Câu chuyện Thầy bói xem voi thể hiện phương pháp triết học nào

PHẦN MỞ ĐẦU1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀITrước khi triết học Mác - Lênin du nhập vào Việt Nam, nếu theo tiêuchí của một nền triết học là phải có triết gia, triết thuyết và trường phái thìViệt Nam không có một nền triết học nào. Suốt mấy thập kỷ qua, quanniệm này chiếm ưu thế trong đánh giá hoạt động văn hóa tinh thần của đấtnước. Tuy nhiên, một số học giả, một số nhà nghiên cứu vẫn nhìn nhậnrằng dân tộc Việt Nam có một nền văn hiến riêng, trong nó chứa đựng mộtsắc thái tư tưởng không giống với các nền triết học và văn minh lớn lâncận. Sự nghiên cứu tư tưởng dân tộc làm cho việc khẳng định có một thứ tưtưởng triết học Việt Nam dần dần trở nên tự tin hơn. Đến nay, có xu hướngcòn cho rằng, nước ta không chỉ có những tư tưởng triết học mà còn có cảnhững học thuyết triết học theo đúng nghĩa của nó . Giới nghiên cứu đều thấy rằng, triết học phương Tây thường gắn vớinhững thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Còn triết họcphương Đông thường gắn liền với tôn giáo (Ấn Độ), với chính trị - xã hội,đạo đức (Trung Quốc), những tư tưởng triết học Việt Nam thì gắn liền vớicông cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Dân tộc Việt Nam không có mộtnền triết học đồ sộ, phát triển rực rỡ như triết học Hy Lạp, Trung Quốc, ẤnĐộ song những triết lý về thiên nhiên, về con người, về mối quan hệ giữacon người và tự nhiên trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam thì lạirất đa dạng, phong phú. Người Việt Nam có tư duy khái quát phát triển rấtsớm. Biết rút ra những cái chung từ quan sát các hiện tượng tự nhiên, xãhội và con người. Biết lấy quá khứ để soi vào hiện tại, căn cứ vào hiện tạiđể định hướng cho tương lai, xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận độngphát triển Việt Nam có nhiều chiến công oanh liệt trong dựng nước và1giữ nước, sau mỗi chiến công ấy đều có sự tổng kết để nâng lên thành lýluận. Chẳng hạn, tổng kết từ thời đại nọ sang thời đại kia, từ thời loạn lạc,chiến tranh sang hòa bình, đúc kết kinh nghiệm sau khi khắc phục thiêntai Đó là những khái quát ít nhiều có tính triết học. Tìm hiểu, khai thác các tư tưởng triết học Việt Nam trong nền văn hoátruyền thống của dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ đối với cácnhà triết học, các nhà nghiên cứu mà còn có ý nghĩa rất thiết thực đối vớimỗi người Việt Nam đang cùng nhau chung sức xây dựng nền văn hoá ViệtNam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó, chúng tôi thấy rằng, nghiêncứu và hướng dẫn sinh viên tìm hiểu các tư tưởng triết học của dân tộc ẩnsâu trong văn hóa dân gian, trong đó có truyện ngụ ngôn trong quá trìnhdạy và học môn triết học trong Đại học Quốc gia Hà Nội(ĐHQGHN) nóichung và Trường Đại học Ngoại Ngữ(ĐHNN) nói riêng là rất cần thiết.Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng triết học truyềnthống là một công việc hấp dẫn nhưng đòi hỏi ở cả người hướng dẫn vàngười thực hiện một thái độ làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ và có nhiều trở ngại,khó khăn. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều công trìnhnghiên cứu về văn hoá truyền thống Việt Nam, về lịch sử tư tưởng ViệtNam dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng về lịch sử tư tưởng triết học ViệtNam thì chưa có nhiều. Ngay cả các giáo trình triết học hiện nay ở nước tacũng chỉ giành một phần nhỏ nói về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam,nhưng chỉ giành cho sinh viên chuyên ngành triết học. Chúng tôi thiết nghĩ,lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng rất hàohùng, muốn lưu giữ nó hiệu quả thì không gì thiết thực hơn là bồi dưỡng,giáo dục và vun đắp cho thế hệ trẻ - giúp cho họ thấm nhuần triết lý củachính dân tộc mình và cảm thấy tự hào về những gì dân tộc mình có.2Trong những năm qua, tổ chuyên môn Triết học của Trường ĐHNN –ĐHQGHN đã đầu tư và chọn hướng nghiên cứu khoa học là tìm hiểunhững tư tưởng triết học của người Việt Nam qua kho tàng văn hoá dângian Việt Nam. Những đề tài của tổ chuyên môn cũng được đánh giá khátốt như: đề tài “Tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát của người Việt cổqua kho tàng thần thoại Việt Nam”, đề tài: “Tìm hiểu một số tư tưởng duyvật và biện chứng trong truyện ngụ ngôn Việt Nam”, đề tài: “Tìm hiểunhững tư tưởng triết học tự phát trong kho tàng tục ngữ, ca dao ViệtNam” đã góp phần tích cực cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứumôn triết học trong đó có phần lịch sử tư tưởng Việt Nam đối với sinh viênĐHQGHN nói chung và sinh viên Trường ĐHNN nói riêng được thiết thựchơn.Vì vậy, để tiếp tục hướng nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn đề tài“Tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn ViệtNam” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc Gia.2- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUNghiên cứu những giá trị tư tưởng, tinh thần trong văn hoá truyềnthống của dân tộc Việt Nam trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã và đangđược nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm dưới nhiều góc độ:• Nghiên cứu dưới góc độ lịch sử tư tưởng Việt Nam có một số tài liệuvà tác giả điển hình:- Lịch sử tư tưởng Việt Nam do GS. Nguyễn Tài Thư chủ biên.- Lịch sử tư tưởng Việt Nam của GS. Lê Sỹ Thắng.- Tìm về bản sắc văn hoá của Trần Ngọc Thêm- Bản sắc văn hoá Việt Nam của Phan Ngọc- Phát triển văn hoá – phát triển con người của GS – TS Huỳnh KháiVinh3• Nghiên cứu dưới góc độ văn học dân gian có một số tác giả và tácphẩm tiêu biểu:- Tác giả Phúc Khánh “Thử tìm hiểu các yếu tố tư tưởng triết học trongtruyện thần thoại Việt Nam ”.- Tác giả Đỗ Bình Trị “Phân tích tác phẩm văn học dân gian ”.- Hoàng Tiến Tựu: “Bình giảng truyện dân gian”, “Mấy vấn đề phươngpháp giảng dạy – nghiên cứu Văn học dân gian Việt Nam”.- Lịch sử Văn học dân gian Việt Nam của các tác giả Đinh Gia Khánh,Chu Xuân Diên chủ biên.- Truyện ngụ ngôn các dân tộc thiểu số Việt Nam của Phạm Minh Hạnh,Phan Hồng Sơn.- Tác giả Triều Nguyên với: Góc nhìn cấu trúc về truyện ngụ ngôn dângian Việt Nam; Ca dao ngụ ngôn người Việt – tuyển chọn và bình giải. - Bình giải ngụ ngôn Viêt Nam của tác giả Chương Chính.Mặc dù cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các phương diệnkhác nhau, các tác giả cũng đã nêu lên một số nội dung và ý nghĩa củatruyện dân gian Việt Nam, cũng đã đề cập ít nhiều đến nội dung phản ánhcủa truyện ngụ ngôn Việt Nam. Song, cho đến nay những công trình nghiêncứu có tính định hướng và hệ thống về tư tưởng triết học Việt Nam, nhữngtư tưởng triết học tự phát trong kho tàng văn hoá dân gian, đặc biệt trongtruyện ngụ ngôn vẫn còn một khoảng trống, chưa có một tác phẩm, mộtcông trình nghiên cứu nào đề cập sâu đến vấn đề này.Trong quá trình nghiên cứu, tổ chuyên môn của chúng tôi cũng đã cóđề tài nghiên cứu về truyện ngụ ngôn, nhưng lại đi vào nghiên cứu nhữngtư tưởng duy vật và biện chứng. Nếu nói về tư tưởng triết học trong truyệnngụ ngôn không chỉ có duy vật mà còn có cả những yếu tố duy tâm và siêuhình… Trong khả năng nhất định, đề tài nghiên cứu của chúng tôi mong4được lấp dần khoảng trống đó để có thể hiểu sâu hơn, thấy được những giátrị triết học trong kho tàng văn hoá dân tộc Việt Nam.3- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI• Mục đích:- Tập trung làm rõ những đặc điểm cơ bản của truyện ngụ ngôn ViệtNam, đi sâu vào tìm hiểu những quan niệm về tự nhiên, xã hội và conngười, từ đó đưa ra những nhận xét khái quát về tư duy triết học tự phát củangười lao động Việt Nam ẩn chứa trong những truyện ngụ ngôn.- Đề tài cũng mạnh dạn đưa ra một số hướng nghiên cứu gắn với việcgiảng dạy triết học trong các trường Đại học nói chung và trong Đại họcQuốc gia Hà Nội nói riêng.• Nhiệm vụ:- Tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm cơ bản của truyện ngụ ngôn ViệtNam.- Khai thác một số tư tưởng triết học tự phát trong một số truyện ngụngôn điển hình của các dân tộc Việt Nam.- Khẳng định các giá trị trong đó có giá trị giáo dục của truyện ngụ ngôntrong lịch sử và giai đoạn hiện nay.- Đề xuất một số hướng nghiên cứu và sử dụng truyện ngụ ngôn ViệtNam như các cứ liệu cho việc giảng dạy và nghiên cứu triết học cho sinhviên của các trường đại học thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văntrong giai đoạn hiện nay.4- KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU• Khách thể nghiên cúu: Truyện ngụ ngôn của các dân tộc Việt Nam đãđược các nhà nghiên cúu văn học dân gian sưu tầm, tập hợp lại trong cáctài liệu như: truyện ngụ ngôn Việt Nam của các tác giả Anh Tú, PhạmMinh Hạnh, Nguyễn Xuân Kính, Trương Chính, Triều Nguyên 5• Đối tượng nghiên cứu: Những tư tưởng triết học tự phát trong truyệnngụ ngôn của các dân tộc Việt Nam.5- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU• Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận vàphương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật biện chứng(CNDVBC) vàChủ nghĩa duy vật lịch sử(CNDVLS). Kết hợp với phương pháp luậnnghiên cứu lịch sử triết học như: quan điểm khách quan của sự xem xét,quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể.Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, các tác giả đã sử dụng cácphương pháp: Phân tích, tổng hợp, thống kê, phân loại, so sánh, lôgíc - lịchsử, khái quát hoá, hệ thống hoá và một số phương pháp hỗ trợ khác.• Phạm vi nghiên cứu: Khảo cứu những truyện ngụ ngôn của các dân tộcViệt Nam đã được các nhà nghiên cứu văn học dân gian sưu tầm và biênsoạn chúng tôi đã thống kê, phân tích tìm ra những tư tưởng triết học ẩnchứa trong đó. Những truyện ngụ ngôn được trích dẫn trong đề tài được lấytừ các tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo.6- Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI• Ý nghĩa khoa học - Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản trong truyện ngụ ngôn Việt Nam từgóc độ triết học, với tư cách là những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồntại xã hội Việt Nam trong những giai đoạn nhất định giúp chúng ta hiểuđược những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc trong những giai đoạnlịch sử.- Bước đầu đưa ra những nhận xét có tính chất khái quát về tư duy triếthọc tự phát của người Việt Nam trong lịch sử.• Ý nghĩa thực tiễn:6- Đề tài đưa ra một số phương hướng và giải pháp sử dụng truyện ngụngôn như những cứ liệu để học tập và nghiên cứu lịch sử tư tưởng ViệtNam nói chung, lịch sử tư tưởng triết học tự phát của người Việt Namtrong quá trình giảng dạy và học tập môn triết học ở trường ĐHNN –ĐHQG Hà Nội nói riêng.