Chế độ thái thượng hoàng có từ thời nào

  • Câu hỏi:

    Chế độ Thái Thượng Hoàng được thực hiện vào thời nào?

    • A. Tiền Lê.
    • B. Thời Lý.
    • C. Thời Trần.
    • D. Thời Lê Sơ. Lời giải tham khảo: Đáp án đúng: C Chế độ Thái Thượng Hoàng được thực hiện vào thời Trần. Đáp án C.

Mã câu hỏi:325781

Loại bài:Bài tập

Chủ đề :

Môn học:Lịch Sử

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

CÂU HỎI KHÁC

  • Đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý là những quốc gia nào?
  • Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta có tên gọi là gì?
  • Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt?
  • Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?
  • Trong việc duy trì mối quan hệ với các nước láng giềng, nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì?
  • Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì?
  • Lễ cày tịch điền đầu tiên được thực hiện dưới thời vua nào?
  • Quốc hiệu nước ta dưới thời nhà Đinh - Tiền Lê là gì?
  • Để kỉ niệm chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên, hiện nay nơi nào trên thế giới được mang tên Ma-gien-lan?
  • Tên gọi đồng tiền đầu tiên của nước ta dưới thời nhà Đinh là gì?
  • Nông nô được hình thành chủ yếu từ đâu?
  • Nhà Lý xây dựng Văn miếu – Quốc Tử Giám để làm nơi ..........
  • Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống [thế kỉ XI] ở đâu?
  • Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của xã hội nào?
  • Người đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước ta vào thế kỉ X là ai?
  • Hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc là:
  • Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
  • Nguyên nhân nào dẫn đến những cuộc phát kiến địa lý?
  • 'Loạn 12 sứ quân' là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời nào?
  • Cách đánh giặc xuyên suốt cả 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là gì?
  • Chùa Một Cột là công trình kiến trúc độc đáo của thời nào?
  • Ai là người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai?
  • Chế độ Thái Thượng Hoàng được thực hiện vào thời nào?
  • Vì sao nhà Lý chủ động tấn công nhà Tống là để phòng vệ?
  • Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư vào năm nào?
  • Vì sao Nhà Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa khi đang ở thế thắng?
  • Kinh đô Thăng Long chính thức hình thành vào thời gian nào?
  • Khu đền tháp Ăng-co-Vát là công trình kiến trúc độc đáo của nước nào?
  • Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ thời gian nào?
  • Lê Hoàn lên ngôi vua là do nguyên nhân nào sau đây?
  • Tại sao các nhà sư được trọng dụng?
  • Đơn vị kinh tế chính trị cơ bản trong thời kì chế độ phong kiến phân quyền ở châu Âu là gì?
  • Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị trung đại là những bộ phận nào?
  • Đất nước nào là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng?
  • Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là gì?
  • Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được xác lập vào thời kì nào?
  • Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ tầng lớp nào?
  • Hình thức phân phong tước hiệu và ruộng đất cho quý tộc dưới thời Trần được gọi là gì?
  • Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ
  • Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII, tình hình Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?

Trần Thừa sinh năm Giáp Thìn [1184], là con trưởng của Trần Lý, là anh của Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung, Trần Tam Nương. Từ nhỏ, ông sinh ra và lớn lên ở Tinh Cương [Long Hưng]. Năm 1209, theo cha và cậu đem quân về kinh dẹp giặc, sau lại cùng em là Trần Tự Khánh lập công đánh tan dư đảng giặc ngoài cõi. Năm 1211, được Lý Huệ Tông phong làm quan [không rõ chức tước gì]. Năm 1216, được phong làm Nội thị phán thủ. Năm 1223, được phong làm phụ quốc Thái úy [sau khi Trần Tự Khánh chết]. Năm 1225, con thứ Trần Cảnh lên ngôi, Trần Thừa được tôn là Thượng hoàng trông coi việc nước, Trần Thủ Độ làm Thái sư thống quốc hành quân vụ chính thảo sự lo việc dẹp loạn. Tuy vậy, mọi việc trong triều hai người đều bàn bạc với nhau.

