Chán ăn là dấu hiệu bệnh gì

Bác sĩ CKII Nội tiêu hóa, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng Đã trả lời: Ngày 03/06/2021
Tiêu hóa

Chào bạn Kim Thủy,

Chán ăn, ăn không ngon là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như:

– Các bệnh lý tiêu hóa bao gồm: viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, polyp, HP, ung thư dạ dày đại tràng,… đều dẫn đến việc cơ thể mệt mỏi chán ăn

– Bệnh về tuyến thượng thận: khiến cơ thể thiếu hụt adrenaline làm mất cảm giác thèm ăn

– Bệnh lý tuyến giáp khiến bạn ăn ít, mệt mỏi, nhạy cảm

– Bệnh về gan như: gan nhiễm mỡ, viêm gan A,B,C,… cũng khiến người bệnh không còn hứng thú trong ăn uống Nhưng đôi khi chán ăn ăn không ngon chỉ đơn giản do cơ thể bạn đang mệt mỏi hoặc âu lo, stress quá nhiều.

>>> Để tìm ra nguyên nhân chính xác, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Chán ăn là dấu hiệu bệnh gì

Trả lời:

Chào bạn Ngọc, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, qua những gì mà bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy bạn đang có triệu chứng chán ăn. Chán ăn là một triệu chứng thường gặp nhưng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Để biết được nguyên nhân gây ra chứng chán ăn của mình, bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:

1. Chán ăn là gì?

2. Nguyên nhân gây ra chán ăn

3. Tác hại của chán ăn

4. Biện pháp tự khắc phục

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

1. Chứng chán ăn là gì?

Chán ăn (tên tiếng Anh là Loss Of Appetite) xảy ra khi bạn thấy giảm cảm giác muốn ăn. Các nguyên nhân có thể khiến bạn thấy chán ăn rất đa dạng, từ các bệnh tâm thần cho tới bệnh thực thể. Khi bạn chán ăn, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo như sụt cân hay suy dinh dưỡng. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, vì vậy rất cần thiết để tìm ra nguyên nhân đằng sau việc giảm sự thèm ăn và điều trị nó. 

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng chán ăn

Có vô số nguyên nhân dẫn đến chán ăn. Trong hầu hết các trường hợp, sự thèm ăn có thể trở lại bình thường một khi bệnh lí nền được chữa trị.

Vi trùng

Chán ăn có thể gây ra bởi vi khuẩn, siêu vi, nấm và các nhiễm trùng khác tại bất kì chỗ nào trên cơ thể. Nó có thể là hậu quả của một nhiễm trùng hô hấp trên, viêm phổi, viêm dạ dày tá tràng, nhiễm trùng da hay viêm màng não. Sau khi bệnh nền được điều trị đúng cách, sự thèm ăn sẽ trở lại.

Nguyên nhân về tâm lí

Có vô số nguyên nhân từ đa dạng các rối loạn tâm lí có thể gây chán ăn. Nhiều người lớn tuổi mất đi sự thèm ăn. Sự thèm ăn của bạn có xu hướng giảm khi bạn buồn, bị trầm cảm, hay lo lắng. Chán nản và căng thẳng cũng có sự liên hệ với việc giảm thèm ăn.

Các rối loạn ăn uống, như chán ăn tâm thần có thể là nguyên nhân. Một người mắc chứng chán ăn tâm thần tự kiềm chế bản thân hoặc trải qua nhiều phương pháp để làm giảm cân. Người mắc chứng này đặc biệt sợ tăng cân. Chán ăn thần kinh có thể gây suy dinh dưỡng.

Bệnh lí y khoa

Các tình trạng bệnh lí sau có thể gây chán ăn:

  • Bệnh gan mạn tính
  • Suy thận
  • Suy tim
  • Viêm gan
  • HIV
  • Sa sút trí tuệ
  • Suy giáp

Ung thư cũng có thể gây chán ăn, đặc biệt nếu nó tập trung ở một số vùng sau:

Phụ nữ có thai cũng có thể chán ăn trong ba tháng đầu thai kì.

Thuốc

Một số thuốc hay chất ma túy cũng có thể làm bạn chán ăn. Các thuốc được kê theo toa bác sĩ bao gồm:

  • Một số kháng sinh
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc an thần
  • Thuốc hóa trị

3. Tác hại của chứng chán ăn

Nếu chán ăn gây ra bởi bệnh lí y khoa, tình trạng có thể trở nên tồi tệ nếu không được điều trị, và kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Cực kì mệt mỏi
  • Sụt cân
  • Nhịp tim nhanh
  • Sốt
  • Khó chịu

Chán ăn là dấu hiệu bệnh gì

Cảm giác chán ăn có thể được cải thiện khi bạn chú ý đến một số điều chỉnh đơn giản trong bữa ăn hàng ngày của mình.

• Chia ra từng bữa nhỏ: Thói quen ăn hết một khẩu phần lớn trong một lần có thể khiến bạn cảm thấy ngán và khó tiêu hóa, dễ bị buồn nôn. Nếu chia ra từng khẩu phần nhỏ, bạn sẽ không thấy lượng thức ăn quá nhiều và vẫn có thể cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

• Dùng đĩa lớn hơn: Bí quyết này có thể khiến bạn có cảm giác thức ăn trở nên ít đi và bạn sẽ thấy không phải quá sức để xử lý hết cả đống thức ăn trên đĩa nữa.

• Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ: Các thực phẩm chiên rán với nhiều dầu sẽ khiến bạn cảm thấy ngấy và cảm giác chán ăn sang cả những món khác.

• Thêm gia vị cho món ăn: Bạn có thể thêm một ít quế vào thức uống hoặc trong bất kỳ đĩa thức ăn nào yêu thích. Quế và các loại gia vị khác sẽ làm tăng sự thèm ăn của bạn và giúp ích cho quá trình tiêu hóa, khiến bạn ăn nhiều hơn.

• Ăn uống cùng mọi người: Bạn hãy tranh thủ đi ăn uống cùng gia đình, bạn bè. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bạn có thể sẽ ăn nhiều hơn khi trò chuyện và thưởng thức một bữa ăn vui vẻ cùng mọi người.

Nếu bạn xem nhẹ và bỏ qua, cảm giác mệt mỏi chán ăn có thể dẫn đến cơ thể bị mất năng lượng, kiệt sức. Hãy đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời vì đó có thể là dấu hiệu ban đầu của những vấn đề bệnh lý nguy hiểm.

Cách phòng ngừa mệt mỏi chán ăn

Chán ăn mệt mỏi sẽ gây những tác hại không mong muốn cho cơ thể, do đó, bạn vẫn nên chủ động phòng tránh tình trạng này ngay từ sớm.

Chán ăn là dấu hiệu bệnh gì

• Tập thể dục: Khi tập thể dục, bạn sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, đốt cháy rất nhiều calo. Khi đó, bạn sẽ muốn ăn nhiều hơn để có sức khỏe và duy trì bài tập. Tập thể dục không chỉ làm tăng sự thèm ăn của bạn mà còn giúp bạn khỏe mạnh và năng động hơn.

• Chú ý đến giấc ngủ: Một giấc ngủ ngon không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp duy trì tốc độ trao đổi chất của cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Một giấc ngủ ngon vào ban đêm sẽ giúp bạn thức dậy cảm thấy đói và thèm ăn hơn.

• Giữ vệ sinh răng miệng: Các vấn đề về răng miệng có thể sẽ khiến bạn thấy lo lắng khi ăn uống. Thế nên, hãy giữ vệ sinh răng miệng, chữa dứt điểm các cơn đau răng miệng khiến bạn thấy khó chịu khi ăn.

• Thử những món ăn mới: Nếu cảm thấy đã quá chán ngán với thực đơn quen thuộc mỗi ngày, bạn có thể thử tìm kiếm một vài công thức nấu ăn mới trên mạng vừa tạo cảm hứng nấu ăn, vừa tạo động lực thưởng thức những món ăn do chính mình đã chuẩn bị.

• Linh hoạt các loại thức ăn: Khi cơ thể đang bị ốm, bạn chắc chắn sẽ ăn uống ít hơn bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng các thức ăn mềm và dễ tiêu hóa.

Dân gian vẫn thường có câu: “Ăn được ngủ được là tiên” nên nếu chẳng may bạn lại rơi vào trạng thái mệt mỏi chán ăn thì cuộc sống sẽ chẳng còn gì thú vị nữa. Hãy thử điều chỉnh thói quen sống lành mạnh hơn, bạn sẽ tìm lại cảm giác ngon miệng và cải thiện sức khỏe tốt hơn!

Tuyết Trinh HELLO BACSI