- Những luận điểm và kết luận trong đề tài sẽ góp phần khẳng định vịtrí, vai trò, ý nghĩa tích cực của việc dạy và học môn triết học đối vớinhiệm vụ phát triển năng lực tư duy, năng lực nghiên cứu khoa học chogiảng viên và sinh viên. Đặc biệt đề tài còn có ý nghĩa đối với việc đổi mớiphương pháp giảng dạy môn triết học - một môn học được coi là khó vàkhô khan - ở các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của đề tài còn cung cấp tài liệu tham khảo chogiảng viên, sinh viên trong việc tìm hiểu và nghiên cứu kho tàng văn họcdân gian Việt Nam nói chung và truyện ngụ ngôn nói riêng từ góc độ củatriết học.7- KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀINgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tàigồm 2 chương, 5 tiết.7Chương 1KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT NAM1.1. Khái niệm và nguồn gốc truyện ngụ ngôn Việt Nam 1.1.1. Khái niệm truyện ngụ ngôn Việt Nam Nếu như truyện cổ tích là thể loại tự sự tiêu biểu trong văn học dângian, thì truyện ngụ ngôn cũng có hình thức tự sự như truyện cổ tích, nhưngmục đích chủ yếu lại không phải tự sự. Ngụ ngôn có nghĩa là lời nói ở đógửi gắm một ý tứ gì đó. Trang Chu ngày xưa trước tác hơn mười vạn lời,đại để đều là ngụ ngôn” (Theo sử ký của Tư Mã Thiên). Nói đến truyệnngụ ngôn, người ta thường hay nghĩ đến các tác giả như Êđốp, Pheđơrơ, LaPhôngten ở phương Tây hoặc Trang Tử, Liệt Tử vv ở phương Đông.Điều đó có cơ sở thực tế, các nhà tư tưởng đã từ lâu hay dùng thể văn ngụngôn để diễn đạt các tư tưởng, các quan niệm của mình. Với thể văn ấy, cácý niệm trừu tượng có thể diễn đạt một cách cụ thể và do đó dễ phổ cập hơn.Cho nên Trang Tử đã nói: “Ngụ ngôn thập cửu” (nghĩa là: thể ngụ ngôntrong mười phần có chín phần dùng được). La Phông ten cũng đã nêu rõ lýdo khiến cho thể ngụ ngôn có tác dụng đặc biệt trong việc diễn đạt tư tưởngnhư sau: “Một thứ luân lý trần trụi làm người ta chán nản, truyện kể làmcho điều luân lý lọt tai cùng với nó”. Vì vậy, truyện ngụ ngôn đã được các triết gia, văn gia, các nhà vănhoá sử dụng từ lâu. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt đã đưa ra quan niệm vềtruyện ngụ ngôn “Là bài thơ hoặc truyện ngắn mượn chuyện loài vật để nóivề việc đời, nhằm dẫn đến những kết luận về đạo lý, về kinh nghiệm sống”[32, 691]. Trong sách giáo khoa lớp 10 – Nhà xuất bản Hà Nội, nhà nghiêncứu Chu Xuân Diên định nghĩa: “Truyện ngụ ngôn là những truyện kể có8dụng ý chính nêu lên những bài học kinh nghiệm sống hoặc những bài họcluân lý - triết lý thông qua những cốt truyện tương đương, trong đó nhânvật chủ yếu là các loài vật và các đồ vật”[ 20, 45]Tác giả Đỗ Bình Trị cho rằng, để xác định rõ hơn về hình thức, thểloại của truyện ngụ ngôn đã bổ sung thêm: những truyện kể này - tứctruyện ngụ ngôn có khi là văn vần, có khi là văn xuôi mà ở đó người tamượn một mẩu truyện nhỏ, thường là về loài vật để gửi thác một bài học vềkinh nghiệm sống, về luân lý hoặc một điều răn dạy có tính chất triết lý vềnhân sinh, thế sự. Theo nhà nghiên cứu Trần Vĩnh - Đại học Sư phạmThành phố Hồ Chí Minh nghệ thuật chủ yếu trong ngụ ngôn là dùng cáchẩn dụ - thể hiện bằng cách nói gián tiếp, ngụ ý.Định nghĩa của ông Hoàng Tiến Tựu có thêm một tính chất của ngụngôn đó là cách nói bóng, hay ám chỉ (phúng dụ) và hình thức biểu đạt ẩndụ không chỉ là đồ vật, con vật mà còn là bộ phận cơ thể người. Còn theoTừ Nguyên, ngụ ngôn là lời nói ngụ ý, truyện ngụ ngôn là truyện ngắn hoặcdài, văn xuôi hoặc văn vần có ngụ ý, có hàm chứa một bài học đạo lý, mộtnhận xét về thực tế xã hội, một quan niệm triết lý hay nhân sinh mà vìnhiều lý do khác nhau người ta không nói thẳng, phải dùng các ám chỉ, nóibóng nói gió. Như vậy, khi quan niệm thế nào là truyện ngụ ngôn thì không thấy cóý kiến trái chiều nhau của các nhà nghiên cứu trên tất cả các bình diện.Ngụ là ngụ ý, ngôn là dùng lời nói. Đây là loại truyện không dùng cáchnói trực tiếp thông thường mà là thông qua một câu chuyện nào đó cónhân vật chính là sự vật, đồ vật, kể cả con người để ngụ ý về một vấnđề khác thuộc về đời sống phong phú và phức tạp của con người. Domục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung vào9nghiên cứu và khai thác tính triết lý thông qua nội dung của các truyện ngụngôn.1.1.2. Nguồn gốc của truyện ngụ ngôn Việt NamVăn học dân gian là một hình thái ý thức xã hội. Cũng như mọi hìnhthái ý thức xã hội khác, văn học dân gian phát sinh trong quá trình hoạtđộng sản xuất có ý thức của tập thể những con người sống thành xã hội.Điều kiện ra đời của văn học dân gian một mặt là lực lượng sản xuất đã đạttới một trình độ nhất định, với những quan hệ sản xuất nhất định, mặt kháclà sự nảy sinh và sự phát triển của những cảm xúc thẩm mỹ của con người.C.Mác đã vạch rõ nghệ thuật chỉ xuất hiện trong quá trình hoạt động thựctiễn của con người khi nào “sự tiêu dùng thoát ra khỏi tình trạng thô sơbuổi đầu, mất tính chất trực tiếp của nó đi”[11, 97], khi nào cảm xúc thẩmmỹ không bị “lệ thuộc vào những nhu cầu thẩm mỹ thô thiển[11, 97] nghĩalà khi nào cảm xúc thẩm mỹ có tính độc lập tương đối và được dùng đểthoả mãn những nhu cầu tinh thần của con người. Sự cảm thụ thẩm mỹ,mối quan hệ thẩm mỹ đối với thực tại chỉ có thể nảy sinh trong xã hội loàingười, bởi vì chỉ do kết quả của lao động xã hội, do ảnh hưởng của nhữngsản phẩm lao động được chính con người tạo ra “chỉ có thông qua sự phongphú, đã được phát triển về mặt vật chất của bản chất con người, thì sựphong phú của tính cảm giác chủ quan của con người mới phát triển và mộtphần, thậm chí lần đầu tiên mới được sản sinh ra: lỗ tai thính âm nhạc, conmắt cảm thấy cái đẹp của hình thức – nói tóm lại là những cảm giác có khảnăng đạt tới sự thưởng thức có tính chất người và tự khẳng định mình nhưnhững lực lượng bản chất của con người” [ 12, 137]. Hoạt động xã hội củacon người càng mở rộng, mối quan hệ thực tiễn giữa con người đối với