Những năm làm quan triều Lý, kể cả khi ông đã là Thái úy phụ chính, ông vẫn ở phủ đệ Tinh Cương, mãi đến ngày Trần Cảnh, con trai ông lên ngôi vua khai sinh vương triều Trần phải cho người về Tinh Cương đón ông mới rời Tinh Cương về kinh. Việt sử lược [Bản dịch của Trần Quốc Vượng] ghi “Ất Dậu, Kiến Gia năm thứ 15 [1225] mùa đông tháng chạp, vua sai Nội thị phán thủ Phùng Tá Chu, Nội hành khiển tả thị lang trung Trần Chí Hoành đem văn võ bá quan sửa soạn thuyền xe đến phủ Tinh Cương đón Thái tổ ta”. Trần Thừa rất sùng đạo Phật, khi làm Thái Thượng hoàng, ông đã ra lệnh cho các nơi dịch đình đều đắp tượng Phật để thờ. Do xưa tục nước ta, bên các quốc lộ, nhiều chỗ làm quán để cho người đi đường vào nghỉ gọi là dịch đình.

Trần Thừa lấy vợ họ Lê, sinh ra Trần Liễu [An Sinh vương], Trần Bồ tức Trần Cảnh [Trần Thái Tông], Trần Nhật Hiệu [Khâm Thiên vương]. Có sách chép là Nhật Liễu, Nhật Cảnh. Con gái có Thụy Tư công chúa thường gọi là Thụy Bà. Khi còn hàn vi, Trần Thừa lấy vợ người thôn Bà Liệt, huyện Tây Chân, nay là xã Vũ Lao, huyện Nam Trực, Nam Định. Người vợ này bị bỏ quên khi Trần Thừa theo cha đi đánh giặc, sau sinh được một con trai. Mãi đến năm 1232, người con này mới được ghi nhận, đặt tên là Trần Bà Liệt và được phong tước Hoài Đức vương.

Trần Thừa có tính khiêm nhường và biết đánh giá đúng người, đúng việc. Khi cha là Trần Lý mất, đáng lý việc cầm quân thuộc về Trần Thừa nhưng ông thấy Trần Tự Khánh có tài thao lược hơn mình nên nhường cho em. Khi ông được Lý Huệ Tông phong làm Phụ quốc Thái úy, ông tiến cử Trần Thủ Độ làm phụ tá và được Lý Huệ Tông chấp nhận phong ngay Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Lúc còn hàn vi, ông thường ngồi nghỉ ở dịch đình, cómột nhà sư nhìn thấy ông nói rằng: “Người trẻ tuổi này, ngày sau sẽ đại quý”. Trần Thừa là anh cả trong nhà, là trưởng nam trong gia tộc, cũng tức trưởng môn phái Đông A, trước hết ông phải có trách nhiệm trước tiên tổ, trước dòng họ về sự tồn vong của gia đình, của dòng họ. Nhìn vào sự trưởng thành của các em ông: Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung và các con ông: Trần Liễu, Trần Cảnh, Trần Nhật Hiệu thì ta không thể không thấy vị trí của ông… Việc ông làm rể Thái phó Lê Diện [triều Lý] và sau này, hai con ông làm rể Lý Huệ Tông không thể không có vai trò và ý đồ của ông. Các trọng thần triều Lý như quan nội hầu Phùng Tá Chu [quê ấp Mỹ Xá], Thái úy Phạm Kính Ân [quê Đặng Xá] cùng lộ Long Hưng sớm về với nhà Trần, trở thành công thần khai quốc triều Trần, thể hiện khả năng tập hợp lực lượng của ông. Ông ra làm quan triều Lý muộn hơn so với Trần Tự Khánh [1216], rồi Thái úy phụ chính [1224] “khi vào chầu không phải xưng tên” chứng tỏ tài năng và uy tín của ông không nhỏ.

