Chêm xen tiếng Anh trong giao tiếp

  • Số trang: 24
  • Loại file: PDF
  • Lượt xem: 265

Chia sẻ bởi: hoangtuavartar

Tải về

Tài liệu tương tự: Nghiên cứu hiện tượng chêm xen từ ngữ tiếng anh trong giao tiếp tiếng việt của sinh viên đại học đà nẵng

'Mỗi năm có hàng trăm từ mới được phát minh bằng Tiếng Anh, vậy bạn có đảm bảo tiếng Việt sẽ có sự bổ sung tương tự?'.

Bàn về quan điểm 'nói tiếng Việt chêm tiếng Anh là không tôn trọng người đối diện' đang gây tranh luận trái chiều trên VnExpress, độc giả Thánh Tuệ chia sẻ:

Đã là ngôn ngữ sẽ không có tính hoàn hảo tuyệt đối mà sẽ có những thiếu sót. Đã là mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ thì tùy theo năng lực ngôn ngữ của họ, không phải ai cũng hoàn hảo. Nếu không có nói chêm thì tiếng Việt chúng ta sẽ không có những từ như: Ba-zơ, Axit, Tivi,... rất nhiều từ khác nữa để chỉ các đồ vật chỉ có ở nước ngoài. Do đó việc trong ngôn ngữ có từ mượn là điểu rất hiển nhiên và có nhiều ngôn ngữ khác cũng mượn của nhau để bổ trợ, kể cả Tiếng Anh cũng mượn từ Tiếng Ý, Tiếng Pháp,... 

Nhiều bạn làm việc trong môi trường chuyên ngành có những thuật ngữ chuyên môn như OPP, Internet Of Things [IOT], AI, Clouds, Server, Deadline... nên chưa hiểu, rõ ràng chúng ta có thể dịch nhưng việc dịch sẽ là không tôn trọng tác giả, người đã đặt tên các phương pháp đó. Bạn đã bao giờ nghĩ rằng cái tên của bạn cần được dịch ra tiếng nước ngoài trước khi gọi không?

Có ai cười một kẻ mới học ngoại ngữ vì hắn quá vụng về trong sử dụng câu cú, từ ngữ không? Mỗi năm có hàng trăm từ mới được phát minh bằng Tiếng Anh [do nghiên cứu khoa học] vậy bạn có đảm bảo tiếng Việt sẽ có sự bổ sung tương tự? Chúng ta cố gắng thể hiện khả năng ngôn ngữ của mình và khi ai đó gặp khó khăn trong những từ đơn giản mà phải dùng tới ngoại ngữ khác để thể hiện ý thì ta nên cảm thấy thông cảm cho họ thay vì cười cợt.

>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến  tại đây.

  • Nhiều người đang 'thần thánh hóa' chứng chỉ tiếng Anh

Trong thời đại toàn cầu hóa, việc sử dụng tiếng Anh, tiếng Hán Việt hoặc các từ mượn trong ngôn ngữ nước ngoài là cần thiết và đã trở nên thông dụng. Chúng ta không khó để bắt gặp các thương hiệu hàng hóa, tên quán ăn, cà phê... bằng tiếng nước ngoài hoặc phiên âm ra tiếng Việt.

Việc sử dụng một vài từ nước ngoài [thường là tiếng Anh] để thêm vào đoạn hội thoại khi đang giao tiếp bằng tiếng Việt không phải mới ở Việt Nam. Tuy vậy, thời gian gần đây, một vài nghệ sĩ trẻ, có ảnh hưởng tại Việt Nam lạm dụng việc sử dụng ngoại ngữ chèn vào tiếng Việt đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.

Chi Pu tiếp tục hứng chịu những chỉ trích của cộng đồng mạng khi sử dụng ngoại ngữ "không đúng lúc"

Mới đây, câu chuyện của Chi Pu [một nghệ sĩ trẻ có tiếng trong giới giải trí Việt] đang đi học tại Mỹ có những phát ngôn xen lẫn tiếng Anh và tiếng Việt gây ra nhiều tranh cãi và nhận được những phản ứng gay gắt từ cộng đồng.

Cụ thể, trong đoạn livestream của mình, Chi Pu nói: "Sự thật thì luôn luôn đơn giản nhưng people make it complicated [mọi người cứ thích phức tạp hóa lên], nên là mình cứ enjoy cái moment [tận hưởng khoảnh khắc] này.

