Card đồ họa bao nhiêu là đủ?

Card đồ họa bao nhiêu là tốt? Nên dùng card đồ họa 2GB, 3GB, 4GB, 6GB và 8GB nào là tốt nhất cho máy tính?

Hàng ngày, khi sử dụng máy tính, có khi nào bạn đã tự hỏi card đồ họa máy tính bạn đang dùng là bao nhiêu? Và dung lượng bộ nhớ như vậy là đã đủ hay chưa? Thực ra thì đó là vấn đề mà rất nhiều người cũng rất thắc mắc. Vì vậy hôm nay chúng tôi viết bài này là để giải đáp những câu hỏi thường gặp về card đồ họa, hãy cùng theo dõi nhé.

Hiện nay, hầu hết người dùng đều sử dụng máy tính cho nhiều mục đích cùng lúc, từ làm việc đến chơi game, xem phim,... Do đó thời gian chạy và lượng thao tác mà máy tính phải xử lý là rất lớn, dẫn tới hiện tượng card xử lý đồ họa sinh ra lượng nhiệt lớn và cũng tiêu thụ nhiều điện năng hơn.

Nên để máy tính có thể hoạt động trơn tru và cũng để gia tăng tuổi thọ của máy, tốt nhất bạn nên trang bị cho máy tính của mình một card đồ họa rời có bộ nhớ chuyên dụng.

Do nhu cầu xử lý đồ họa ngày càng cao của các sản phẩm công nghệ, hiện nay các card màn hình có tổng dung lượng 256MB hay 512MB là không thể đủ được.

Trên thực tế, các dòng máy tầm trung cũng có card xử lý đồ họa vào khoảng 1024MB [hay 1GB], hoặc cao cấp hơn là 2GB bộ nhớ. Không những thế, nhiều người dùng còn không ngần ngại nâng lên card màn hình 3GB, 4GB, thậm chí là cao hơn để có được trải nghiệm màu sắc và hình ảnh vượt trội nhất.

Các dung lượng card đồ họa phổ biến

Card màn hình đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo của một cây máy tính hay laptop, nhiệm vụ chính của nó là xử lý hình ảnh, kết xuất các hình ảnh 2D, 3D với độ phân giải tùy thuộc vào khả năng của dung lượng card như chuẩn Full HD, 2K, 4K hay 8K.

Chính vì vậy, card đồ họa là một trong những linh kiện quan trọng nhất mà các bạn nên chú ý tới đầu tiên khi bắt đầu sắm một bộ case máy tính hay laptop mới nhé. Những card có hiệu năng mạnh mẽ với dung lượng VRAM càng khủng thì sẽ có tốc độ xử lý càng nhanh, tác vụ kết xuất đồ họa nặng cũng trơn tru và mượt mà hơn, hình ảnh xuất ra cũng có độ sắc nét và chân thực hơn.

Hiện trên thị trường đang phổ biến nhất là các dòng card màn hình 1GB, 2GB, 4GB. Ngoài ra còn có card màn hình 6GB và 8GB là các con cưng trong mắt dân chuyên làm thiết kế hay các game thủ.

Vậy để tìm hiểu về sự khác biệt cơ bản về chất lượng hình ảnh, tốc độ xử lý cũng như top những card đồ họa tốt nhất theo dung lượng, chúng ta hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé.

Top card đồ họa 1gb, 2gb, 3gb, 4gb, 6gb, 8gb tốt nhất trong tầm giá

1. Card màn hình 1GB NVIDIA Quadro 2000

Chip đồ họa NVIDIA Quadro 2000 | Dung lượng bộ nhớ 1GB GDDR5 [128-bit] | Băng thông bộ nhớ: 41.6 GB/s | Cổng kết nối: 1 cổng DVI dual Link, 2 cổng DisplayPort | Độ phân giải tối đa 2560x1600

  • Giá khá rẻ
  • Làm đồ họa khá tốt
  • Chơi game thì không tốt lắm 

Trong rất nhiều sản phẩm cùng loại, chiếc card màn hình 1GB Quadro 2000 này ghi điểm nhờ mức giá vừa phải. Nó phù hợp với những ai không muốn bỏ ra quá nhiều chi phí mà vẫn muốn được trải nghiệm trình đồ họa tốt hơn.

Tuy là một sản phẩm ở tầm dưới và không mấy được chú ý, nhưng khả năng giao tiếp bộ nhớ 128-bit, thậm chí còn cao hơn nhiều so với nhiều card đồ họa có dung lượng lớn hơn, khiến nó trở nên nổi bật và ưu việt hơn những sản phẩm cùng dung lượng. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do quan trọng đưa nó tiến vào bảng xếp hạng này.

