông để làm sạch. Lưu ý, tăm bông phải đảm bảo vệ sinh, bao gói rõ ràng, kích thước phù hợp [dành cho trẻ], sợi bông mịn, mềm tránh tổn thương vùng tai.

Vệ sinh mũi, họng

Để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi một lúc rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi mềm và bong ra. Nhiều mẹ sử dụng thêm máy hút mũi, tuy nhiên không nên lạm dụng vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi.

Cách vệ sinh tai đúng cách cho trẻ sơ sinh

Ngoài ra, khi vệ sinh họng, cha mẹ có thể sử dụng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng hoặc 1 chiếc khăn mềm sạch. Sau đó, giặt khăn với nước sạch rồi quấn 1 ngón tay vào khăn mềm và đưa vào miệng trẻ để làm sạch khoang miệng cũng như vòm họng.

Đối với trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể vệ sinh mũi, họng bằng cách súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển 3-4 lần/ngày.

Các phương pháp phòng chống bệnh tai mũi họng ở trẻ

Để giúp trẻ tránh xa bệnh tai mũi họng mùa đông, cha mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, uống đủ nước và tránh cho trẻ tiếp xúc với các môi trường có nhiều bụi bặm, khói thuốc.

Cung cấp bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để bổ sung sức đề kháng cơ thể

Đồng thời, đảm bảo giữ gìn vệ sinh cho trẻ bằng cách rửa chân tay trước khi ăn, vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và rèn luyện cho trẻ thói quen tự giác đánh răng, rửa mặt, súc miệng thường xuyên sẽ là phương pháp hữu hiệu ngăn ngừa vi khuẩn có thể tấn công trẻ.

Bên cạnh đó, đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế, bệnh viên uy tín khi có triệu chứng để có thể phát hiện các bệnh về tai mũi họng và chữa trị kịp thời.

Hy vọng với những chia sẻ trên, các bậc phụ huynh “bỏ túi” cho mình kiến thức vệ sinh tai mũi họng cho trẻ, giúp con tránh xa các bệnh hô hấp vào mùa đông.

Chuyên khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy tại Hà Nội của bậc phụ huynh bởi lý do sau:

  • Hội tụ đội ngũ chuyên gia, thạc sĩ, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn vững vàng, nhiệt tình khám, tư vấn và điều trị;
  • Thăm khám, chẩn đoán được thực hiện trực tiếp trên máy nội soi tai mũi họng ống mềm Pentax [Hoya] model: Vivideo CP1000 – thiết bị hiện đại nhất trên thế giới cho kết quả chính xác, không bỏ sót bệnh;
  • Sự hỗ trợ của đầy đủ chuyên khoa như chuyên khoa Nhi, Chẩn đoán hình ảnh, Hô hấp,… với đầy đủ trang thiết bị hiện đại nên có điều kiện tốt nhất chẩn đoán các bệnh hô hấp ở trẻ nói chung;
  • Phục vụ các ngày trong tuần, kể ra Thứ 7, Chủ nhật, do đó, cha mẹ hoàn toàn chủ động thời gian đưa con tới khám;
  • Chi phí dịch vụ hợp lý, đặc biệt được thanh toán đầy đủ danh mục thăm dò và điều trị theo quy định của Bảo hiểm sức khỏe quy định;
  • Đặt lịch khám theo yêu cầu dễ dàng qua tổng đài: 1900 56 56 56, hoặc website medlatec.vn, app iCNM.

Trong những tháng đầu đời, con yêu dễ mắc phải các chứng bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, bạn có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn nếu biết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh.

Một trong những cách tự nhiên để làm sạch khoang mũi của trẻ sơ sinh là làm bé hắt hơi để loại bỏ sự tắc nghẽn và các chất nhầy dư thừa bị tích tụ bên trong. Tuy nhiên, nếu bé vẫn còn khó chịu, bạn có thể áp dụng 5 cách rửa mũi cho bé dưới đây để vệ sinh đường hô hấp của con.

1. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Sử dụng chai nhỏ mũi có thành phần muối là lựa chọn an toàn nhất để rửa mũi cho trẻ sơ sinh và thâm chí là trẻ trong độ tuổi tập đi. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý khá đơn giản.

Bạn chỉ cần đặt con nằm xuống, cẩn thận nghiêng đầu bé một chút và nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý. Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ này sẽ giúp giảm hiện tượng nghẹt mũi và thông đường thở cho bé tốt hơn.

2. Rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch vệ sinh đường mũi

Các sản phẩm như ống cao su xịt mũi hoặc máy hút mũi có thể loại bỏ hiệu quả chất nhầy khỏi mũi bé. Để rửa mũi cho trẻ sơ sinh dưới 3 – 6 tháng tuổi, bạn hãy dùng dung dịch isotonic [cùng một nồng độ muối như chất lỏng trong cơ thể] vì tính nhẹ dịu.

Ở những bé lớn hơn, bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh có chứa hypertonic [có nồng độ muối cao hơn so với các chất lỏng trong cơ thể] để rửa mũi cho bé. Hầu hết các loại nước rửa mũi cho bé này đều có thể dễ dàng tìm mua ở quầy thuốc hoặc tự chuẩn bị.

Cách pha dung dịch vệ sinh bằng nước muối

Dung dịch nước muối sẽ làm lỏng và giảm bớt chất nhầy tích tụ dày đặc trong đường mũi của con. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng phương pháp này quá 4 lần/ngày. Cách pha dung dịch rửa mũi:

  • Hòa 1/4 thìa cà phê muối với 1 cốc nước sôi
  • Để thật nguội
  • Chỉ sử dụng dung dịch này trong vòng 3 ngày, sau đó cần thay mới.

Cách nhỏ nước muối vệ sinh mũi cho trẻ

  • Đặt trẻ nằm yên, để đầu con cao hơn một chút
  • Nhỏ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối vào mũi bé, đợi 30 – 60 giây
  • Nghiêng người con sang một bên để làm ráo mũi, lấy khăn giấy thấm nước mũi
  • Nhẹ nhàng lau xung quanh lỗ mũi mà không xâm nhập sâu vào lỗ mũi. Làm sạch ống nhỏ sau mỗi lần sử dụng.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm

Để rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách bằng ống bơm, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Đặt bé ở tư thế ngồi. Bóp không khí ra khỏi ống bơm và giữ tay nắm
  • Đặt đầu ống bơm ngay bên trong lỗ mũi nhưng không đưa vào quá sâu. Thả tay cầm áp để hút chất nhầy ra
  • Đưa ống tiêm ra khỏi lỗ mũi của em bé và thấm chất nhầy bằng khăn giấy
  • Vệ sinh ống bơm bằng nước sạch trước khi sử dụng lại.

Cách rửa mũi cho trẻ nhỏ bằng bóng hút mũi

Một số bố mẹ sử dụng dụng cụ vệ sinh mũi cho bé như bóng hút mũi để rửa mũi cho trẻ và cảm thấy sản phẩm ít gây xâm lấn, mang lại hiệu quả cao và dễ sử dụng hơn so với ống bơm. Hướng dẫn vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh như sau:

  1. Rửa tay thật sạch trước và sau khi rửa mũi cho trẻ
  2. Đặt bé nằm ngửa, mặt hướng lên trần nhà. Nhờ người giữa bé ở tư thế này hoặc quấn lại bằng khăn, giữ tay bé 2 bên hông
  3. Nhỏ vào một bên mũi bé 3 – 4 giọt nước muối [ hoặc theo chỉ định của bác sĩ ]. Giữ bé ở tư thế này 1 phút.
  4. Trước khi đưa vòi hút vào mũi bé, bóp xẹp phần bóng bằng ngón cái
  5. Đưa đầu nhọn của vòi hút vào mũi bé một cách nhẹ nhàng đến khi bịt kín mũi bé.
  6. Buông nhẹ ngón cái để hút không khí vào lại trong bóng, lực hút sẽ kéo theo chất nhầy của mũi vào trong bóng
  7. Lấy vòi hút ra khỏi mũi bé, bóp bóng đẩy bỏ chất nhầy mũi vào mẫu khăn giấy
  8. Lặp lại từ bước 3 đến bước 7 với bên mũi còn lại. Mỗi bên mũi cần được rửa nhiều lần để lấy sạch chất nhầy
  9. Lau sạch nhầy mũi bên ngoài quanh mũi bé bằng khăn giấy
  10. Vệ sinh súc rửa và lau sạch bóng hút mũi bằng nước xà phòng ấm sau mỗi lần sử dụng.