Mình có thời gian tĩnh lại, ở một mình nhiều hơn. Throw back [ngẫm nghĩ lại] những gì đã xảy ra trong suốt khoảng thời gian rất là dài. Mình sẽ tương tác với mọi người nhiều hơn và có cái hoạt activities [hoạt động] nào thì sẽ show [giới thiệu] cho mọi người".

Đoạn video livestream của Chi Pu nhận được nhiều phản ứng trái chiều của cộng đồng mạng. Trên các nền tảng mạng xã hội, phân đoạn Chi Pu chia sẻ nửa tiếng Anh nửa tiếng Việt được nhiều bạn trẻ ghép thành những video ngắn hài hước. Câu chuyện của Chi Pu cũng mở màn cho cuộc tranh luận của giới trẻ về vấn đề pha trộn ngôn ngữ trong giao tiếp.

Sử dụng đừng lạm dụng

Vụ việc Chi Pu rồi Mỹ Anh sử dụng xen lẫn tiếng Anh một cách thái quá vào đoạn hội thoại, giao tiếp cùng người hâm mộ đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích, chế giễu sự "sính ngoại" dù mới rời Việt Nam một thời gian ngắn. Rõ ràng việc sử dụng tiếng Anh một cách bất hợp lý và không cần thiết như vậy rất phản cảm và phần nào đó hạ thấp giá trị tiếng Việt.

Trần Thanh Hải [25 tuổi], cựu sinh viên trường Đại học Hà Nội, một người có thể sử dụng thành thạo tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung cảm thấy việc hot girl Chi Pu nói chuyện đan xen tiếng Anh và tiếng Việt khá buồn cười và cũng có phần phản cảm với nhiều người nghe không thông thạo ngoại ngữ.

Với bạn trẻ Thanh Hải, việc sử dụng ngoại ngữ không đúng chỗ, đúng lúc dễ gây phản cảm và làm người nghe khó chịu

Thanh Hải cho biết: "Việc sử dụng tiếng Anh với tiếng Việt không còn mới, ngay cả mình cũng hay sử dụng nhưng là sử dụng với những người đã quen nghe như vậy. Tuy nhiên, những từ Chi Pu dùng như "hoạt activities" [hoạt động] thì là lần đầu mình nghe. Cho nên, mình thấy nó hài hước".

Còn Nguyễn Văn Toàn [24 tuổi, hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh] cho rằng việc Chi Pu nói chuyện bằng cả hai thứ tiếng không quá đến mức đáng để lên án. Tuy nhiên, Văn Toàn cũng hiểu được phản ứng tiêu cực đến từ cộng đồng mạng.

"Việc cô ấy chuyển đổi ngôn ngữ luân phiên có những lúc đột ngột và không cần thiết khi người nghe đa phần sinh sống tại Việt Nam dễ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Thay vì dùng từ như vậy, mình nghĩ Chi Pu có thể nói cả câu bằng tiếng Việt hoặc cả câu bằng tiếng Anh thì sẽ là hợp lý hơn vì đối tượng nghe không chỉ có bạn bè, người thân hay người hâm mộ của cô ấy”, Văn Toàn chia sẻ.

Bạn trẻ Văn Toàn cho rằng, khi muốn chèn ngoại ngữ để giao tiếp, cần phải chú ý đối tượng mình đang hướng tới là ai

Tiến sĩ Vũ Trung [giảng viên khoa tiếng Trung, trường Đại học Phương Đông] cho biết, giống như với tiếng lóng và ngôn ngữ mạng, chúng ta chỉ nên dùng xen pha ngoại ngữ khi nói vui, giải trí một cách thân mật hoặc có thể dùng trong trường hợp cần nhấn mạnh điều gì đó nhưng phải trong văn cảnh phù hợp.

“Việc cố tình chèn tiếng nước ngoài vào câu nói của mình khi đang trò chuyện cùng người Việt dù mục đích có là gì thì cũng đã và đang thể hiện sự thiếu tôn trọng với ngôn ngữ của dân tộc. Mỗi người nên có ý thức hạn chế việc lạm dụng này để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

Hiện tượng pha trộn ngôn ngữ sẽ ngày càng phổ biến hơn khi người ta thành thạo nhiều hơn một ngôn ngữ và sử dụng thường xuyên ngoại ngữ đó. Tuy vậy, chúng ta cũng phải biết gìn giữ văn hóa, ngôn ngữ tiếng Việt, không để sự hội nhập ăn mòn gốc gác”, tiến sĩ Vũ Trung chia sẻ.

Những ngày gần đây, sự việc hot girl Chi Pu liên tục nói chuyện "nửa Tây nửa ta" trong livestream dù mới sang Mỹ chưa được bao lâu khiến nhiều người tranh luận về vấn đề pha tạp ngôn ngữ trong giao tiếp thường ngày của giới trẻ.

Pha tạp ngôn ngữ có làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt?

Sử dụng ngoại ngữ với môi trường phù hợp

Thạc sĩ, chuyên gia tâm lý Khuất Thị Hoa, giảng viên phụ trách bộ môn kỹ năng mềm tại Đại học FPT Hà Nội cho rằng cần nhìn nhận vấn đề này dưới hai góc độ: "Đầu tiên, với nhóm các bạn trẻ chêm xen tiếng Anh trong cuộc hội thoại nhằm mục đích học ngoại ngữ, bản thân tôi hoàn toàn ủng hộ cách làm này. Bên cạnh đó, tồn tại một số bạn pha tiếng Anh vào lời ăn tiếng nói hàng ngày để thể hiện cái tôi của mình, điều này có thể sẽ khiến người nghe không hài lòng".

"Trong công việc và đời sống, cá nhân tôi cảm thấy thoải mái với những bạn dùng tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt. Ở vụ việc của Chi Pu, với tư cách là một người của công chúng, những lời nói hay hành động của nữ ca sĩ đều có thể ảnh hưởng đến giới trẻ. Việc người nổi tiếng sử dụng ngôn ngữ chưa phù hợp sẽ tác động tiêu cực đến người xem, đồng thời làm mất đi sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ.", Ths. Khuất Thị Hoa phân tích.

Theo bà Hoa, để có thể nói chuyện đúng mực cần cẩn trọng lựa chọn từ ngữ sao cho hợp ngữ cảnh. Cơ hội cọ xát xã hội trong nhiều bối cảnh khác nhau và trải nghiệm văn hóa đa dạng cũng là những yếu tố cần thiết trong giao tiếp.

"Đòi hỏi sự khéo léo tuyệt đối trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các bạn trẻ là chưa phù hợp. Đánh giá cao sự thuần thục trong hành văn đa ngôn ngữ là điều tốt, tuy nhiên các bạn trẻ cần thêm thời gian", bà chia sẻ.

Cá nhân Ths. Khuất Thị Hoa cảm thấy thoải mái với những bạn dùng tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt.

PGS.TS Phạm Ngọc Trung - Nguyên trưởng khoa Văn hóa, Giảng viên cao cấp Học viện báo chí và Tuyên truyền từng thừa nhận, việc các bạn trẻ nói tiếng Việt chêm từ tiếng Anh là việc khá phổ biến, tuy nhiên phải phân rõ thành hai trường hợp.

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Trung, trong các hội thảo khoa học, nhiều giáo sư cũng sử dụng thêm tiếng nước ngoài bởi có những thuật ngữ tiếng Anh khó có thể dùng tiếng Việt để giải thích. Trong trường hợp này, việc sử dụng tiếng Anh sẽ giúp tăng thêm hiểu biết nhất định. Ngoài ra, trong giao tiếp hàng ngày nếu dùng ngoại ngữ để thể hiện thì đó lại là điều không nên. 

"Ngoài đời, nói chuyện nửa Việt nửa Tây có thể làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Ta cần phải phân rõ làm hai môi trường. Trong sinh hoạt khoa học các giáo sư đôi lúc cũng vẫn dùng các từ tiếng Anh bởi khi dịch sang tiếng Việt sẽ khó để phản ánh hết nội dung. Ngay cả các tạp chí khoa học cũng dùng từ tiếng Anh kèm theo chú giải. Tuy nhiên, việc một số bạn trẻ chêm xen tiếng Anh khi nói chuyện với mục đích học đòi là không nên. Có thể khi học ngoại ngữ, đây là một cách để luyện tập. Cá nhân tôi không thêm tiếng Anh vào câu nói hàng ngày vì có thể người nghe sẽ khó chịu. Còn khi giảng dạy, có những thuật ngữ, khái niệm mình vẫn phải nói và giải thích cho sinh viên hiểu", PGS. TS Phạm Ngọc Trung nói. 

Ngô Thanh Thủy Ngân - cựu học sinh chuyên Văn trường THPT chuyên Bắc Ninh nói lên suy nghĩ của bản thân về thực trạng này: "Trong thời kỳ hội nhập, việc mọi người sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp là chuyện hết sức bình thường. Hiện nay, đứa trẻ 6 tuổi đã được học tiếng Anh rồi nên sẽ ít xảy ra tình huống người nghe không hiểu nội dung cuộc trò chuyện bằng ngôn ngữ này. Tuy nhiên, việc pha tiếng Anh vào một đoạn hội thoại bằng tiếng Việt lại mang một ý nghĩa khác".

