Chàng trai cứu 4 cô gái đuối nước

Ngày 2/5, tang lễ của em Nguyễn Văn Nhã (23 tuổi) được cử hành tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sáng cùng ngày, nhiều bạn bè, hàng xóm đến tiễn đưa Nhã và gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình em.

Chàng trai cứu 4 cô gái đuối nước
Chàng trai cứu 4 cô gái đuối nước
Chàng trai cứu 4 cô gái đuối nước

Nhiều người thân, bạn bè đến tiễn đưa Nhã sáng 2/5 - Ảnh: Page Nghệ An

Được biết, hoàn cảnh gia đình Nhã rất đáng thương. "Gia đình Nhã có 7 anh em. Bố bị tai biến còn mẹ thì cũng đã bước vào tuổi già. Cách đây 10 năm, gia đình Nhã cũng mất đi một người em do đuối nước", bạn Văn Thắng chia sẻ, đồng thời cho biết đã lên kế hoạch kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng.

Trước đó, chiều 30/4, Nhã đã dũng cảm lao xuống biển cứu được 4 cô gái đuối nước kêu cứu khi tắm biển. Khi 4 cô gái an toàn, Nhã kiệt sức và bị nước cuốn trôi mất tích. Người dân tìm thấy và đưa Nhã lên bờ sau 30 phút, lúc này, Nhã trong tình trạng nguy kịch và tử vong sau đó.

Chiều 1/5, bạn bè và người thân đã tiến hành đưa linh cữu của Nhã từ Huế về Nghệ An.

Chàng trai cứu 4 cô gái đuối nước

Linh cữu của Nhã được đưa từ Huế về Nghệ An

Trong mắt nhiều bạn bè, anh chị từng tiếp xúc với Nhã, chàng trai này là người hiền lành, sẵn sàng giúp đỡ người khác, đặc biệt là luôn nở nụ cười lạc quan.

Một người bạn của Nhã chia sẻ, tháng 7 này, nam sinh sẽ tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin Trường đại học Khoa học, Đại học Huế.

Chàng trai cứu 4 cô gái đuối nước

Nguyễn Văn Nhã là chàng sinh viên năng nổ, nhiệt huyết và tốt bụng

Chàng trai cứu 4 cô gái đuối nước
Tin

Bé trai 6 tuổi chết đuối trong hồ bơi ở Cần Thơ

Theo Baodatviet

Xem link gốc Ẩn link gốc http://gioitre.baodatviet.vn/xot-xa-tang-le-cua-nam-sinh-tu-vong-sau-khi-cuu-song-4-co-gai-tam-bien-o-hue-2127218.html

Câu chuyện về Trung úy Thái Ngô Hiếu, 33 tuổi, thuộc Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ khu vực Trảng Bom, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Đồng Nai, cứu sống 3 nạn nhân bị đuối nước tại vùng biển xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Chia sẻ với Dân trí, Trung úy Hiếu cho biết thời điểm nhìn thấy nhóm người gặp nạn, khu vực tắm biển chỉ có nhóm nạn nhân và gia đình anh ở đó.

Bờ đá nhân tạo - khu vực nơi các nạn nhân tắm biển dài khoảng 40m, cách bờ hơn 30m. Mặt trong của bờ đá không có sóng, ban đầu các nạn nhân tập trung ở đó, sau đó gặp sóng lớn bất thường nên họ níu lấy nhau, bị sóng cuốn ra xa.

Bơi đến nơi, anh Hiếu trèo lên bờ đá, nhìn xuống thấy cả nhóm đang lịm dần. Sóng cuốn họ ra biển cách bờ đá đã hơn 10m. Trong đó, có cô gái đã ngất xỉu, được một nam thanh niên đang ôm chặt.

Anh Ngô Hiếu nhảy xuống, bơi đến nơi và dùng tay đánh mạnh vào tay nam thanh niên, tách hai người ra. Anh kéo cô gái và đẩy thêm 2 nam thanh niên khác vào bờ cùng lúc.

Lúc đó, Hiếu nghe tiếng bạn bè trên bờ vọng ra: "Hiếu ơi cẩn thận. Đừng cố sức".

Chàng trai cứu 4 cô gái đuối nước

Trung úy Thái Ngô Hiếu

Nhưng không kịp nghỉ, anh Hiếu quay trở ra lập tức. May mắn, vừa bơi đến nơi, người dân địa phương đã kịp có mặt, cứu thêm được 2 người gặp nạn nữa. Người cuối cùng sau đó được anh Hiếu kéo vào bờ an toàn.

