Chỉ A không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường bị cảnh sát giao thông lập biên bản

Ngày 14/1, Phòng Cảnh sát giao thông [Công an thành phố Hà Nội] thông tin, qua một thời gian tuyên truyền để người dân hiểu và tuân theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi Chính phủ ban hành ngày 28/12/2021 và có hiệu lực bắt đầu từ 1/1/2022, các Đội Cảnh sát giao thông địa bàn bắt đầu tiến hành xử phạt theo hướng dẫn mới.

Cụ thể Nghị định 123/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số vi phạm giao thông đường bộ sẽ tăng nặng mức xử phạt so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ như lỗi vi phạm “Không đội mũ bảo hiểm cho ngừoi đi mô tô, xe máy” hoặc “Đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách” tăng mức xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng lên từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Chiều 14/1, tại ngã tư Xuân Thuỷ - Trần Quý Kiên, quận Cầu Giấy [Hà Nội] nhiều người đi xe máy đã rất bất ngờ khi nộp phạt vi phạm mũ bảo hiểm cao gấp hơn 3 lần bình thường.

Đơn cử, tổ công tác tiến hành dừng xe máy biển kiểm soát 29C1-747.xx do chị Lê Tuyết L. [sinh năm 1993, trú tại phường Hoàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội] điều khiển. Khi Tổ công tác thông báo chị L. vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm sẽ bị lập biên bản phạt tiền 500.000 đồng, chị L. giật mình nói "tưởng chỉ phạt 150.000 đồng".

Tổ công tác đã giải thích với chị L., từ ngày 1/1/2022, Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, trong đó có 1 số lỗi vi phạm giao thông bị tăng nặng mức xử phạt, cụ thể vi phạm mũ bảo hiểm sẽ bị phạt cao gấp hơn 3 lần mức cũ. Chị L. sau đó đã "tâm phục khẩu phục" ký vào biên bản vi phạm và đi mua luôn mũ bảo hiểm bên đường để đội.

Tương tự, chị Nguyễn Thị T. [sinh năm 1994, ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội] điều khiển xe máy mang biển kiểm soát 29F1-601.xx cũng không đội mũ bảo hiểm. Nghe Cảnh sát giao thông thông báo hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng, chị T. rất ngạc nhiên. Chị T viện lý do "hôm nay đi làm đi làm tóc, đội mũ bảo hiểm sợ hỏng tóc", nhưng cuối cùng cũng chấp nhận nộp phạt.

Thượng uý Trần Đoàn, cán bộ Tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông số 6 [Phòng Cảnh sát giao thông] chia sẻ, từ ngày 1/1/2022, quy định mới theo hướng dẫn của Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực đã tăng mức xử phạt của nhiều hành vi vi phạm giao thông. Vì vậy, quá trình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông, Cảnh sát giao thông sẽ giải thích, tuyên truyền trực tiếp đến người vi phạm biết các quy định mới để nắm được, từ đó có ý thức không vi phạm.

Còn Trung tá Trần Quang Vinh, Đội trưởng Đội Tuyên truyền, khám nghiệm điều tra tai nạn giao thông [Phòng Cảnh sát giao thông] nhấn mạnh, thời gian tuyên truyền đã đủ để người dân nắm rõ và nhận thức được sắp tới sẽ có nhiều lỗi vi phạm tăng mức xử phạt khá cao.

Cụ thể, với những lỗi thường gặp, Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi: Có giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 3 tháng [quy định cũ 6 tháng]; có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ năm 1968 cấp [trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp] nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia; sử dụng giấy phép lái xe không hợp lệ [giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe].

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây: Có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển, hoặc có giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên; không có giấy phép lái xe, hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, hoặc sử dụng giấy phép lái xe bị tẩy xóa…

Mỵ Châu

Khi bạn chở ba, không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm cài quai không đúng quy cách,... sẽ bị Cảnh sát giao thông [CSGT] xử phạt tại chỗ không lập biên bản.


Chở trẻ em trên 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm sẽ bị CSGT phạt tại chỗ. [Ảnh: Độc Lập]

Có những lỗi vi phạm luật giao thông sẽ bị xử phạt tại chỗ nhưng đa phần người tham giao giao thông không biết. Thượng tá Nguyễn Hoàng Diệp, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt [PC67] Công an TP.HCM cho biết việc lập biên bản tạm giữ giấy tờ xe và người tham gia giao thông phải đóng phạt ở cơ quan chức năng là điều đương nhiên.

Ngoài ra, Khoản 1, Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính cũng quy định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản [hay còn gọi phạt tại chỗ] được áp dụng trong những trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.

CSGT được phạt tại chỗ không quá 250.000 đồng

Thượng tá Nguyễn Hoàng Diệp giải thích, theo quy định tại Khoản 1, Điều 39 của luật này thì Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.

Cụ thể, theo hướng dẫn tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền xử phạt như sau: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

"Như vậy, khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, CSGT đang thi hành công vụ được phép ra quyết định [xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản] xử phạt cảnh cáo và các hành vi vi phạm được quy định mức phạt tiền không quá 250.000 đồng", thượng tá Diệp khẳng định.

Một số lỗi bị phạt tại chỗ

Người tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau: [căn cứ Khoản 3, Điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP]

- Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

- Chở theo 02 [hai] người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, CSGT đang thi hành công vụ được phép ra quyết định [xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản] xử phạt cảnh cáo và các hành vi vi phạm được quy định mức phạt tiền không quá 250.000 đồng.

Thượng tá Nguyễn Hoàng Diệp

Theo: Vũ Phượng [Báo Thanh niên]

Tin mới nhất:

Tin trước đây:

>

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:22/11/2019

Chào tổ tư vấn. Vừa rồi chú tôi điều khiển xe máy lưu thông trên đoạn Phan Đăng Lưu nhưng không đội mũ bảo hiểm vì chủ quan đi đoạn đường ngắn nên không đội mũ bảo hiểm. Bị cảnh sát giao thông Phú Nhuận xử phạt nhưng các chiến sĩ này không lập biên bản. Trường hợp này có phù hợp với quy định pháp luật không?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Căn cứ Điểm d Khoản 4 Điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:

    Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ...4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:...

    d] Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

=> Như vậy, chú bạn bị phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng nếu đi xe máy, xe đạp máy, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách.

Đồng thời, căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được quy định cụ thể như sau:

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

=> Như vậy, trường hợp này cảnh sát giao thông nếu bắt phạt trực tiếp, không sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì không phải lập biên bản đối với người vi phạm, chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm.

Trên đây là nội dung hỗ trợ.

Trân trọng!


Đội mũ bảo hiểm

  • Phát động dự án Mũ bảo hiểm cho cả gia đình
  • Thứ ba, 16/01/2018 - 14:08

Không cài quai mũ bảo hiểm

Không đội mũ bảo hiểm

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề