Chế độ kế toán áp dụng là sao năm 2024

Chế độ kế toán là một trong những quy định quan trọng doanh nghiệp cần nắm được trong quá trình vận hành trên thị trường. Để hoạt động kế toán diễn ra thuận lợi và hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm được chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 được cập nhật trong bài viết dưới đây.

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Kế toán 2015, chế độ kế toán được định nghĩa là “những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành”.

Như vậy, trong hoạt động kế toán, doanh nghiệp cần nắm được các chế độ kế toán đã được quy định trong hệ thống pháp luật để tránh tình trạng xảy ra sai phạm không đáng có.

Cho đến nay, các doanh nghiệp hiện đang triển khai hoạt động kế toán dựa trên cơ sở pháp lý là chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 do Bộ Tài chính ban hành.

Chế độ kế toán là gì?

4 điểm mới về chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200

Tên gọi đầy đủ là Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200 ban hành ngày 22/12/2014 bởi Bộ Tài chính.

Là văn bản có vai trò thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư 244/2009/TT-BTC, chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 có một số điểm mới về 4 nội dung quan trọng.

Đây là 4 nội dung tương đương với nội dung từ chương II đến chương V. Bao gồm tài khoản kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ kế toán và sổ kế toán, hình thức kế toán.

Về tài khoản kế toán dựa trên chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200

Điểm a Khoản 1 Điều 9 của bản thông tư quy định về đăng ký sửa đổi tài khoản kế toán:

“Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng”.

Như vậy, chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 đã được xây dựng linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được chủ động hơn trong việc thiết lập và sử dụng tài khoản kế toán.

Về báo cáo tài chính

Chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200 đã hướng dẫn xây dựng báo cáo tài chính cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục [Điều 106].

Ngoài ra, một lưu ý khác trong phần báo cáo tài chính đó là việc quy định phương pháp lập và trình bày thuyết minh báo cáo tài chính chi tiết về ba nội dung: mục đích, nguyên tắc và cơ sở lập [Điều 115].

Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 về báo cáo tài chính

Về chứng từ kế toán

Với chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200, các quy định về biểu mẫu chứng từ kế toán chủ yếu đều mang tính hướng dẫn. Theo đó:

  • Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình. Tuy nhiên, biểu mẫu phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo các nguyên tắc theo quy định của pháp luật. [Khoản 1 Điều 117].
  • Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán, doanh nghiệp có thể sử dụng biểu mẫu theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 của Thông tư. [Khoản 2 Điều 117].

Bên cạnh đó, bản Thông tư còn quy định về việc lập, ký chứng từ kế toán; trình tự luân chuyển, kiểm tra; dịch; sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán.

Về sổ kế toán và hình thức kế toán

Về vai trò của sổ kế toán, Khoản 1 Điều 122 đã chỉ rõ: “Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp”.

Trong hoạt động kế toán, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán và thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán.
  • Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình. Tuy nhiên, cần đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu [Theo Khoản 2, 3 Điều 122].
  • Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu và hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức đã được hướng dẫn trong phụ lục số 4 của Thông tư [Nếu hình thức đó phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp].

Tóm tắt bài viết

Chế độ kế toán là gì?

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Kế toán 2015, chế độ kế toán được định nghĩa là “những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành”.

Nội dung chính của 4 điểm mới về chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200

1. Về tài khoản kế toán dựa trên chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 2. Về báo cáo tài chính 3. Về chứng từ kế toán 4. Về sổ kế toán và hình thức kế toán

Trên đây là 4 điểm cần lưu ý trong chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 của Bộ Tài chính mà doanh nghiệp cần nắm được để hoạt động hiệu quả trên cơ sở tuân thủ pháp luật.

Chế độ kế toán dùng để làm gì?

Chế độ kế toán là thuật ngữ dùng để chỉ những hướng dẫn và quy định về kế toán trong 1 lĩnh vực hoặc 1 số công việc nhất định. Chế độ kế toán được ban hành bởi các cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc các tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền dành cho doanh nghiệp.

Việt Nam có bao nhiêu chế độ kế toán?

Các chế độ kế toán hiện hành.

Theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có bao nhiêu hình thức sổ kế toán?

Sổ kế toán cho doanh nghiệp theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm hai loại là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. - Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái. - Và sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp là bộ phận thu thập, ghi chép, xử lý, kiểm soát và cung cấp các thông tin tài chính, kinh tế của một doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động như lập báo cáo tài chính, quản lý thu chi, phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá rủi ro và quản lý ngân sách.

Chủ Đề