"Trước đó tôi đã tắm biển khá lâu, người thấm mệt nên mọi người sợ tôi không đủ sức cứu các nạn nhân, có khi lại ảnh hưởng tới tính mạng. Nhưng lúc đó tôi không nghĩ gì nhiều, chỉ nghĩ làm sao cứu được hết nhóm bạn trẻ. Tôi là một chiến sĩ cứu hộ cứu nạn, lương tâm không cho phép tôi dừng lại", Trung úy Thái Ngô Hiếu kể.

Sau khi đưa được nhóm người lên bờ, thấy nạn nhân uống nhiều nước và đang rơi vào tình trạng thiếu ô-xy, anh Hiếu nhanh chóng hô hấp nhân tạo, sơ cứu rồi gọi người chuyển các nạn nhân đi cấp cứu.

Chàng trai cứu 4 cô gái đuối nước

Anh Hiếu và vợ (Ảnh: Người lao động)

Theo Báo Giao thông, khi biết còn 1 nạn nhân nữa vẫn mất tích, anh Hiếu cùng các cán bộ chiến sĩ của lực lượng Cảnh sát Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục tổ chức tìm kiếm nhưng khi tìm thấy nạn nhân đã không qua khỏi.

"Dù đã nỗ lực tìm kiếm nhưng tôi chỉ đưa được 4 nạn nhân vào bờ, không ngờ vẫn còn người mất tích bị chìm dưới nước trước đó nên không cứu được. Tôi rất tiếc...", anh Hiếu chia sẻ.

Được biết, Trung uý Thái Ngô Hiếu đã từng tham gia nhiều vụ cứu nạn cứu hộ lớn nhỏ, cứu sống nhiều người và đã được Cục Cảnh sát PCCC biểu dương về công tác cứu nạn cứu hộ.

Theo VOV, sáng 11/4, Bệnh viện Bà Rịa cho biết, trong ngày hôm qua có 1 bệnh nhân đã xuất viện, 2 bệnh nhân được người nhà xin chuyển về TP.HCM tiếp tục điều trị. Sáng nay, bệnh nhân nguy kịch (ngộp nước, thiếu ôxy não), tình trạng sức khoẻ đã ổn định, đang được các bác sỹ tiếp tục điều trị.

https://kenh24.vn/nam-canh-sat-ke-lai-giay-phut-nguy-cap-cuu-4-nguoi-duoi-nuoc-o-vung-tau-luong-tam-khong-cho-phep-toi-dung-lai-20220411100248856.chn

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 10/4, Trung uý Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Thái Ngô Hiếu trong lúc tắm biển ở Vũng Tàu, đã phát hiện, giải cứu và thực hiện sơ cấp cứu hồi sức tim phổi tại chỗ thành công 4 trong số 5 nạn nhân bị đuối nước. Một hành động phi thường!

Chàng trai cứu 4 cô gái đuối nước
Chàng trai cứu 4 cô gái đuối nước

Trung úy Thái Ngô Hiếu đang cấp cứu nạn nhân bị đuối nước xảy ra tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Trong những năm gần đây, các sự việc sơ cấp cứu, cứu người bị nạn thi thoảng xuất hiện trên truyền thông. Dù là bác sĩ hay người dân thường, ai cũng phải chạy đua với tử thần, cố gắng tìm mọi cách để cấp cứu. Nhưng không phải nạn nhân nào cũng may mắn. Đau xót nhất, đó là những trường hợp nạn nhân bị bỏ lỡ thời gian cứu hộ, hoặc kĩ năng cứu nạn và sơ cấp cứu bị sai. Chỉ tính riêng đối tượng là trẻ em, mỗi năm có 6.600 trường hợp tử vong vì tai nạn thương tích, chiếm gần 36% trẻ tử vong trên toàn quốc. Trong số đó, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu, khoảng 3.500 trẻ chết, nghĩa là có khoảng 10 trẻ tử vong mỗi ngày.

Những con số biết nói đó cho thấy, việc phổ biến kiến thức, kĩ năng sơ cấp cứu cho tất cả người dân, nó không chỉ có ý nghĩa đặc biệt to lớn mà thực sự trở nên rất cấp thiết.

