Chi phí dự toán là gì

Dự toán Xây dựng là gì ? Là tài liệu xác định tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công, bao gồm: giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng

Dự toán Xây dựng là tài liệu xác định tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kỹ thuật - thi công, bao gồm: giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng.

• Giá trị dự toán xây lắp trong dự toán xây dựng bao gồm: Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công [đường thi công, điện nước, nhà xưởng ...] nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành [nếu có]; Chi phí xây dựng các hạng mục công trình; Chi phí lắp đặt thiết bị [đối với thiết bị cần lắp đặt]; Chi phí lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn [nếu có]; Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng [ trong trường hợp chỉ định thầu nếu có];

• Giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị trong dự toán xây dựng bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ [gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất gia công [nếu có] các trang thiết bị phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình [bao gồm thiết bị lắp đặt và không cần lắp đặt]; Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container [nếu có] tại cảng Việt Nam [đối với thiết bị nhập khẩu] chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi hiện trường; Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.

• Chi phí khác trong dự toán xây dựng bao gồm

+ Chi phí cho công tác đầu tư, khảo sát, thu nhập số liệu... phục vụ cho công tác lập báo cáo tiền khả thi và khả thi đối với các dự án nhóm A hoặc nhóm B [nếu cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư yêu cầu] báo cáo nghiên cứu khả thi nói chung và các dự án chỉ thực hiện lập báo cáo đầu tư.

+ Chi phí cho hoạt động tư vấn đầu tư: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, thẩm tra xét duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi.

+ Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án [đối với các dự án nhóm A và dự án có yêu cầu đặc biệt].

+ Chi phí cho công tác tuyên truyền, quảng cáo dự án.

+ Chi phí khởi động công trình [nếu có].

+ Chi phí đền bù đất đai, hoa màu, nhà cửa, vật kiến trúc, mồ mả... chi phí cho việc tổ chức thực hiện quá trình đền bù, di chuyển dân cư, các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí cho công tác tái định cư và phục hồi.

+ Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất.

+ Chi phí phá dỡ vật kiến trúc cũ và thu dọn mặt bằng xây dựng.

+ Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng.

+ Chi phí tư vấn thẩm định thiết kế, dự toán công trình.

+ Chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích đánh giá kết quả đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị, chi phí giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị.

+ Chi phí ban quản lý dự án.

+ Một số chi phí khác như: bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, kiểm định vật liệu đưa vào công trình, chi phí lập, thẩm tra đơn giá dự toán, chi phí quản lý, chi phí xây dựng công trình, chi phí bảo hiểm công trình, lệ phí địa chính.

+ Chi phí thực hiện quy đổi vốn, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình.

+ Chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm...[trừ giá trị thu hồi].

+ Chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình.

+ Chi phí đào tạo cán bộ quản lý sản xuất và công nhân kỹ thuật [nếu có].

+ Chi phí nguyên liệu, năng lượng, nhân lực, thiết bị cho quá trình chạy thử không tải và có tải [trừ giá trị sản phẩm thu hồi được].

•    Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng là khoản chí phí để dự trù cho các khối lượng phát sinh do thay đổi thiết kế hợp lý theo yêu cầu của chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp nhận, khối lượng phát sinh do các yếu tố không lường trước được, dự phòng do yếu tố trượt giá trong quá trình thực hiện dự án.

Viết bài: Minh Khuê

Các bài viết có nội dung tương tự

1. Hướng Dẫn Đo Bóc Khối Lượng Xây Dựng Công Trình

2. Các Bước Lập Dự Toán Xây Dựng Công Trình

3. Tại Sao Khi Xây Nhà Phải Lập Dự Toán Chi Phí Xây Dựng ?

Việc làm Xây dựng

“Dự toán” được hiểu là việc đưa ra những số liệu có liên quan đến công việc sắp diễn ra trong thời gian tới và cần phải đưa ra những con số cụ thể dự báo trước cho một kế hoạch, chuẩn bị toàn bộ mọi thứ thông qua việc tính toán một cách tổng thể các hạng mục của công việc. Theo đó, cơ sở để có thể tính toán sẽ dựa trên những tiêu chuẩn nhất định cũng như các số liệu trên thực tế đã có từ trước, từ đó làm căn cứ cho việc đưa ra những dự đoán, con số phù hợp nhất cho công việc sắp tới. Những người lập dự toán thường sẽ thực hiện thông qua các bảng tính và thể hiện được rõ ràng về số lượng, giá trị cũng như thời gian dự tính sẽ hoàn thành các hạng mục.

Khái niệm dự toán là gì?

Hiện nay, khái niệm về dự toán thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng và hầu hết khi bắt đầu một công trình nào đó thì công việc đầu tiên sẽ là tiến hành lập dự toán hoặc là những kế hoạch sẽ đầu tư trong một năm. Đối với giai đoạn này thì các nhà đầu tư sẽ cần phải có sự tính toán một cách sơ lược về tổng giá trị sẽ cần đầu tư dựa trên các cơ sở về chuẩn mực và sau đó sẽ đưa ra những dự toán cụ thể nhất cho từng hạng mục cần thực hiện.