2. Card màn hình 2GB ASUS PH-GT1030-O2G

Chip đồ họa: NVIDIA GeForce GT 1030 | Dung lượng bộ nhớ: 2GB GDDR5 [64-bit] | GPU Clock Chế độ OC - Xung Tăng cường GPU: 1531 MHz, Xung Nền GPU : 1278 MHz | Chế độ Chơi Game - Xung Tăng cường GPU: 1506 MHz, Xung Nền GPU : 1252 MHz

  • Phù hợp với nhu cầu cá nhân
  • Xung nhiệp khỏe đáp ứng nhiều nhu cầu
  • Sản phẩm đã cũ, đôi khi chưa tương thích với các linh kiện mới

Được mệnh danh là một trong những dòng card đồ họa Entry-Level tốt nhất cho dàn máy tính nhỏ gọn ở nhà, phục vụ cho nhu cầu công việc và giải trí đều ổn. Dòng card màn hình 2GB này của ASUS chỉ có độ dày 1 khe PCI cùng chiều dài 18,4cm, cho nên phù hợp lắp đặt cho 99% các hệ thống máy tính hiện nay trên thị trường.

Quạt ổ bi kép cùng tính năng chống bụi đạt chuẩn IP5X giúp tuổi thọ quạt được nâng lên gấp 2 lần thông thường.

Được sản xuất trên dây chuyền tự động 100% để hạn chế sai sót ở mức tối thiểu, PH-GT1030-O2G có giao diện được thiết kế trực quan hoàn toàn mới. Công việc ép xung trở nên dễ dàng và được tối ưu nhờ có GPU Tweak II. Với chức năng Tăng cường cho Game mới, chỉ cần một thao tác click chuột, là bạn đã có thể tối ưu hiệu năng hệ thống bằng cách loại trừ các tiến trình không cần thiết và tự động phân bổ tất bộ các tài nguyên khả dụng.

Có một câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều là nên mua card đồ họa 2GB giá bao nhiêu là ổn? Trả lời cho câu hỏi này, thực ra mức giá còn tùy thuộc vào từng hãng và tính năng riêng của từng card.

Thiết nghĩ bạn nên quan tâm đến những gì card có thể mang lại hơn, vì nhìn chung chúng có mức giá không quá chênh lệch. Ví dụ như dòng card màn hình 2GB ASUS PH-GT1030-O2G này cũng chỉ có giá hơn 2 triệu đồng. Không quá mắc cho một card màn hình ASUS 2GB có thể chiến được hầu hết các game nặng ở low hoặc medium setting.

3. Card màn hình 4GB MSI GeForce GTX 1650 4GB GDDR5 VENTUS XS OC - 19040798

  • Hàng chất, cho công suất tốt
  • Rất ngon trong tầm giá
  • Kèm theo nhiều công nghệ hỗ trợ
  • Phù hợp xem phim, học tập hay nghe nhạc thông thường

GeForce GTX 1650 là chiếc card màn hình mới nhất của MSI sản xuất nằm trong phân khúc tầm trung. Nó mang tới hiệu năng chơi game trên độ phân giải full HD được cải thiện đáng kể so với thế hệ tiền nhiệm là chiếc GTX 1050Ti.

Bí mật của sự cải tiến tuyệt vời này được MSI bật mí là vì phiên bản 1650 này đã được ép xung sẵn để làm tăng hiệu năng chơi game. Ngoài ra, nhờ có tính năng OC Scanner, người dùng còn có thể dễ dàng chủ động ép xung chỉ với một cú nhấp chuột đơn giản.

Công nghệ G-Sync, hình ảnh được cho ra bởi card màn hình 4GB GTX 1650 trở nên chất lượng và mượt mà hơn hẳn, hoàn toàn không xuất hiện trường hợp tearing [xé hình] khi chơi game.

Nhờ công suất hoạt động thấp kết hợp với 2 thiết bị quạt làm mát kích thước lớn, nhiệt độ trong quá trình hoạt động của chiếc card đồ họa 4GB MSI này vẫn luôn rất ổn định.

Tóm lại, ngoại trừ thiết kế tản nhiệt không được hầm hố như những người anh em dòng cao cấp, VENTUS XS OC vẫn là một phiên bản khiến MSI có thể tự hào vì có chất lượng tốt trong mức giá tầm trung.