Trần Cảnh lên ngôi vua lúc mới 8 tuổi, Trần Thủ Độ được phong Quốc Thượng phụ nắm giữ mọi việc trong nước. Trần Thủ Độ nói: “Hiện nay giặc cướp đều nổi, họa loạn ngày càng tăng… thế nước nghiêng nguy… Nhị lang chưa am hiểu việc nước, chính sự nhiều chỗ thiếu sót, vận nước mới mở, lòng dân chưa phục, mối họa không phải nhỏ. Ta còn phải rong ruổi đông tây để chống giặc cướp, không gì bằng mời Thánh phụ làm Thượng hoàng tạm coi việc nước…”.

Lời bàn của Trần Thủ Độ “Các quan đều cho là phải, mời Thánh phụ Trần Thừa nhiếp chính”. Tuy nhiên tháng 10 năm Bính Tuất [1226] Trần Thừa mới chính thức vào ngôi Thượng hoàng. Trong 9 năm ở ngôi Thượng hoàng [1226-1234], Trần Thừa làm được nhiều việc để củng cố Vương triều, xây dựng đất nước.

Việc đầu tiên ông làm là trọng dụng những người hiền tài không phân biệt đối xử với các trọng thần triều trước như quan Phụng ngự Phùng Tá Chu, Thái úy Phạm Kính Ân, các ông không những được trở lại chức tước cũ mà còn được trọng dụng, được phong tới tước đại vương hoặc mang áo mũ đại vương. Với Quý Thịnh hầu cháu vua Lý Cao Tông sau cũng được phong tước vương, được ban quốc tính.

Nhằm thống nhất ý chí, ông tuyên bố các điều khoản về lễ minh thệ, cùng mọi người thề “Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết”.

Ông tiến hành chỉnh đốn triều chính, định luật lệ, thuế khóa, chế độ quan chức, lương bổng v.v. để ổn định nội bộ triều đình.

Để thiết lập kỷ cương, ông cho biên soạn “Quốc triều thông chế ”, sửa đổi hình luật, lễ nghi gồm 20 quyển… Việc dùng phép in ngón tay [điểm chỉ] vào các văn từ đơn khế do ông quy định đã đi trước các nước khác nhiều thế kỷ.

Ồng rất chú ý đến việc đào tạo nhân tài, trong thời gian ở ngôi Thượng hoàng, ông cho tổ chức thi Tam Giáo [1227], thi Thái học sinh [1232] tuyển chọn nhân tài nổi tiếng trong đời.

Một công lao to lớn trong cuộc đời làm Thượng hoàng của Trần Thừa là việc ông bồi dưỡng một ông vua con 8 tuổi thành một ông vua “Khoan nhân đại độ, có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, gương sáng xây dựng và bảo vệ đất nước”.

Ông mất ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ [1234], hưởng thọ 51 tuổi, làm Thượng hoàng cầm quyền 9 năm. Miếu hiệu là Huy tông, an táng ở Thọ lăng, thuộc hương Tinh Cương, phủ Long Hưng, nay là thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, nơi cùng có lăng của ba hoàng đế đầu triều Trần là Trần Thái Tông [Chiêu lăng], Trần Thánh Tông [Du lăng], Trần Nhân Tông [Đức lăng].

Có thể chưa nói hết những công lao, những đóng góp của Trần Thừa với triều Trần, với dân tộc, nhưng những gì đã nói trên chứng tỏ ông là người có công lớn trong buổi đầu mở nghiệp. 12 năm sau khi ông mất [1246] ông được truy tôn là Thái Tổ. Miếu hiệu của Huy tông đổi là miếu Thái Tổ, Thọ lăng đổi là Huy lăng./.

Chủ Đề