Xem thêm: Cách làm hồ sơ thanh quyết toán công trình

- Việc đưa ra dự toán sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dự toán trước những khoản tiền cho các hạng mục của kế hoạch sắp thực hiện và giúp cho các nhà đầu tư có thể chuẩn bị thật tốt toàn bộ các khâu của kế hoạch cũng như tiến hành huy động nguồn vốn kịp thời.

- Việc lập dự toán sẽ giúp nhà đầu tư có thể tính toán được những chi phí và dễ dàng lựa chọn ra được những nhà thầu phù hợp nhất, đồng thời tiết kiệm được chi phí cho các hoạt động thực hiện kế hoạch.

- Thông qua việc lập dự toán, các nhà đầu tư cũng có thể có được những căn cứ xem xét về những chi phí hư tổn cùng với những giá trị của công trình, của các hoạt động đều được xác định. Đây được xem là tài liệu quan trọng cần phải được lưu lại trong hồ sơ để sau này có thể tiến hành quyết toán khi mà công trình hay các hoạt động được hoàn thành.

- Qua những con số đã được dự toán trước, các nhà đầu tư sẽ có thể đưa ra được các kế hoạch để tiến hành đầu tư cũng như cung cấp những số liệu cụ thể đến cho các ngân hàng để đàm phán và vay vốn khi có nhu cầu.

- Đây cũng là cơ sở để có thể tính toán được về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong vấn đề so sánh và lựa chọn những phương án tốt nhất cho các dự án.

- Việc dự toán cũng là cơ sở giúp cho việc ký kết hợp đồng giữa các nhà đầu tư với đối tác được diễn ra một cách thuận lợi cũng như trong việc thực hiện thanh toán, quyết toán sau khi dự án được hoàn thành.

Tham khảo thêm: Thông tin tuyển dụng việc làm dự toán xây dựng mới nhất

Tìm hiểu về mục đích của việc lập dự toán

Đối với việc lập dự toán cho các hoạt động của doanh nghiệp thì cần phải đưa ra được các hạng mục cụ thể để dự tính các chi phí. Đặc biệt, đối với những người mới bắt đầu thì đây có lẽ là một công việc còn khá khó khăn, do đó cần phải hết sức lưu ý về các hạng mục quan trọng cần dự toán mới có thể hoàn thành được công việc một cách tốt nhất. Để có thể khắc phục được những khó khăn ban đầu thì bạn cần phải hình dung về được những bước cần tiến hành của dự án, từ các bước chuẩn bị cho đến quá trình thi công và sau đó bắt đầu thực hiện từ những công việc nhỏ nhất. Cụ thể đó là đưa ra dự toán về những hạng mục sau đây:

3.1. Dự toán về khối lượng

Sau khi đã hoàn thành xong các công tác ban đầu và xác định được những vấn đề cần phải làm thì công việc tiếp theo chính là xác định về khối lượng. Và để có thể xác định được khối lượng thì một điều chắc chắn bạn cần làm chính là đọc bản vẽ, nhất là đối với những bạn không học khối ngành liên quan đến xây dựng. Thậm chí đối với những bạn tốt nghiệp ngành xây dựng nhưng chưa từng có kinh nghiệm thiết kế hay thực hiện thi công dự án thì cũng cần phải đọc bản vẽ mới có thể dự toán được về khối lượng cần thiết cho dự án. Cách làm hiệu quả nhất chính là bạn nên dành thời gian để tìm hiểu và nắm bắt được ý tưởng thiết kế trên bản vẽ. Còn đối với những người vừa đảm nhiệm việc thiết kế vừa tiến hành lập dự toán thì mọi việc sẽ diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.

Điều đặc biệt khi dự toán về khối lượng đó là tuyệt đối không được quên những khối lượng chính, đối với những khối lượng nhỏ thì mọi người có thể đóng góp ý kiến và dần dần sẽ hoàn thiện cũng như quen dần với công việc và làm việc hiệu quả hơn cho những dự án sau đó.

Dự toán về khối lượng

Xem thêm: Tư vấn giám sát tiếng anh là gì

Việc dự toán về chiết tính đơn giá có thể hiểu một cách đơn giản chính là dự toán khối lượng sau đó nhân với đơn giá. Công việc của bạn sau khi định giá được khối lượng chính là cần phải tính thêm cả đơn giá theo 4 số liệu đó là: Định mức [mức hao phí tối đa để có thể thực hiện một đơn vị nhất định], giá của vật liệu, giá nhân công và giá ca máy.

Đối với những bạn mới bắt đầu thì có thể tham khảo bảng dự toán từ những người có kinh nghiệm và làm trước đó, xem cách họ áp dụng như thế nào và sau khi đã quen với công việc thì có thể can thiệp một cách sâu hơn.

3.3. Dự toán về giá của vật liệu

Dự toán về giá của vật liệu

Việc lập dự toán về giá của vật liệu là công việc khá phức tạp. Điều phức tạp ở đây không phải là vấn đề tính toán bởi bạn có thể sửa được trực tiếp ngay trên bảng tính của giá vật liệu mà vấn đề chính là giá của vật tư, vật liệu sẽ được lấy ở đâu và làm sao để có thể được chấp nhận với mức giá đó? Đối với công việc này thì bạn có thể tham khảo giá ở Công bố giá liên sở trên các trang mạng hay tại các địa phương, thậm chí có thể đi khảo sát thực tế tại các cửa hàng, đại lý bên ngoài. Từ đó có thể tính toán và đưa ra dự toán cho giá của vật liệu cho dự án của doanh nghiệp.

3.4. Bảng tổng hợp kinh phí cùng các hệ số

Trong bảng tổng hợp chi phí cùng với các hệ số thì bạn cần thực hiện điều chỉnh lại hệ số của các chi phí dành cho nhân công và máy thi công tùy theo mức lương của các vùng miền. Các chi phí đó sẽ bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, mức thu nhập chịu thuế, chi phí dự phòng,...

Bên cạnh đó, việc lập dự toán còn được thực hiện với một số hạng mục khác như là tiền lương của nhân công, về giá của ca máy,...

4. Một số yêu cầu đối với người làm nghề lập dự toán

4.1. Cần biết đọc bản vẽ

Cần biết đọc bản vẽ

Đối với người lập dự toán, điều đầu tiên cần có chính là khả năng đọc các bản vẽ của một công trình, dự án. Đó là việc có thể hình dung được về công trình, các giai đoạn thực hiện và thi công. Người lập dự toán cũng cần phải có đầy đủ những kiến thức chuyên môn liên quan đến các nguyên vật liệu phục vụ cho các công trình xây dựng cũng như hiểu về các biện pháp để thi công các công trình. Bên cạnh đó, người làm công việc lập dự toán cũng cần phải nắm bắt được về các vấn đề liên quan đến tiền lệ phổ biến của ngành công nghiệp xây dựng hiện nay.

4.2. Cần có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực

Đối với bất kỳ công việc trong một lĩnh vực, ngành nghề nào thì việc có kiến thức cùng các kinh nghiệm thực tế là điều hết sức quan trọng. Và đối với công việc lập dự toán thì sự hiểu biết và có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp cho người làm công việc này có thể thu thập được những số liệu thông qua trải nghiệm thực tế tại các công trình, dự án cũng như hiểu về những loại nguyên vật liệu cần cho quá trình thực thi các dự án, các trang thiết bị, máy móc,... cùng các chi phí cho các hoạt động đó. Tuy nhiên, những kinh nghiệm và kiến thức này không chỉ có được chỉ qua việc đi thực tế tại các công trường mà còn phải tìm hiểu thông qua sách vở, tích lũy kiến thức từ những nguồn khác nhau như tham dự các hội thảo, xem các video, quan sát,...

4.3. Cần biết đo bóc tiên lượng và phân tích, phán đoán

Cần biết đo bóc tiên lượng và phân tích, phán đoán

Một người làm công việc lập dự toán còn cần phải nắm được những nguyên tắc cụ thể để có thể xác định được những vấn đề trong công tác đo bóc tiên lượng. Đó là việc phải thông thạo, nắm vững được toàn bộ những phương pháp chuẩn và thông dụng nhất về công việc lập dự toán, đưa ra những tài liệu, văn bản về quy phạm pháp luật có liên quan đến công việc dự toán.

Bên cạnh đó, làm nghề lập dự toán cũng cần phải có khả năng phân tích và phán đoán về các số liệu cần thiết, có liên quan trong quá trình xác định kế hoạch thực hiện của dự án. Từ đó có thể tạo ra cơ sở dữ liệu để thực thi dự án theo kế hoạch và theo đúng tiến độ đưa ra.

4.4. Cần có khả năng sử dụng máy tính và áp dụng công nghệ

Hiện nay, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thì việc xây dựng các công trình, dự án với quy mô lớn và phức tạp đều có thể được phác thảo cũng như đưa ra các kế hoạch thực hiện trên các bản vẽ công nghệ. Theo đó, toàn bộ những vấn đề liên quan như là xác định về khối lượng, dự toán về giá, trình bày bản vẽ, tài liệu, hình ảnh minh họa,... đều sẽ được thực hiện trên máy tính. Do đó, người làm công việc dự toán cần phải có sự am hiểu và có khả năng sử dụng thành thạo máy tính cũng như áp dụng các ứng dụng công nghệ vào công việc để mang đến hiệu quả một cách tốt nhất.

Bài viết trên đây của timviec365.vn đã trình bày khá chi tiết về vấn đề liên quan đến dự toán là gì cũng như những thông tin về cách lập dự toán dành cho những người mới bắt đầu. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích dành cho các bạn và có thể áp dụng vào công việc của mình nhé!

Video liên quan

Chủ Đề