4. Card màn hình GIGA 1060 6GB

Chipset: Geforce GTX 1060 | Bộ nhớ trong: 6Gb DDR5 [192Bit] | Khe cắm chuẩn: PCIE 3.0 | Công suất nguồn yêu cầu 500W | Core Clock - Chế độ OC Boost: 1797MHz, Base: 1582MHz. Chế độ Gaming Boost: 1771MHz, Base: 1556MHz

  • Hỗ trợ tốt cho các phần mềm đồ họa 
  • Cho phép xuất ra nhiều chuẩn khác nhau
  • Ngon trong tầm giá
  • Chơi game thì chưa tốt lắm nhưng tạm tạm

Trái ngược với mức giá vừa phải, chiếc card đồ họa 1060 6GB này lại được xếp vào dòng card đồ họa cao cấp. Đầu tiên, nó gây ấn tượng với người dùng nhờ tính năng mở rộng màn hình, giúp hình ảnh không bị gò bó trong những khung hình nhỏ.

Card màn hình 6GB của GIGA có ít nhất 2 cổng xuất, nên nó có thể kết nối với hai màn hình cùng lúc. Nhờ đó, các tác vụ khi dùng phần mềm đồ họa như AI, Photoshop hay Premiere cũng trở nên thuận tiện hơn nhiều.

Tính năng nổi bật tiếp theo là chiếc card màn hình 1060 6GB này được tích hợp dải màu rộng, cho phép xuất tín hiệu theo nhiều mức: 6BPC, 8BPC và 10 BPC [Bit Per Channels] qua các cổng kết nối đời mới như DisplayPorts, HDMI.

Đây là ưu điểm giúp sản phẩm này dễ dàng đánh bại những chiếc card đồ họa đời cũ chỉ cho phép xuất ra 6BPC, đồng thời giới hạn kết nối DVI-D hoặc VGA, cho ra màu sắc không đủ chân thực.

Có thể nói, chiếc card màn hình 1060 6GB của GIGA có ưu điểm là độ nét cao mà ít loại card màn hình 4G trở lên trong cùng tầm giá có thể sánh bằng, cộng thêm trình xử lý nhanh giúp từng chuyển động trong game và phim đều chân thực như thật.

5. Card màn hình 8GB DDR5 GTX 1080 GIGABYTE Gaming G1

Bộ nhớ trong: 8GB GDDR5X [256-bit] | Khe cắm chuẩn: PCI-E 3.0 x 16 | Công suất nguồn yêu cầu 500W

  • Sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng
  • Giá khá rẻ
  • Có cảnh báo về công suất
  • Sản phẩm đã cũ và giờ chỉ còn hàng 2nd

Nếu nói chỉ những ai chịu đầu tư mới có nhu cầu sử dụng card màn hình 4GB, 6GB, vậy thì card đồ họa 8GB đích thị là sự lựa chọn của những anh tài chịu chơi thực sự. Bởi những sản phẩm này thường được sản xuất để dành cho các game thủ chơi các tựa game “hạng nặng”.

Ví dụ như cái tên đình đám GTX 1080 này của GIGA, khi ở chế độ gaming có Core Clock khác cao: Boost 1835 MHz/ Base: 1695 MHz.

Nằm trong Series Gaming G1, chiếc card màn hình 8GB này được thiết kế hoàn thiện để mang đến trải nghiệm đồ họa đỉnh cao cho người dùng, nhờ kiến trúc GPU NVIDIA® Pascal ™ nổi danh xa gần trong làng game và giới công nghệ.

Hệ thống làm mát WINDFORCE 3X gồm 3 ống dẫn nhiệt composite làm từ đồng nguyên chất, với thiết kế vây đặc biệt làm tăng khả năng tản nhiệt hiệu quả [tăng 29% công suất làm mát], giúp nâng cao hiệu suất và tuổi thọ của card đồ họa cũng như máy tính.

Bên cạnh tính năng điều chỉnh tự động, tiện ích XTREME Engine cũng cho phép người dùng điều chỉnh chế độ một cách thủ công mà không cần tìm hiểu quá nhiều về cách ép khung. Cảnh báo điện áp không ổn định bằng đèn LED vừa tiện vừa cá tính.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được về card đồ họa cũng như top danh sách card tốt phân theo lưu lượng. Dù là card màn hình 2GB hay card màn hình 8GB, điều quan trọng nhất vẫn là chọn được một chiếc thẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Mong rằng bài viết đã giải đáp cho câu hỏi bấy lâu nay của bạn, nếu còn thắc mắc gì thêm về sản phẩm hay các vấn đề trong lúc sử dụng, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp nhé.

Chủ Đề