Cách xử lý nước sông bị đục

1077 Lượt xem - 17-12-2019 10:19

Mặc dù có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc nhưng Việt Nam vẫn nằm trong những quốc gia thiếu nước sạch trầm trọng. Vì tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh khiến nguồn nước cũng biến đổi mạnh mẽ. Khác với trước kia, nguồn nước sử dụng chủ yếu đến từ nước máy nhưng hiện nay nguồn nước này chưa chắc đã đảm bảo đạt tiêu chuẩn.

Nước sạch mà người dân sử dụng hiện nay đều xuất phát từ các công ty thoát nước, cung cấp nước sạch đối với nhiều vùng thiếu hoặc không có nước sạch để sử dụng.

Khi tình trạng ngập mặn, ô nhiễm ngày càng lan rộng đã làm giảm sút chất lượng đời sống, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, không ít người dân còn sử dụng nguồn nước từ sông ngòi, kênh, rạch, ao, hồ nhiễm bẩn cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, một phần nguyên nhân là do người dân thuộc vùng sâu vùng xa một phần là vì họ không có đủ nguồn tài chính để chi trả nước sử dụng hằng tháng.

Xem thêm về cách xử lý nước cấp.

Trường hợp không sử dụng, người dân sử dụng nước ao, hồ, sông, suối cần lựa chọn địa điểm không bị ô nhiễm, lấy nguồn nước đủ sạch và phải xử lý sơ bộ trước khi sử dụng để sinh hoạt. Vậy có những phương pháp nào để xử lý nước sông thành nước sinh hoạt?

Mục đích xử lý nước sông thành nguồn nước sinh hoạt

  • Cung cấp đầy đủ và kịp thời nguồn nước sạch đến với người dân khi nguồn nước tự nhiên đang bị ô nhiễm nặng nề
  • Phục vụ tối ưu các hoạt động ăn uống, nấu ăn, tắm rửa, giặt giũ, sinh hoạt và đặt biệt là sản xuất đối với con người
  • Loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn, vi khuẩn, phèn, màu, vi sinh vật có hại hoặc mầm bệnh nguy hiểm
  • Đảm bảo nước sau xử lý luôn đạt chuẩn trước khi được sử dụng

Một số cách xử lý nước sông thành nước sinh hoạt

Sử dụng phèn chua để làm trong nước

Là một trong những cách đơn giản và dễ thực hiện nhất, việc sử dụng phèn chua và lọc bằng vải sạch được dùng khá rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay.

Cách thức thực hiện: dùng 1g phèn chua tương ứng 20 lít nước, múc một gáo nước và hòa cùng lượng phèn tương đương, sau đó cho hỗn hợp vào dụng cụ chứa nước để khuấy trộn đều. Sau 30 phút, chờ cặn lắng hết rồi lấy phần nước trong ở trên.

Nếu bạn sử dụng vải sạch, cho lượng nước cần lọc đi qua tấm vải, chất cặn bẩn sẽ được giữ lại trên bề mặt tấm vải. Thao tác này được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm loại bỏ triệt để các chất bẩn còn tồn tại trong nguồn nước [loại vải khuyến cáo nên dùng là vải cotton, thường xuyên thay vải nhằm tạo ra điều kiện tối ưu trong quá trình xử lý].

Cần chú ý nếu bạn sử dụng nguồn nước có độ đục quá cao hoặc lượng phù sa lớn cần xử lý sơ bộ như lọc bỏ bớt phù sa bằng lớp vải màn trước khi làm nước trong theo các cách ở trên.

Khử trùng nước bằng hóa chất

Lọc nước vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn chất ô nhiễm vì thế cần đưa nước trải qua giai đoạn quan trọng khác đó chính là khử trùng trước khi sử dụng để làm nguồn nước sinh hoạt. Có 2 cách khử trùng đơn giản nhất gồm sử dụng hóa chất hoặc đun sôi.

Khử trùng bằng hóa chất:

Hóa chất thường dùng là Cloramin B, loại này được đóng gói dưới dạng viên nén với hàm lượng khác nhau. Loại phổ biến nhất và được xem là tiện lợi nhất thích hợp để khử trùng nguồn nước có thể tích nhỏ như chum, vại, xô, chậu hoặc bể chứa nước có thể tích nhỏ là Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg. Đối với Cloramin B 0,25g có thể khử trùng 25 lít nước, Aquatabs 67mg khử trùng được 20 lít nước. Sau thời gian 30 phút, bạn có thể sử dụng được nguồn nước đã xử lý.

Theo chỉ định từ Bộ Y tế, nguồn nước sau khi khử trùng bằng Cloramin B có thể dùng trong sinh hoạt nhưng không được sử dụng trực tiếp mà phải đun sôi hoặc nấu chín.

Đặc trưng: không sử dụng đồng thời phèn chua cùng Cloramin B vì phèn chua làm mất tác dụng khử trùng của Clo. Để biết quá trình khử trùng có hiệu quả hay không, nếu bạn ngửi thấy nước có mùi Clo thì cho thấy việc khử trùng có tác dụng. Trong trường hợp, mùi Clo quá nặng và nồng nặc cần mở nắp làm thoáng khoảng nửa tiếng hoặc 1 tiếng nữa để giảm bớt mùi.

Khử trùng bằng biện pháp đun sôi

Đây là biện pháp dễ thực hiện nhất, phương pháp này chỉ được áp dụng khi không có hóa chất khử trùng và cần đun sôi kỹ nguồn nước trước khi sử dụng. Nước sau khi đun sôi không nên để quá lâu, cần đun sôi hằng ngày để sử dụng. Tuyệt đối không ăn các loại rau sống, rau củ quả, trái cây được rửa bằng nước chưa đun sôi vì vi khuẩn, chất ô nhiễm chưa được xử lý triệt để.

Ngoài các biện pháp trên, bạn có thể tìm đến các đơn vị xử lý nước thải để được tư vấn và hỗ trợ với các công nghệ xử lý phù hợp. Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất chính là sự lựa chọn tối ưu nhất hiện nay, với kinh nghiệm và khả năng nắm bắt được tình huống, tính toán các tỷ lệ, dự báo kịp thời những tác hại xấu trong từng dự án để có phương án đối phó nhằm hạn chế những rủi ro trong suốt quá trình xử lý.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tác dụng của việc xử lý nước sông thành nước sinh hoạt đơn giản và phổ biến nhất. Hy vọng với những biện pháp như trên sẽ giúp bạn có những biện pháp tối ưu đối với nguồn nước của mình. Nếu có nhu cầu thực tế, Quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Hotline 0938 089 368 để được tư vấn miễn phí nhé!

Kỹ thuật xử lý khí thải bằng các bộ lọc sinh học, than hoạt tính đối với một số thành phần độc hại như khí ...

Các hệ thống XLNT là khía cạnh thiết yếu đối với cơ sở hạ tầng vệ sinh và nước. Thu gom và xử lý nước thải ...

Việc thiết kế hệ thống thoát nước thải phải thực hiện đồng bộ từ giai đoạn xây dựng HTXLNT, mạng lưới thu ...

Đầu thế kỷ 20 là thời đại của những tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt khi mà sự ưu tiên cả xã hội, sự quan ...

Vì sao người ta lại áp dụng quy trình màng vi lọc, siêu lọc, lọc nano và thẩm thấu ngược áp dụng đối với nước ...

Có khoảng 80% nước thải ô nhiễm từ hộ gia đình, thành phố, công nghiệp, nông nghiệp chảy ra sông, biển mà không ...

Video liên quan

Chủ Đề