thếgiới càng đa dạng, thì khả năng nhận thức bản chất của các hiện tượngxung quanh con người cũng như bản chất của chính con người càng phát10triển. Như vậy, sự ra đời của văn học dân gian đánh dấu sự ra đời thực sựcủa nghệ thuật với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Đây cũng chínhlà lúc hình thành ra thứ văn học không thành văn của những thần thoại vàtruyền thuyết, ca dao, tục ngữ, truyện ngụ ngôn mà C.Mác khẳng định là“đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nhân loại” [ 11, 33]. Ngay từtrước khi xuất hiện xã hội có giai cấp, văn học dân gian đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn, hầu như tất cả các thể loại văn học dân gian cơ bản đã rađời như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, câu đố, những hình thứcthô sơ của anh hùng ca Song lúc này hoạt động nghệ thuật không tách rờimà diễn ra cùng với hoạt động khác của con người, hoạt động nghệ thuậtchưa được chuyên môn hoá, chưa phải là “sự sản xuất nghệ thuật đúng vớinghĩa của nó”(Mác). Sự sản xuất nghệ thuật đúng với nghĩa của nó tức làhoạt động nghệ thuật đã được chuyên môn hoá, chỉ có thể là sản phẩm củaphân công lao động, cụ thể là sự phân công giữa lao động trí óc và lao độngchân tay. Nhưng quá trình này lại diễn ra cùng với sự hình thành xã hội cógiai cấp. Trong xã hội có giai cấp “những tư tưởng của giai cấp thống trịcũng là những tư tưởng thống trị của mỗi thời đại, nói một cách khác, giaicấp nào đang là thế lực thống trị trong xã hội về mặt vật chất thì cũng là thếlực thống trị về mặt tinh thần. Giai cấp nào nắm những tư liệu sản xuất vậtchất thì đồng thời cũng nắm cả những tư liệu sản xuất tinh thần” [ 11, 66].Như vậy, nghiên cứu nguồn gốc hình thành truyện ngụ ngôn cũngkhông thể không nằm trong dòng chảy của sự ra đời văn học dân gianbởi vì truyện ngụ ngôn là một bộ phận của văn học dân gian.Truyện ngụ ngôn là một loại truyện chứa đựng trong một sự tích hoàntoàn tưởng tượng, một quan niệm triết lý hay đạo đức, một kinh nghiệmsống đã được tổng kết. Truyện ngụ ngôn có hai phần: phần cụ thể là truyệnkể, phần trừu tượng là ý niệm rút ra từ truyện đó, có thể gọi là lời quy châm11– có khi được nêu rõ trong phần kết luận cũng có khi độc giả tự rút ra kếtluận. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là con người (thuộc các nghềnghiệp khác nhau như chú chăn trâu, anh thợ cày, ông sư, thầy đồ ) hoặclà thuộc thân thể con người (tay, chân, mắt, mũi, răng ). Nhân vật có thể làloài động vật, từ gia súc tới dã thú, từ chim chóc đến cá tôm, từ loài có vúđến loài côn trùng, to như con voi nhỏ như con kiến Những nhân vật ấycó thể là cây cối, khoáng sản, núi sông, tinh tú Tóm lại, truyện ngụ ngônlà vở kịch nhỏ trong đó nhân vật có thể là bất cứ vật gì trong vũ trụ, và sânkhấu là bất kể ở đâu. Trong truyện ngụ ngôn thì cốt truyện hoàn toàn có tính chất tưởngtượng. Người ta có thể tự do – tất nhiên tự do trong điều kiện nhất định -đặt bày những sự việc, sắp xếp những tình tiết, miễn là phục vụ cho việcdiễn đạt cái ý mà mình muốn ngụ mở trong sự tích. Nếu như truyện cổ tíchlà một loại truyện tưởng tượng thì truyện ngụ ngôn cũng là sản phẩm củatrí tưởng tượng nhưng không giống trong truyện cổ tích, sự tưởng tượngphải chịu sự hướng dẫn chặt chẽ của lí trí. Khi sáng tác truyện ngụ ngônngười ta phân biệt cốt truyện tức là những sự kiện cụ thể với lời quy châm -tức ý niệm trừu tượng. Yếu tố tưởng tượng trong truyện ngụ ngôn nhằmgiúp cho con người ta có thể diễn đạt một cách linh hoạt, tươi mát nhữngkhái niệm khô khan, chi phối toàn bộ tác phẩm. Ở truyện ngụ ngôn, ta cảmthấy đằng sau mọi sự tô vẽ của óc tưởng tượng, đằng sau những tình tiết cóvẻ ngây thơ là một lý trí sáng suốt, nghiêm khắc, già giặn. Và xét đến cùngthì truyện ngụ ngôn là sản phẩm của sự tưởng tượng nhưng sản phẩm đóđược tạo ra theo yêu cầu của lý trí, dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của lý trí.Với tất cả những đặc điểm đó thì truyện ngụ ngôn chỉ có thể hìnhthành với một trình độ phát triển tương đối cao của tư duy loài người.Lúc đầu nhân loại chắc chắn không thể sáng tác được truyện ngụ ngôn gồm12hai phần tách bạch là: sự tích cụ thể và ý niệm trừu tượng ngụ ở trong sựtích ấy. Phân biệt được phần trừu tượng và phần cụ thể là một việc màngười nguyên thuỷ không thể làm được. Con người nguyên thuỷ sống gần tự nhiên hơn chúng ta ngày này.Hơn nữa họ chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên. Vì công cụ sản xuấtcòn thô sơ, kỹ thuật sản xuất còn thấp kém, cho nên kết quả của lao độngcòn rất ít ỏi. Con người phải vận dụng toàn thể các giác quan để kiếmmiếng ăn hàng ngày, cũng như để tự vệ. Người ta chăm chú nhận xét hìnhdạng, màu sắc, hơi tiếng của từng con dã thú cũng như tập quán sinh hoạtcủa nó. Có thế mới có thể săn bắt, hoặc tự vệ trước sự tấn công của nó.Người ta chăm chú nhận xét từng chi tiết trong hoàn cảnh thiên nhiên nhưcây cối, núi non, sông hồ, mưa gió và phân biệt được những thay đổi nhỏnhặt của hoàn cảnh ấy. Có thế mới thích nghi được với môi trường sinhhoạt mà tồn tại được. Sự phân biệt giữa bản thân và tự nhiên chưa rạch ròi.Vì thế người ta đem gán cho vạn vật những tính cách của nhân loại. Ngườita tưởng tượng ra những truyện về muôn vật cũng như những truyện về loàingười. Thần thoại ra đời một phần cũng vì lý do đó. Bên cạnh thần thoại,dần dần các truyện loài vật cũng xuất hiện. Các truyện loài vật là một khotri thức về “khoa học tự nhiên” của người xưa. Truyện kể lại những hoạtđộng của con vật, những cuộc phưu lưu du