Thủy Ngân cho rằng, dù có cố ý hay không thì nói chuyện "nửa Tây nửa ta" sẽ làm mất đi nét đẹp của tiếng Việt

Thủy Ngân cho rằng, dù có cố ý hay không thì nói chuyện "nửa Tây nửa ta" sẽ làm mất đi nét đẹp của tiếng Việt. "Việc này thật sự không nên. Bản thân mỗi người cần nâng cao vốn ngoại ngữ của mình để trở thành công dân toàn cầu, chứ không phải để làm màu, khoe khoang và thay thế tiếng nói của dân tộc. Dùng ngoại ngữ đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh sẽ khiến bản thân trở nên tinh tế và chuyên nghiệp hơn", cô bạn đưa ra quan điểm.

Nhiều bạn sống ở nước ngoài vẫn giữ tên tiếng Việt

Theo Nguyễn Quang Anh, du học sinh tại Đức, việc nói chêm tiếng Anh thường gặp ở những người đã ở nước ngoài rất lâu. Bạn nghĩ rằng, "Đây không phải khoe trình độ học thức mà chỉ đơn giản làm cuộc trò chuyện dễ hiểu hơn thôi. Cá nhân mình cũng có lần lỡ nói một vài từ tiếng Anh trong khi nói chuyện với mọi người, sau đó thì mình đã nói lại ngay bằng tiếng Việt".

Quang Anh chia sẻ, sự trong sáng của tiếng Việt sẽ được bảo tồn bởi những người trẻ thực sự yêu tiếng mẹ đẻ và muốn mang tiếng Việt đến với quốc tế. "Mình biết nhiều bạn Việt Nam học tập và sinh sống ở nước ngoài lâu dài nhưng không lấy tên tiếng Anh, đơn giản vì các bạn ấy muốn giữ nét đẹp trong tên khai sinh của mình", anh bạn cho biết.

Quang Anh cho rằng sự trong sáng của tiếng Việt sẽ được bảo tồn bởi những người trẻ thực sự yêu tiếng mẹ đẻ.

Là một sinh viên năm hai, khoa Ngôn ngữ Nhật, chuyên ngành Tiếng Nhật Thương mại - Đại học Ngoại thương Hà Nội, Nguyễn Thị Thanh Lan cho biết, giới trẻ có xu hướng chêm xen tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày do thích ngữ điệu của ngôn ngữ ấy.

Thanh Lan giải thích, "Ví dụ như "Thank you bro", "OK man" mang sắc thái biểu cảm hơn hẳn với "Cảm ơn bạn" hay "Được thôi". Với các từ như "fan", "hashtag", "trending" ..., đây đều là những thuật ngữ thông dụng và đôi khi dùng chúng trong hội thoại sẽ dễ hình dung hơn diễn tả bằng tiếng Việt".

Thanh Lan cho rằng không nên pha tạp tiếng Anh trong giao tiếp: "Tốt nhất là cố gắng giỏi cả hai ngôn ngữ để không phải dùng quá nhiều tiếng Anh khi nói chuyện bằng tiếng Việt. Trường hợp của nữ ca sĩ Chi Pu trên livestream gần đây là cố tình chêm xen nhiều từ tiếng Anh, bên cạnh đó còn phát âm sai, diễn đạt chưa đúng khiến người nghe khó chịu".

Với Thanh Lan, tốt nhất là cố gắng giỏi cả hai ngôn ngữ để không phải dùng quá nhiều tiếng Anh khi nói chuyện bằng tiếng Việt.

TS. Vũ Việt Nga - giảng viên ngành Truyền thông Đa phương tiện - Đại học FPT Hà Nội cho biết: "Tôi luôn nghĩ rằng, việc biết thêm một ngoại ngữ sẽ giúp ta thêm hiểu và yêu tiếng mẹ đẻ. Bản thân tôi là một người học chuyên tiếng Nga từ nhỏ, lớn lên sang Liên Xô cũ du học, khi về nước lại sử dụng tiếng Anh. Càng trưởng thành, tôi càng cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt mà khó ngôn ngữ nào có được".

TS. Vũ Việt Nga khuyên bạn trẻ cần nắm vững các ngôn ngữ đã học và tìm hiểu về văn hóa nước bạn, sử dụng những kiến thức ấy như công cụ để làm việc, từ đó thêm yêu Đất Nước và tiếng Việt của mình.

Video liên quan

Chủ Đề