Hút đờm dãi ở miệng và họng là phương pháp rửa mũi cho trẻ sơ sinh được thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc bác sĩ trong một vài trường hợp như:

  • Nếu chất nhầy không thể lấy ra bằng ống xy-lanh hoặc máy hút
  • Nếu trẻ nhỏ thở có âm thanh bất thường
  • Trẻ nhỏ cần nhiều khí oxy hơn
  • Nếu trẻ gặp khó khăn khi đồng thời phải thở và ăn

Bác sĩ sẻ đổ dung dịch nước muối rửa mũi vào ly. Dùng một ống có kết nối với thiết bị hút hút dung dịch nước muối rửa mũi vào ống, dùng công tắc để giữ nước lại. Sau đó, từ từ luồn ống này vào một bên mũi bé cho đến khi nó chạm vào phần sau của cổ họng. Bật công tắc để nước trong ống chảy ra làm loãng đờm dãi, sau đó hút đờm dãi này vào ống. Cuối cùng, bác sĩ sẽ rút ống ra ngoài. Phương pháp này được tiến hành nhiều lần đến khi con thở dễ dàng hơn.

4. Rửa mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi

Đầu tiên, bạn hãy mở vòi nước nóng trong phòng tắm trong vài phút cho đến khi căn phòng có nhiều hơi nước. Sau đó, ngồi cùng con trong phòng tắm một khoảng thời gian. Phương rửa mũi cho trẻ sơ sinh này này có thể cải thiện tình trạng khó thở ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, để giúp con thở dễ hơn, bạn nên cho bé uống nhiều nước và dùng máy xông hơi. Bằng cách này, dịch nhầy sẽ trở nên loãng và dễ bị trục xuất ra ngoài hơn. Đây cũng cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi rất hiệu quả.

5. Kê đầu cao hoặc sử dụng máy phun sương

Khi trẻ sơ sinh bị khó thở, bạn hãy giúp bé bằng cách để gối đầu của trẻ cao hơn một chút. Ngoài ra, không khí quá khô còn khiến đường hô hấp khó chịu. Do vậy, bạn nên chạy máy phun sương để làm dịu hệ hô hấp của bé.

Câu hỏi thường gặp khi rửa mũi cho trẻ

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không? Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày? Đây là những băn khoăn phổ biến của các bậc phụ huynh.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách có thể giúp loại dịch tiết, bụi bẩn bên trong mũi để đường thở thông thoáng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến niêm mạc còn non yếu và nhạy cảm của trẻ.

Do đó, bạn nên rửa mũi cho con yêu nếu:

  • Bé có hiện tượng khó thở do dịch nhầy gây nghẹt mũi
  • Thở khò khè do chất nhầy
  • Dịch mũi đặc quánh, không thể tự chảy
  • Trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm…

Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Bạn chỉ nên rửa mũi cho con 2 – 5 lần/ngày. Không lạm dụng hút mũi cho trẻ sơ sinh quá nhiều lần, nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.

Có thể rửa mũi cho trẻ trong lúc tắm không?

Bạn có thể làm sạch mũi của bé trong thời gian tắm bằng cách nhẹ nhàng lau bằng tăm bông nhúng nước ấm. Không nên chèn bất cứ vật gì vào lỗ mũi của bé để tránh bất kỳ tổn thương nào có thể xảy ra đối với vách mũi.

Lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Để rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, bạn cần lưu ý một số điều sau khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh:

  • Quá trình vệ sinh nên diễn ra nhẹ nhàng, đặc biệt là khi sử dụng ống bơm. Việc hút chất nhầy quá mạnh sẽ khiến các mô nhỏ bên trong mũi vỡ ra, dẫn đến chảy máu và làm cho tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên hút đờm dãi ở miệng và họng quá 2 – 3 lần/ngày để tránh làm mỏng thành mũi, tạo ra tổn thương không đáng có.
  • Người lớn phải vệ sinh tay kỹ lưỡng trước khi thực hiện quá trình vệ sinh mũi cho bé bằng cách dùng xà phòng hoặc nước rửa tay khô.
  • Đừng lo lắng nếu con hắt hơi trong quá trình rửa mũi, các dung dịch vệ sinh vẫn có thể đi vào lỗ mũi của bé.
  • Trong trường hợp trẻ phản ứng mạnh, bạn hãy thử lại sau một thời gian.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng với các loại máy hút mũi, ống bơm. Kiểm tra lực hút của các sản phẩm này bằng cách đặt ngón tay lên đầu hút.
  • Sau khi sử dụng, làm sạch tất cả các bộ phận của thiết bị và ống bơm bằng xà phòng hoặc nước ấm.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề