Câu tục ngữ : Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nói về điều gì 2.5 điểm

Câu 1: Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là ?

  • A. Khiêm nhường.
  • C. Trung thực.
  • D. Chí công vô tư.

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?

  • A. Vội vàng quyết định mọi việc.
  • C. Hoang mang, dao động khi gặp khó khăn.
  • D. Ủng hộ ý kiến của người khác mọi lúc, mọi nơi.

Câu 3: Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?

  • A. Trung thành.
  • B. Thật thà.
  • C. Chí công vô tư.

Câu 4: Người tự chủ là người biết làm chủ

  • B. suy nghĩ của mình và của người khác.
  • C. hành vi của mình và của người khác.
  • D. tình cảm của mình để chi phối người khác.

Câu 5: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

  • A. Có cứng mới đứng đầu gió
  • B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • D. Một điều nhịn chín điều lành.

Câu 6: Người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình là người:

  • A. độc đoán.
  • B. liêm khiết.
  • C. tự lực

Câu 7: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • B. E là người trung thực.
  • C. E là người thật thà.
  • D. Q là người khiêm nhường.

Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

  • A. Ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giải quyết công việc.
  • B. Bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn.
  • D. Không chán nản, tuyệt vọng khi gặp khó khăn.

Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây là thiểu tự chủ?

  • A. Kiên định bảo vệ lẽ phải
  • C. Không để bạn xấu rủ rê, lôi kéo
  • D. Thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp

Câu 10: Một bạn trong lớp đùa nghịch làm hỏng món đồ rất có y nghĩa của em. Là người tự chủ, em sẽ

  • A. Báo cáo cô giáo.
  • C. Yêu cầu bạn mua đền món đồ.
  • D. Nghĩ cách trả thù lại bạn.

Câu 11: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • B. N là người trung thực.
  • C. N người thật thà.
  • D. N là người tôn trọng người khác.

Câu 12: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự chủ?

  • A. Tự chủ là chia khoá của thành công.
  • B. Tự chủ giúp mỗi người đứng vững trước những cám dỗ.
  • D. Tự chủ giúp mỗi người đễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Câu 13: Biểu hiện của người biết tự chủ là

  • B. luôn làm theo ý kiến của người khác.
  • C. bực tức khi bị người khác góp ý, phê bình.
  • D. bảo vệ ý kiến của mình trong mọi trường hợp.

Câu 14: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ?

  • A. Học thầy không tày học bạn.
  • B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ.
  • C. Tích tiểu thành đại.

Câu 15: Câu “Gió chiều nào che chiều ấy” nói về người không có tính

  • B. sáng tạo
  • C. năng động
  • D. cân cù.

Câu 16: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?

  • A. Im lặng trong mọi hoàn cảnh.
  • B. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn.
  • C. Luôn ủng hộ theo ý kiến của số đông.

Câu 17: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?

  • A. B là người không thật thà.
  • B. B là người không thẳng thắn.
  • D. B là người không tự tin.

Câu 18: Người tự chủ là người

  • A. làm việc gì cũng đúng.
  • B. luôn hành động theo ý mình.
  • C. luôn quyết định vội vàng trong mọi vấn đề.

Câu 19: Để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động.
  • B. Xem xét lại thái độ, lời nói, hành động và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
  • C. Không cần rèn luyện.

Câu 20: Câu nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

  • B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • C. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo.
  • D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiếng ba chân.

Câu 21: Một bạn trong lớp nhờ em làm giúp bài tập về nhà và hứa tặng em một món quà mà em vô cùng yêu thích. Là người tự chủ, trong trường hợp đó em sẽ

  • A. làm bài tập giúp bạn để nhận món quà em thích.
  • B. không đồng ý và kể chuyện này với các bạn trong lớp.
  • C. làm bài tập giúp bạn vì bạn không tự làm được.

Câu 22: Một nhóm bạn thường xuyên trêu chọc em để làm trò đùa cho các bạn trong lớp. Là người tự chủ, em sẽ làm gì?

  • A. gọi bố mẹ đến xử lí các bạn.
  • B. mặc kệ, khi nào các bạn trêu chán sẽ thôi.
  • C. nghĩ cách đề trả thù lại các bạn đã trêu mình.

Bài văn mẫu 1

Ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam giống như một “bảo tàng” đúc kết bài học kinh nghiệm sống hàng ngàn năm của cha ông. Những bài học đó khi đưa vào ca dao, tục ngữ không hề khô khan, trừu tượng mà ngược lại rất đậm chất thi ca, dễ thuộc, dễ nhớ. Câu tục ngữ:

“Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”

là một câu như thế.
Đi vào giải thích câu tục ngữ, ta sẽ hiểu được bài học ẩn chứa sau nó. Trước hết, câu tục ngữ được viết dưới dạng thơ lục bát, sử dụng từ chỉ quan hệ “dù” để thể hiện sự liên kết. Trong câu lục, đại từ “ai” là nói đến những đối tượng không xác định, có thể là người thân, bạn bè, thầy cô, hàng xóm… “Nói ngả nói nghiêng” ám chỉ hành động “nói” không nhất quán, có nhiều quan điểm trái chiều hoặc mang tính phản biện ngược lại một vấn đề nào đó nhưng với hàm ý không tích cực. Câu lục lại đề cập ở vị thế “ta” – chính bản thân con người. “Vững” là kiên cố, chắc chắn, khộng bị giao động trước bất kì thứ gì hay điều gì. “Kiềng ba chân” là vận dụng bằng sắt, có hình vòng cung được gắn ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu bếp. Tóm lại, cả câu tục ngữ có nghĩa là: dù bất kì điều gì bên ngoài tác động nhưng mỗi người phải có quan điểm, chính kiến đúng đắn và giống như chiếc kiềng ba chân kia, luôn giữ vững lập trường đó.
Trong cuộc sống của mỗi người, sự tác động của hoàn cảnh khách quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân là rất lớn. Cánh chim cần bay lượn tự do luôn bị gió trời cản lại. Loài cá thích lội ngược dòng nhưng dòng nước luôn xiết. Con người ưa sống thanh thản nhưng xã hội nhiễu nhương làm phiền. Cuộc sống luôn có nhiều thử thách mà cuộc sống khách quan mang đến, và không phải ai cũng đủ ý chí để không bị xoay chuyển. Đôi lúc cánh chim cũng bị gió bão quật ngã, dòng nước xô loài cá về vạch xuất phát và con người cũng có lúc lao vào vòng xoáy nhiễu nhương của xã hội. Đó là thực tế không ai có thể phủ nhận.
Tuy nhiên, mượn câu nói “quyết chí ắt làm nên” của Bác Hồ, tôi có thể chắc chắn một điều, chỉ cần bạn quyết tâm thì không có gì có thể lay chuyển. Loài cò trắng mỗi năm trở gió vẫn vượt quãng đường hàng nghìn cây số tránh rét. Cá hồi mỗi năm vượt biển Thái Bình Dương bắt đầu cuộc hành trình 3.000 dặm về thượng nguồn đẻ trứng. Đó là những hình ảnh kì diệu của “bà mẹ thiên nhiên mạnh mẽ”.
Trái lại, với con người? Một bác sĩ không có chính kiến dễ dàng đánh mất lương y trước “phong bì” của người nhà bệnh nhân. Một quan chức nhà nước không công tư phân minh dễ dàng trở nên quan liêu, lạm quyền, vụ lợi. Hay một chủ sản xuất thực phẩm nhỏ cũng có thể “đầu độc người tiêu dùng” nếu vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ đi đạo đức nghề nghiệp. Đến đây ta mới hiểu, không có cái “kiềng ba chân” trong tâm, tai hại tới nhường nào.
Phải thừa nhận rằng đôi lúc nên nghe người khác đưa ra ý kiến nhưng không đồng nghĩa với việc nghe và làm theo những gì họ nói một cách mù quáng, dập khuôn. Đơn cử như vấn đề một cặp bạn trẻ rất yêu nhau nhưng gia đình hai bên đều phản đối vì lí do lấy nhau sẽ nghèo khổ vì cả hai đều đang thất nghiệp. Trong tình huống này, hai bạn cần tiếp thu ý kiến từ phụ huynh, bởi cha mẹ luôn luôn suy nghĩ những điều tốt nhất cho con cái. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà hai bạn phải chia tay, thay vào đó có thể cố gắng tìm công việc làm ổn định, đời sống khá lên, dần dần hai bên gia đình sẽ chấp nhận. Lời khuyên của người khác chỉ có tính chất góp ý, cuối cùng bản thân ta phải là người quyết định.

Bài văn mẫu 2

Kho tàng ca dao, tục ngữ của ông cha ta không thiếu những bài học, tư tưởng đạo lý sâu sắc, đó có thể là lòng biết ơn, lòng yêu nước,..hay đó cũng có thể là lòng kiên định, tự tin vào chính bản thân mình. Điều này được thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng / Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”.

Ở đây. Câu tục ngữ được chia làm hai vế, hình ảnh “nói ngả nói nghiêng” tượng trưng cho những lời nói chỉ trích, góp ý nhằm khiến ta xao động, thay đổi quyết định hay hành động của mình trước đó , và hình ảnh “kiềng ba chân”, là một vật dụng được biết đến với sự vững chãi, kiên cố. Với hai hình ảnh ấy, ông cha ta muốn khẳng định, khi bản thân ta đã chủ định, quyết tâm làm một điều gì đó, dù cho có ai đàm tiếu, chỉ trích, buông những lời lẽ để phản đối ta, thì hãy luôn giữ cho lòng mình sự kiên định, vững tin vào chính mình để vượt qua dư luận mà bước tiếp thì ta sẽ đạt được mục đích của mình. Bài học đạo lý của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Thật vậy, cần phải hiểu rằng, con đường đi đến thành công dù là việc lớn hay việc nhỏ thì cũng không bao giờ là dễ dàng, lúc nào cũng tồn tại những khó khăn, thử thách trong đó, dư luận chính là một điều mà mỗi chúng ta phải đối mặt để vượt qua. Chẳng hạn, có những người muốn chinh phục ước mơ của mình nhưng lại bị gia đình phản đối và hướng theo nghề nghiệp khác, có người nghĩ ra một ý tưởng hay nhưng không thể thực hiện do không nhận được sự đồng thuận của những người xung quanh. Tùy vào tính chất của vấn đề, của công việc, nếu trước mỗi sự phản đối, chỉ trích ấy, ta dễ dàng bỏ cuộc, mất đi niềm tin vào chính mình thì làm sao có thể đi đến được thành công? Ai cũng cần có một trái tim sắt đá nếu muốn theo đuổi những gì mình yêu thích, để chứng minh được điều mình làm là đúng. Chắc hẳn, chúng ta ai cũng biết đến cầu thủ nổi tiếng Nguyễn Công Phượng, anh là một con người tài năng, có danh tiếng, nhưng đi kèm với ánh hào quang ấy, là biết bao những lời chỉ trích mà dư luận dành cho anh, họ gán cho anh những thị phi, những lời chê bai, yêu cầu anh bỏ nghề mỗi khi anh thi đấu không tốt,..tuy vậy, trước những sự chỉ trích ấy, Công Phượng luôn im lặng và kiên cường theo đuổi đam mê của mình để chứng minh cho những dư luận ngoài kia thấy rằng họ đã sai, và anh thì có bản lĩnh, anh có năng lực. Những lời dị nghị ấy không làm anh gục ngã mất tự tin mà như một động lực để anh vươn lên vậy. Do đó, nếu chúng ta có niềm tin, có quyết tâm và vững chí trước bất kỳ những thử thách nào, ta sẽ tôi luyện được bản lĩnh để vượt qua và đạt được điều mình mong muốn. Một con người thành công là một con người biết “dẫm đạp” lên dư luận mà bước tiếp, điều đó không sai nhưng tuy nhiên, ta cũng cần ý thức được từng hoàn cảnh đúng đắn, tất nhiên, việc lên án, chỉ trích những hiện tượng, hành động xấu là một điều hoàn toàn đúng đắn, và những con người nếu hành động, việc làm của mình mang tính tiêu cực mà vẫn kiên định, quyết tâm bỏ ngoài tai những ý kiến xung quanh thì cũng đáng bị phê phán.

Trong từng trường hợp, tính chất cụ thể, ý chí, quyết tâm, tin tưởng vào chính bản thân mình để vượt qua những lời lẽ phản đối, những búa rìu chỉ trích nhằm ngăn cản ta là hoàn toàn đúng đắn. Câu ca dao của ông cha ta nhìn chung vẫn mang đậm giá trị tư tưởng đúng đắn suốt bao đời.