Thời gian vàng cấp cứu cho một nạn nhân ngừng tim ngừng thở là 4 phút, thời gian cấp cứu tốt nhất cho các trường hợp tai nạn hay bệnh tình đột ngột khác là dài hơn, nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc càng sớm càng tốt và phải sơ cấp cứu bài bản, cẩn thận. Trong các trường hợp tai nạn nghiêm trọng, nếu bỏ lỡ thời gian vàng, sơ cứu không đủ, sơ cứu sai, thì các bước điều trị y tế sau đó rất kém hiệu quả, nhiều nạn nhân phải trả giá bằng mạng sống. Đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp công cộng, tức là xảy ra thảm hoạ với một số lượng lớn người bị thương, việc cứu nạn nhân trước khi các chuyên gia y tế xuất hiện, đó là vấn đề cực kỳ quan trọng với sự an toàn và sức khoẻ cộng đồng.

Quốc gia nào cũng vậy, hệ thống sơ cấp cứu ban đầu không thể chỉ dựa vào lực lượng y tế, mà bắt buộc phải có sự tham gia của tất cả người dân.

Là một bác sĩ, tôi đã chứng kiến không ít nạn nhân khi đến viện không còn cơ hội sống. Đó là những tai nạn đuối nước, điện giật, hóc dị vật, ngừng tim đột ngột, vết thương mạch máu lớn, gãy xương đùi, chấn thương cột sống… do những người tham gia cứu nạn không thực hiện đúng cách.

Ở các quốc gia phát triển, tôi thấy người lái xe taxi đỡ đẻ chẳng kém gì nữ hộ sinh, trẻ em cũng thuộc làu kỹ năng hồi sức tim phổi nhân tạo, mọi người đều biết sử dụng máy khử rung tim AED. Chúng ta ngược lại. Hầu hết người dân không thể làm điều đó, cá biệt như Trung uý Hiếu do được đào tạo, nên việc anh đã trở thành anh hùng bất đắc dĩ.

Xem clip Trung uý Hiếu cứu 4 nạn nhân, anh lần lượt chạy như con thoi từng người một, trong khi xung quanh anh có rất nhiều người nhưng lại không có kĩ năng. Trước đó vài ngày, tôi cùng hai người bạn phổ thông đi có việc từ ngoại thành về Hà Nội, đường phố ban đêm bị tắc dài. Tôi xuống xe đi bộ vài trăm mét, thấy một vụ tai nạn, mọi người xung quanh chỉ biết đứng nhìn nạn nhân nằm giữa đường và chờ xe cứu hộ 115, người chụp ảnh, người quay clip; không ai dám động vào vì sợ bị sơ cứu sai.

Rõ ràng khi người dân tham gia sơ cứu không đúng cách sẽ làm cho nạn nhân bị nặng lên, thậm chí tử vong, thì một điều chắc chắn rằng sẽ không ai cảm thấy thanh thản lương tâm. Nhưng điều tôi băn khoăn là, việc sơ cứu sai để xảy ra hậu quả rõ ràng, thì liệu người sơ cứu có phải chịu sức ép từ dư luận, hay phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không?

Câu trả lời vẫn đang bỏ ngỏ.

Tôi cho rằng, việc đào tạo sơ cấp cứu ban đầu một cách bài bản phải thực hiện ngay từ khi học sinh ngồi trên ghế nhà trường, nhưng chỉ dừng ở việc đào tạo và trông chờ vào ý thức tự giác tham gia của người dân thì chưa đủ. Đã đến lúc cần phải thảo luận về hành lang pháp lý sơ cấp cứu ban đầu. Theo tôi, luật sơ cấp cứu là cần thiết, làm cho mọi người dân đều có trách nhiệm học tập nghiêm túc kĩ năng sơ cấp cứu, mỗi cá nhân hoàn thành khoá học có chứng chỉ để khi họ tham gia sơ cấp cứu đảm bảo an toàn cho cả nạn nhân và chính họ, đó là cách tốt nhất giúp tạo nên một hệ thống sơ cấp cứu hoàn chỉnh trong xã hội, thay vì mỗi khi gặp tai nạn người dân chỉ biết gọi xe cứu thương rồi đứng chờ.

Người dân thành thạo kỹ năng sơ cấp cứu, họ chủ động tham gia cứu nạn, đó không chỉ có lợi cho cá nhân, mà còn giúp cải thiện khả năng quản lý tình huống y tế khẩn cấp công cộng ở tầm quốc gia. Trong thời điểm mà tính mạng, sức khỏe và sự an toàn ngày càng được xã hội coi trọng, thì việc phổ biến kiến thức sơ cấp cứu và học các kĩ năng sơ cấp cứu không chỉ để giúp cho người khác mà còn giúp cho chính bản thân mình, nên người dân nên coi giáo dục sơ cấp cứu là một khóa học bắt buộc và được đào tạo thường xuyên.

Ai cũng phải học và thực hành cách sơ cấp cứu!./.