hành của chúng. Khi xây dựngnhư vậy người ta gán cho chúng nhiều yếu tố tưởng tượng, có cảm xúc, suynghĩ như con người. Tuy nhiên, có thể nói truyện loài vật là một trong những tiền thân củatruyện ngụ ngôn. Hơn nữa có thể nói rằng truyện ngụ ngôn bắt nguồn từtruyện loài vật. Từ những phân tích ở trên chúng ta có thể đi đến kếtluận là truyện ngụ ngôn chắc chắn phải ra đời sau truyện thần thoại. Xãhội mà truyện ngụ ngôn xuất hiện phải là xã hội có sự phân công lao13động: lao động trí óc và lao động chân tay, tức là xã hội đã có giai cấp.Vì chỉ có trong chế độ xã hội người bóc lột người thì người ta mới cần sángtác ra những truyện có tính chất phản kháng và trào phúng trước hiện thựcmà người ta không đồng ý. Nhưng dưới chế độ áp bức, phản kháng hiệnthực là phản kháng giai cấp cầm quyền, là phản kháng chế độ xã hội. Tấtnhiên, giai cấp thống trị không ngồi yên để chấp nhận sự phản kháng ấy.Cho nên mới có lối phản kháng bằng nghệ thuật ẩn dụ, bằng cách nói giántiếp - ngụ ngôn. Như vậy, xã hội mà truyện ngụ ngôn xuất hiện phải là xãhội có giai cấp, có áp bức, bóc lột giai cấp. Truyện ngụ ngôn xuất hiện từ lâu ở nước ta – nhưng đó có thể lànhững truyện tiền ngụ ngôn như chúng tôi vừa phân tích ở trên, và có thểphát triển mạnh mẽ ở thời phong kiến. Tuy nhiên, vấn đề này còn đangđược các nhà nghiên cứu bàn luận, chứng minh. Tiếc rằng, ở nước ta thờixưa ít có những người sưu tầm truyện ngụ ngôn dân gian hoặc viết lạitruyện ngụ ngôn như ở nhiều nước khác. Khi Phật giáo tràn vào nước ta,các truyện ngụ ngôn nhà Phật lại được thâm nhập vào nhân dân. Để chogiáo lý trừu tượng Phật giáo dễ thâm nhập vào quần chúng nhân dân, nhàchùa đã sử dụng công án tức là một thứ truyện ngụ ngôn Ấn Độ đã bắt đầutruyền sang ta hồi thế kỷ II trở đi. Truyện Người ăn nửa chiếc bánh, Hai vợchồng và một cái bánh, lưu truyền trong nhân dân đều bắt nguồn từ KinhBách Dụ (Avadêna) [ 2, 109]. Vì thế, vào thời Lý và thời Trần, truyện ngụngôn Việt Nam phát triển khá mạnh cả về mặt chất và mặt lượng. Nhà chùacũng dùng truyện ngụ ngôn như một công án để thuyết minh cho giáo lýcủa mình. Chẳng hạn, khi vua nhà Lý sai sứ giả mời Huệ Sinh về triều giúpviệc triều chính, sư Huệ Sinh đã trả lời: “Người hãy xem một con vật dùnglàm cỗ cúng, người ta buộc nó bằng dây lụa, nuôi nó bằng rau cỏ ngon. Kịpkhi ắt vào nhà Thái Miếu, thì dẫu nó muốn sống lâu cũng không thể được”.14Với câu nói trên, sư Huệ Sinh muốn bảo cho sứ giả nhà Lý biết rằng: Vềtriều với Vua thì tuy được phú quý nhưng mất tự do, đời sẽ như con vật đưavào nhà Thái miếu.Một con đường nữa để làm phong phú kho tàng truyện ngụ ngôn củanước ta. Hán học cũng đem vào nước ta nhiều truyện ngụ ngôn của TrungQuốc. Những truyện Châu chấu đá xe, Trai, cò và Ngư ông có thể tìm thấydị bản trong các sách cổ của Trung Quốc như Chiến quốc sách, Hàn Phingoại truyện. Tuy nhiên sự trùng lặp giữa truyện ngụ ngôn nước ta vớinước khác đều được giải thích bằng sự giao lưu văn hoá. Truyện ngụ ngônđược sáng tác để chứng minh những ý niệm trừu tượng, cốt truyện lại rấtđơn giản. Vì vậy, sự “trùng kiến” giữa các dân tộc là một điều hoàn toàn dễhiểu. Do đó, phương Đông có truyện: Trai, cò và người đánh cá (Tô Tần -Chiến quốc sách) thì phương Tây cũng có truyện: Trai, cò và người đánhcá (Pheđơrơ); ở nước ta có truyện Hai đứa bé và quả bứa, thì ở nước Phápcũng có truyện Hai đứa bé và hạt dẻ, những sự trùng hợp trên không phảilà ít.Khi ca dao ra đời và phát triển, một số truyện ngụ ngôn đã được sángtác dưới hình thức ca dao, bài Con mèo mà trèo cây cau là một ví dụ. Trongthời Pháp thuộc, cùng với quá trình xâm lược, cai trị nước ta, thực dânPháp cũng tìm cách đồng hoá dân tộc ta bằng nhiều con đường trong đó cócả việc như lưu truyền những tác phẩm văn học nước ngoài vào Việt Nam.Những truyện ngụ ngôn của Ê-đốp và truyện ngụ ngôn Laphôngten đềuđược dịch ra tiếng Việt, được lưu truyền trong nhân dân.Như vậy, do đặc thù là một loại truyện trí tuệ nên truyện ngụ ngôn ởViệt Nam chỉ xuất hiện khi trình độ nhận thức của con người đạt trìnhđộ tư duy cao – xã hội có sự phân chia giai cấp. Quá trình phát triển củatruyện ngụ ngôn của Việt Nam được hình thành bằng nhiều con đường15như: do nhân dân tự sáng tác để phản kháng lại áp bức, bất công; hoặc dochiến tranh xâm lược; hoặc là du nhập vào thông qua con đường truyềngiáo 1.2. Đặc trưng và sự khác biệt của truyện ngụ ngôn với một số thểloại khác trong văn học dân gian1.2.1. Đặc trưng của truyện ngụ ngôn Việt Nam Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta, ngay từ thuở ấu thơđều ít nhiều tiếp xúc với một trong những loại truyện dân gian phổ biến –truyện ngụ ngôn. Đó là những đoạn văn vần hay truyện ngắn, thường làmượn truyện loài vật để nói về việc đời, nhằm dẫn đến một nhận định vềnhân sinh quan, về đạo lý, về kinh nghiệm sống của con người. Đặc trưngcủa truyện ngụ ngôn đươc thể hiện rõ nhất qua một số điểm sau:Một là, về nội dung của truyện ngụ ngôn. Hầu hết các truyện ngụngôn đều thể hiện một nguyên lý đạo đức hay một nguyên tắc xử thế nàođó kèm theo nó là hậu quả tốt hay xấu qua việc vận dụng các nguyên lý haynguyên tắc đó. Giáo sư Đinh Gia Khánh đã từng nhấn mạnh: tư tưởng triếthọc của nhân dân có thể tìm thấy trong tất cả các loại hình văn học dângian, nhưng thể hiện tập trung nhất là ở truyện ngụ ngôn. Nhà nghiên cứuFolklore Cao Huy Định cho rằng: Cái lối ẩn dụ việc đời phần nhiều bằnghình tượng súc vật là đặc điểm của ngụ ngôn. Mỗi con vật biết nói, biếtnghĩ, biết hành động là một biểu tượng của một loại người nhất định. Quanhệ xung đột hoặc đồng tình giữa chúng là những quan hệ xã hội thật sự nóilên những vấn đề đạo đức thật sự. Những vấn đề triết lý, đạo đức được đềcập đến trong nội dung truyện ngụ ngôn rất phong phú, đa dạng, nó có thểlà những kinh nghiệm sống qua các bài học thực tế ở đời, những lời khuyênrăn đạo đức cho mỗi con người trong xã hội. Chẳng hạn, truyện Chị bánnồi đất chế giễu những người hay mơ mộng viển vông, không thực tế để16phải đón nhận lấy bất hạnh. Chỉ vì mơ mộng mà chị ta làm vỡ tất cả số nồiđất đem bán, mộng tan và bị thiệt hại. Truyện Cáo mượn oai hùm là bài họcđể mọi người cùng suy nghĩ, chỉ nên dựa vào sức mạnh và tiềm năng củachính bản thân, đừng nên dựa dẫm vào người khác. Truyện Bó đũa là lờikhuyên đầy thực tế về việc nếu biết đoàn kết thì sẽ có sức mạnh, chia rẽ thìbị tiêu diệt một cách dễ dàng… Ngoài những kinh nghiệm sống, nội dungcủa truyện ngụ ngôn còn bao gồm cả những vấn đề đạo đức, những phạmtrù triết học sâu sắc. Truyện Thầy bói xem voi đã nói về phạm trù của cáitoàn bộ và cái cục bộ. Truyện Con vờ và con đom đóm kể rằng: Vờ chỉsống có nửa ngày, nó không biết có ngày và đêm, nhưng cứ cãi với đomđóm là không thể nào có chuyện mặt trời mọc rồi lặn. Ấy là con vờ đãphạm một sai lầm về phạm trù chủ quan và khách quan. Nhắc nhở conngười cần phải nắm vững các quy luật phát triển của đời sống, tự nhiên vàxã hội thì mới có thể thích nghi, tồn tại và phát triển Đặc trưng nổi bậtnhất của truyện ngụ ngôn là những bài học về kinh nghiệm sống, những tưtưởng, quan niệm đạo đức triết học và những cách đối nhân xử thế ở đờiđược đúc rút lại qua thực tế đời sống. Đó là cả một kho tàng tri thức báchọc dân gian quý giá mà chúng ta cần trân trọng, giữ gìn, nó giúp chúng tasống tốt, lành mạnh và vị tha hơn trong xã hội hiện đại.Hai là, các biện pháp nghệ thuật của truyện ngụ ngôn cũng rất đặcsắc. Truyện ngụ ngôn đã tìm được cho mình phương pháp thể hiện nộidung một cách có hiệu quả và khá độc đáo. Đó là nội dung bài học đạo đức,triết lý, kinh nghiệm thể hiện thông qua một câu truyện kể rất ngắn gọn, súctích mang tính ẩn dụ bằng văn vần hay văn xuôi. Nó được biểu hiện:Nhân vật của truyện ngụ ngôn có thể là con người với đủ mọi tầng lớp,nghề nghiệp khác nhau, có khi chỉ là một bộ phận trên thân thể con ngườinhư chân, tay, cái lưỡi… nhân vật của truyện ngụ ngôn có thể là loài vật17như các con thú nuôi trong nhà đến các con thú hoang dã như trâu, bò, lợn,gà, hổ, sư tử, voi, kiến… nói chung là đủ thứ trên đời. Nhưng điểm đặc biệtcủa truyện ngụ ngôn là nhân vật dù là người, hoặc vật, cây cỏ, sự vật, thầnlinh… đều chứa đựng trong nó sự đối lập rõ rệt. Trong một truyện ngụngôn nào đó nếu đã có một con vật thông minh thì bên cạnh nó phải là mộtcon vật ngu ngốc; có con người mưu mẹo, xảo trá thì phải có một conngười trung thực, tốt bụng; cạnh con vật to lớn, độc ác, dữ tợn thì có ngaymột loài vật khác bé nhỏ, hiền lành nhưng thông minh, chiến thắng con vậtkia. Người ta thấy ở truyện ngụ ngôn cái thiện và cái ác, cái cao cả và cáithấp hèn, sức mạnh và sự yếu đuối, thông minh và sự ngu dốt, tốt bụng vànhỏ nhen… Đó là các mặt đối lập (theo khái niệm triết học) thường thấytrong hệ thống nhân vật để tạo ra được ý nghĩa sâu sắc của truyện và làmcho ngụ ngôn có một sắc thái đặc sắc, độc đáo riêng của nó. Chẳng hạn, sựđối lập ở truyện Trí khôn được thể hiện rất rõ. Thấy trâu to xác mà cứ phảilàm theo lệnh của con người, hổ rất ngạc nhiên hỏi thì trâu bảo rằng ngườicó trí khôn. Vì tò mò hổ đến hỏi người và bị con người cho nó một bài họcbằng sự khôn ngoan, mưu trí của mình.v.v. Để làm nổi bật những nội dungcần nêu ở truyện ngụ ngôn, người ta còn sử dụng cách dùng phủ định đểkhẳng định, mục đích làm rõ đối tượng phản ánh, bởi vậy, những bài họcrút ra sau mỗi truyện ngụ ngôn càng rõ và có ý nghĩa rất sâu sắc hơn.Chẳng hạn, truyện Đẽo cày giữa đường là sự phủ định cách sống không cóchủ kiến để khẳng định sự cần thiết phải xem xét kỹ và có quyết định chocông việc của bản thân… Có thể nói truyện ngụ ngôn có hai phần: phầntruyện kể nổi lên còn phần ý nghĩa thì chìm sâu trong truyện mà mỗi ngườicần có kiến thức, trình độ hiểu biết mới có thể tự rút ra cho mình. Chínhđặc điểm này làm cho truyện ngụ ngôn có sự hàm súc và chiều sâu đặc biệtđộc đáo của nó.18Kết cấu của truyện ngụ ngôn có điểm nổi bật là ở sự ngắn gọn, súc tíchcủa ngôn ngữ và chi tiết. Thông thường thì truyện ngụ ngôn có độ dài rấtkhiêm tốn, thường thì chỉ có 200 đến 300 từ, chỉ có một số truyện thơ dàinhư bốn truyện nôm ngụ ngôn quen thuộc như Trê Cóc, Lục súc tranhcông, Trinh thử và Hoa điểu tranh năng. Cái tạo ra độ ngắn của truyện ngụngôn chính là ở tính truyện của nó. Nó không chấp nhận cách giải thích dàidòng, vòng vo, tỉ mỉ. Mỗi truyện ngụ ngôn chỉ gồm một tình tiết, một sựviệc được diễn đạt hết sức cô đọng, hàm súc qua sự ám chỉ, so sánh, ẩn dụđặc sắc để rồi con người tìm ra những vấn đề triết lý sâu xa. Để tạo đượcnhững nét tiêu biểu của truyện ngụ ngôn, người ta cần phải có một trình độtư duy tương đối cao, để có thể nhận biết được những đặc điểm chủ yếu,đặc sắc, bản chất nhất ở người, loài vật, sự vật… rồi chọn đưa vào truyện.Chẳng hạn, con cáo được người ta quen gán cho tính ranh mãnh, xảo trá.Con Ong thì chăm chỉ, cần cù; con Hổ, Báo, Sư tử thì độc ác mà ngu ngốc;Thỏ thì thông minh, tốt bụng; Rùa thì chậm chạp, hiền lành… Vì thế khicần nói đến sự độc ác, người ta chọn Hổ, cần nói đến sự thông minh, ngườita chọn Thỏ… Sự chọn lựa này tạo ra tính hợp lý của truyện mà