Chi bộ có bao nhiêu đảng viên thì bầu chi uỷ

[ĐHXIII] – Bạn đọc Bùi Vinh ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình hỏi: Chi bộ A có 9 đảng viên, trong đó có 2 đảng viên được miễn sinh hoạt và công tác. Vậy khi đại hội chi bộ, đại hội có tiến hành bầu chi ủy hay không?

Đại hội Đảng bộ xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. [Ảnh: CPV]

Nội dung câu hỏi của bạn đọc Bùi Vinh được quy định tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cụ thể, Khoản 4, Điều 24, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ:

"... Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi ủy, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi ủy viên”.

Căn cứ quy định này, chi bộ A có 9 đảng viên chính thức, 2 đảng viên được miễn sinh hoạt và công tác những vẫn tính là đảng số của chi bộ. Do vậy, về nguyên tắc, chi bộ vẫn được bầu chi ủy.

Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tiễn của chi bộ, đại hội sẽ cân nhắc và quyết định: Bầu chi ủy hay chỉ bầu bí thư, phó bí thư chi bộ. Đến đại hội, chi bộ vẫn phải triệu tập 2 đảng viên được miễn sinh hoạt và công tác đến dự. Nếu 2 đồng chí đó đến dự đại hội thì vẫn được tính vào tổng số thành viên khi tính kết quả bầu cử.

[Theo "Một số tình huống thường gặp ở đại hội và cách xử lý"]

Theo quy định tại Điều 21 Điều lệ Đảng, tổ chức cơ sở Đảng [chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở] là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Theo đó, về điều kiện số lượng Đảng viên để thành lập chi bộ, khoản 2 Điều này nêu rõ:

- Ở xã, phường, thị trấn: Có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc cấp ủy cấp huyện;

- Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác: Có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức Đảng [tổ chức cơ sở Đảng hoặc chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở].

Trong đó, cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức Đảng đó trực thuộc cấp ủy cấp trên nào cho phù hợp.

Riêng với trường hợp chưa đủ 03 Đảng viên chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp sẽ giới thiệu Đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở Đảng thích hợp.

Đồng thời, tại quy định này, nếu tổ chức cơ sở Đảng có dưới 30 Đảng viên thì lập chi bộ cơ sở, có các tổ Đảng trực thuộc. Nếu có từ 30 Đảng viên trở lên thì lập Đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc Đảng ủy.

Như vậy, từ các quy định trên, có thể khẳng định có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên thì được thành lập chi bộ Đảng, có từ 30 Đảng viên trở lên thì lập Đảng bộ cơ sở có các chi bộ trực thuộc Đảng ủy.

Có bao nhiêu Đảng viên trở lên được thành lập chi bộ Đảng? [Ảnh minh họa]
 

Chi bộ có bao nhiêu Đảng viên thì được bầu chi ủy?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Điều lệ Đảng:

Chi bộ có dưới 09 Đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ, nếu cần bầu phó bí thư. Chi bộ có 09 Đảng viên chính thức trở lên, bầu chi ủy, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi ủy viên

Để hướng dẫn chi tiết về quy định này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy định 29 ngày 25/7/2016. Trong đó, nếu có 09 Đảng viên chính thức trở lên thì bầu chi ủy. Nếu chi bộ đông Đảng viên thì cũng không bầu quá 07 chi ủy viên.

Thứ tự bầu các chức vụ trong chi bộ gồm: Chi ủy, bí thư, phó bí thư trong số chi ủy viên. Riêng chi bộ có dưới 09 Đảng viên, nếu cần thì bầu một phó bí thư.

Bầu đến lần thứ ba nhưng chi bộ không có ai đủ số phiếu trúng cử bí thư chi bộ thì cấp ủy cấp trên căn cứ vào tình hình cụ thể của chi bộ để chỉ định một đồng chí làm bí thư điều hành hoạt động của chi bộ. Chỉ khi thật cần thiết, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định bí thư, phó bí thư, chi ủy viên.

Như vậy, chi bộ có 09 Đảng viên chính thức trở lên thì bầu chi ủy.

Trên đây là quy định về việc thành lập chi bộ Đảng và bầu chi ủy. Để trở thành Đảng viên chính thức, cần phải thực hiện theo thủ tục tại bài viết dưới đây:

>> Cập nhật thủ tục kết nạp Đảng viên mới nhất năm 2020

Chi ủy là cơ quan trực thuộc Đảng, là lãnh đạo của chi bộ cơ sở. Chi ủy được thành lập tại chi bộ có từ đủ 9 Đảng viên và thường sẽ có 3 chi ủy viên, nếu có đông Đảng viên trong chi bộ thì được bầu không quá 7 chi ủy viên.