không cầngiải thích dài dòng. 1.2.2. Sự khác biệt của truyện ngụ ngôn với một số thể loại kháctrong văn học dân gianVăn học dân gian là một hình thái ý thức xã hội phức tạp, có rất nhiềuchức năng như: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩmmỹ, chức năng sinh hoạt hợp thành một thể thống nhất. V.I. Lênin đã chỉra trong văn học dân gian có sự thể hiện “thế giới quan”, “những mong chờkhát vọng” của quần chúng, “tâm hồn của nhân dân”(Lênin). Nói đến vănhọc dân gian Gorơki cho rằng: “sáng tác nghệ thuật truyền khẩu của nhândân lao động là yếu tố duy nhất tổ chức kinh nghiệm của họ lại, thể hiện19các tư tưởng của họ thành hình tượng và thúc đẩy năng lực lao động củatập thể” [5, 267].Trong dòng chảy của văn học dân gian, có rất nhiều thể loại tạo nêntính đa dạng và phong phú của nền văn học nhân dân này. Giữa chúng cósự gần gũi, gắn bó với nhau, không tách rời nhau. Để làm rõ hơn nữa vềđặc trưng của truyện ngụ ngôn thì cần phải so sánh nó với một số thể loạivăn học dân gian khác để thấy được sự khác biệt:Thứ nhất, Truyện ngụ ngôn và truyện về loài vậtTrong thực tế, chúng ta thấy rằng truyện ngụ ngôn và truyện về loàivật có điểm giống nhau là cùng lấy loài vật làm nhân vật. Nhưng giữachúng lại có điểm khác nhau căn bản: Truyện về loài vật là sự sáng tạo của con người trong thời cổ đại.Người ta đã dùng câu chuyện kể để giải thích về nguồn gốc, hình dáng, đặctính của các loài vật sống chung quanh mình. Chẳng hạn như vì sao lôngquạ lại đen, lông chim công lại có nhiều màu sắc sặc sỡ; hay vì sao Gấutham lam; Khỉ bị đỏ đít… Đó là cách hiểu của người xưa về thế giới độngvật chứ không hề có ngụ ý nói về đời sống con người. Ở các truyện về loàivật thông minh như loại truyện về con thỏ, con nhện, con vẹt… người xưalại đem thổi linh hồn vào những con vật đó để chúng giống như con người,có khi còn khôn ngoan và dạy khôn cho con người. Nhiều dân tộc còn lấycon vật làm vật thiêng, đại diện cho tổ tiên của họ để thờ cúng và kiêng giếtthịt chúng. Còn truyện ngụ ngôn thì người ta chỉ mượn loài vật làm nhânvật, nhưng nội dung chủ yếu lại để nói về đời sống con người. Con vật làcái vỏ cho con người náu mình trong đó, nói lên tiếng nói của họ về cuộcsống với mọi tình huống xảy ra với họ.Về đối tượng, truyện loài vật trong giai đoạn đầu tiên có thể là cho cảngười lớn và trẻ em cùng thưởng thức. Nhưng dần dần, do những kiến thức20hiểu biết về tự nhiên và xã hội của con người được nâng lên, con người đãqua được thời thơ ấu mông muội thì sự hấp dẫn của truyện về loài vật cũnggiảm đi. Nhưng đối với trẻ em thì truyện về loài vật vẫn rất được yêu thích.Trẻ em tìm được con đường đi tới sự hiểu biết thế giới xung quanh mình vàcuộc sống dần dần qua những câu chuyện đơn giản và hấp dẫn về loài vật.Vì vậy, đối tượng chính của truyện về loài vật là trẻ em. Ngược lại, đốitượng chính của truyện ngụ ngôn là người lớn. Trẻ em có thể tiếp thu đượcphần truyện kể, còn những bài học và ngụ ý sâu xa cần rút ra ở mỗi câuchuyện thì không phải ở tầm của trẻ em. Ngay một số người lớn, nếu khôngcó một trình độ hiểu biết, những kiến thức nhất định thì đôi khi cũng khócó thể hiểu được hết ý nghĩa của truyện ngụ ngôn. Như vậy, điểm giống nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện về loài vậtlà ở chỗ cùng có nhân vật là con vật. Nhưng sự khác nhau cơ bản là ở chỗtruyện ngụ ngôn dùng loài vật để nói về con người, muốn nêu lên nhữngquan hệ ứng xử xã hội khó khăn, gay cấn đòi hỏi nhiều đến sự thông minh,khôn ngoan… Vì thế, không thể xếp hai loại truyện này vào thành một loạiđược, mà phải tách chúng ra để xem xét từng thể loại mới có thể thấy rõ vịtrí, vai trò và tác dụng của chúng.Thứ hai: Truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích thế sựVề nội dung, truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích thế sự là những truyệncùng có nội dung xã hội, tức là cùng nói về việc đời. Cả hai loại truyệncùng nêu lên những cách ứng xử, những tính cách, các quan niệm sống,những triết lý, đạo đức nhân sinh, đều có sự phê phán, tố cáo và đấu tranhcho một thế giới tốt đẹp với những con người hoàn thiện, hoàn mỹ. Nhưngsự khác biệt ở chỗ, truyện cổ tích thế sự thường phản ánh cuộc sống ở mộtthời đã qua với những ước mơ đã được lý tưởng hóa. Truyện cổ tích làtiếng nói của những người yếu đuối, gửi gắm khát vọng của mình trong21những giấc mơ về sự thay đổi cuộc đời qua các phép màu nhiệm của nhữngông bụt, bà tiên. Người ta kể lại những xung đột, diễn biến của các mốiquan hệ trong đời sống, cuộc đấu tranh xã hội dưới hình thái xung đột giữathiện và ác, giữa con người và các thế lực ma quỷ. Truyện cổ tích thế sựphản ánh nhân sinh quan, vũ trụ quan, lý tưởng thẩm mỹ của con người khihọ chưa tách khỏi những dấu vết của các tín ngưỡng nguyên thủy, khi họcảm thấy mình bất lực và bé nhỏ giữa cuộc đời hiểm nguy, đầy thử tháchkhốc liệt. Do đó, con người ở trong truyện cổ tích thế sự thụ động và chỉthực hiện được ước mơ của mình nhờ một thế lực siêu nhiên, một sự trợgiúp kỳ diệu, huyền bí nào đó. Còn ở truyện ngụ ngôn thì nội dung chủ yếulà những kinh nghiệm sống, những bài học luân lý, đạo đức, những quanniệm triết lý nhân sinh được con người đúc kết lại và cùng nhau thực hiệnđể tự hoàn thiện mình và góp phần xây dựng, cải tạo đời sống ngày một tốtđẹp hơn họ mong ước. Nếu như con người ở truyện cổ tích là thụ động thìcon người ở truyện ngụ ngôn là con người hành động, họ phê phán, khuyênnhủ lẫn nhau và lên án, tố cáo, đấu tranh với các thế lực đàn áp mình bằngsự khôn ngoan, sắc sảo mà lại kín đáo, mềm dẻo, có hiệu quả cao. Nhữngxung đột trong đời sống, trong các quan hệ giữa người với người, giữa conngười với thiên nhiên… trong truyện cổ tích thế sự thường được giải quyếtnhờ sự trợ giúp của các thế lực huyền bí còn ở truyện ngụ ngôn là nhữnglời khuyên nhủ, chê trách và giúp cho nhau những kinh nghiệm để tự họgiải quyết những trở ngại trong đời sống, đấu tranh, tố cáo, lên án sự xấuxa, độc ác… Truyện ngụ ngôn không hề dùng đến yếu tố thần kỳ, nếu cóthần linh thì thần linh đó cũng chỉ là một nhân vật của truyện ngụ ngôn màthôi.Mục đích và đối tượng của hai loại truyện này cũng có những điểmgiống và khác nhau. Sự giống nhau là: mục đích cuối cùng của hai loại22truyện này là thông qua việc đời để hoàn thiện con người và mong ước cócuộc sống tốt đẹp với những con người nhân hậu, hoàn thiện, hoàn mỹ. Dùbằng phương pháp lý tưởng hóa ước mơ của những con người yếu đuốitrong truyện cổ tích hay đạt được cuộc sống tốt đẹp và có những con ngườitốt đẹp thông qua sự khôn ngoan, sắc sảo của lối dùng ẩn dụ… trong truyệnngụ ngôn thì mục đích duy nhất và cao nhất vẫn như vậy. Nhưng trẻ em làđối tượng chính, chủ yếu của truyện cổ tích thế sự, còn ngược lại, ngườilớn mới là đối tượng trực tiếp và chủ yếu của truyện ngụ ngôn. Truyện ngụngôn đã lôi cuốn người lớn đến với nó, để những câu chuyện thâm thúy vớibao bài học kinh nghiệm quý báu giúp cho họ vượt qua những trở ngại,những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Trong xã hội ngày nay, truyệnngụ ngôn vẫn còn được dùng để giáo dục con người, phê phán thói hư tậtxấu trong xã hội, giúp cho con người và xã hội loài người ngày càng sốngtốt hơn.Thứ ba: Truyện ngụ ngôn với truyện cườiGiữa truyện ngụ ngôn và truyện cười có mối quan hệ gần gũi và cónhững nét tương đồng khá thú vị, người ta có cảm giác người kể chuyệnluôn luôn ẩn giấu một nụ cười kín đáo, một thái độ châm biếm sâu sắc ởtruyện ngụ ngôn và họ sẽ cười to, thoái mái ở truyện cười. Chẳng hạn ởtruyện Thầy bói xem voi làm cho người nghe dễ dàng hình dung thấy cuộccãi vã vô bổ giữa mấy ông thầy bói mù. Các ông đánh nhau chỉ vì ông nàocũng cho mình là đúng, mà đúng thật, khi chính ông đã “sờ tận tay”, nhưngtất cả lại không đúng vì mỗi ông chỉ biết một bộ phận của con voi, nhưngcứ tưởng rằng đã biết toàn bộ con voi. Sự nhầm lẫn chủ quan của mấy ôngthầy bói mù có tác dụng gây cười. Nhưng trong truyện này, mục đích chínhkhông phải là gây cười mà là ở bài học rút ra sau câu chuyện đó. Đó là mộtlời khuyên người ta chớ vội kết luận việc gì khi mới chỉ biết một phần của23sự việc, đây thực chất là tư tưởng về cái toàn diện trong triết học. Cái cườiở đây chỉ có tác dụng làm cho câu chuyện thêm ý vị, hấp dẫn. Vì thế truyệnThầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn, tuy có thể gây cười. Chỗ khácnhau cơ bản giữa nội dung của truyện ngụ ngôn và truyện cười là ở ý nghĩacủa mỗi loại truyện. Truyện ngụ ngôn là các bài học kinh nghiệm, triết lýsâu sắc, còn ở truyện cười là sự khai thác các khía cạnh lố bịch, khờ khạo,các khuyết tật của con người, không mang màu sắc luân lý, triết học gì. Vềmục đích của hai loại truyện cũng có sự giống và khác nhau rất rõ: Mụcđích chung là muốn làm cho con người tốt hơn lên nhưng chỗ khác nhau làdo truyện cười có mục đích chủ yếu là nhận ra cái lố bịch, khờ khạo củacon người để viết thành truyện cười, như một ông quan sợ vợ, một ông thầyđồ gàn, một ông thầy bói bịp bợm… và họ gây cười bằng đủ mọi biệnpháp, kể cả biện pháp dùng hình ảnh và ngôn từ tục tĩu. Còn truyện ngụngôn thì nhằm làm cho con người nhận ra được bài học đạo đức, luân lý,triết lý, kinh nghiệm, cách ứng xử… Vì vậy, trong truyện ngụ ngôn khôngbao giờ sử dụng ngôn từ tục tĩu.Thứ tư: Truyện ngụ ngôn và đồng thoại, đồng daoGiống như truyện ngụ ngôn, đồng thoại, đồng dao có nội dung giáodục, nhằm giúp trẻ em nhận biết cái hay, cái dở, đưa các em vào đời sốngqua cách nhận biết dần dần cuộc sống qua các bài học về một con chim biếtvâng lời, một con cá biết trả ơn kẻ đã giúp nó thoát khỏi cái chết; một condế nhỏ biết hát ru… Những bài đồng thoại, đồng dao còn dạy các emnhững cách ứng xử, giao tiết với người lớn, lễ độ với cha mẹ, thầy cô, biếtquý tình bạn, thương người lao động vất vả, nặng nhọc… Đó là những bàihọc trực tiếp, thông qua các sự việc cụ thể hàng ngày ở chung quanh trẻem. Đó cũng là các bài học giản dị, dễ tiếp thu so với lứa tuổi các em.24Chẳng hạn như bài hát Hạt mưa của Bùi Huy Cường (trong Tứ dân vănuyển):Tôi ở trên giờiTôi rơi xuống đấtTưởng rằng tôi mấtChẳng hóa tôi khôngTôi cháy ra sôngNuôi loài tôm cáQua các làng xã Theo máng theo mươngCho người giồng giọtThóc vàng chật cótCơm trắng đầy nồiVậy chớ khinh tôi“Hạt mưa, hạt móc”.Với bài đồng dao này đã cung cấp cho các em kiến thức về tự nhiênmột cách nhẹ nhàng, hấp dẫn, dễ hiểu và được trẻ em yêu thích. Tuy nhiên,tính chất răn dạy, giáo dục ở truyện ngụ ngôn có tấm khái quát cao và sâusắc hơn nhiều so với đồng thoại, đồng dao. Nó là những bài học phải đượcrút ra từ nội dung truyện và là một bài học gián tiếp chứ không trực tiếp vàđơn giản như trong các truyện đồng thoại, các bài đồng dao cho trẻ em. Vềđối tượng của truyện ngụ ngôn chủ yếu là người lớn, còn đối tượng củađồng thoại, đồng dao thì hoàn toàn là trẻ em. Ở truyện ngụ ngôn, bài họccàng sâu sắc, thâm thúy bao nhiêu thì câu truyện càng hấp dẫn người đọcbấy nhiêu. Ngược lại, đồng thoại, đồng dao lại yêu cầu câu chuyện phảithật giản dị, hồn nhiên, ngộ ngĩnh để trẻ em ham thích, say mê đọc và hát.25