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập với mục đích xây dựng nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ, xã hội công bằng. Để thực hiện được mục đích trên, tổ chức cơ sở của Đảng phải thực hiện tốt vai trò là nền móng và là cầu nối trực tiếp của Đảng với dân. Chi bộ là nền móng của Đảng, vì vậy chi ủy là cơ quan lãnh đạo của chị bộ phải có cơ cấu tổ chức theo đúng quy định của pháp luật để thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Vậy chi ủy có bao nhiêu người? cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của chi ủy là gì?

Chi ủy là cơ quan trực thuộc Đảng, là lãnh đạo của chi bộ cơ sở. Chi ủy được thành lập tại chi bộ có từ đủ 9 Đảng viên và thường sẽ có 3 chi ủy viên, nếu có đông Đảng viên trong chi bộ thì được bầu không quá 7 chi ủy viên.

Ngoài việc giải đáp chi ủy có bao nhiêu người chúng tôi chia sẻ một số thông tin hữu ích có liên quan đến chi ủy trong các phần tiếp theo của bài viết, mời Quý vị theo dõi:

Cơ cấu tổ chức của chi ủy

Chi ủy được thành lập với ban chấp hành chi ủy gồm có 01 bí thư và 01 phó bí thư. Bí thư và phó bí thư được bầu ra từ những chi ủy viên của chi bộ.

Nhiệm vụ của chi ủy

Chi ủy thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 24 Điều lệ Đảng như sau:

Thứ nhất: Chi ủy lãnh đạo việc chấp hành Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên

– Chi ủy tổ chức cho chi bộ nghiên cứu nội dung Nghị quyết, chỉ thị và dựa vào điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị mình xây dựng dự thảo, chương trình hành động và tổ chức hội nghị để quyết định thực hiện Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên;

– Trong quá trình thực hiện Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên gặp phải vướng mắc, chi ủy có trách nhiệm phản ánh lên cấp trên và đề xuất phương án giải quyết. Chi ủy phải giữ mối liên hệ chặt chẽ với cấp trên trực tiếp để báo cáo tình hình hoạt động và xin ý kiến chỉ đạo đối với các vấn đề vượt quá phạm vi thẩm quyền;

– Chi ủy có trách nhiệm phản ánh những ý kiến của đảng viên và quần chúng về việc sửa đổi nội dung Nghị quyết, chỉ thị phù hợp với điều kiện tại địa phương.

Thứ hai: Chi ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

– Chi ủy phải nắm vững nhiệm vụ chính trị của địa phương để xây dựng dự thảo nghị quyết lãnh đạo của chi bộ đúng và phù hợp;

– Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chi bộ để thỏa luận đề ra nghị quyết lãnh đạo của chi bộ hợp lý với các ý kiến của Đảng viên trong chi bộ;

– Chi ủy lãnh đạo bằng phương pháp vận động thuyết phục và các đảng viên trong chi bộ phải gương mẫu thực hiện nghiêm các quy chế, quy định của tổ chức đảng, nghị quyết của chi bộ.

Thứ ba: Chi ủy lãnh đạo công tác xây dựng chi bộ, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi ủy, chi bộ

Mỗi loại hình sinh hoạt có vai trò nhất định trong việc nâng cao lực lượng lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ và nâng cao chất lượng đảng viên. Chi ủy họp thường lệ mỗi tháng một lần, chất lượng sinh hoạt chi ủy có tác trực tiếp đến chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiên nghị quyết, chỉ thị của cấp trên.

Thứ tư: Chi ủy lãnh đạo việc chăm lo, xây dựng đội ngũ đảng viên

– Chi ủy phải coi trọng công tác giáo dục, giúp mỗi Đảng viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu các nhiệm vụ được giao.;

– Chi ủy thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, cho mỗi Đảng viên tự phê bình, đánh giá kết hợp với nhận xét, góp ý của quần chúng;

– Chi ủy tiến hành công tác phát triển Đảng viên theo kế hoạch và quy định của Điều lệ đảng.

Thứ năm: Chi ủy lãnh đạo các đoàn thể cơ sở

– Chi ủy lãnh đạo việc xây dựng các đoàn thể, quy hoạch cán bộ, tôn trọng và phát huy vai trò, chức năng của các đoàn thể;

– Khuyến khích, tạo điều kiện cho các đoàn thể thi đua phát triển, nâng cao hiệu quả công tác;

– Theo định kỳ, tổ chức các buổi làm việc đóng góp ý kiến về tổ chức và hoạt động của các đoàn thể.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến chi ủy có bao nhiêu người? Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của chi ủy là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề