Chi phí khám sức khỏe hạch toán vào đâu năm 2024

Xin hỏi: Chi phí khám sức khỏe cho người lao động có được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?- Câu hỏi của chị Mai [Hà Nội].

Chi phí khám sức khỏe cho người lao động có được khấu trừ khi tính thuế TNDN không?

Tại khoản 6 ' title="vbclick['44D69', '392527'];" target='_blank'> có quy định khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:

Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

...

6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

Như vậy, chi phí khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả sẽ được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Chi phí khám sức khỏe cho người lao động có được khấu trừ khi tính thuế TNDN không? [Hình từ Internet]

Có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không?

Tại khoản 1 ' title="vbclick['44D69', '392527'];" target='_blank'> cũng có quy định khám sức khỏe cho người lao động như sau:

Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

Như vậy, hằng năm doanh nghiệp bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất một lần.

Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi thì doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng một lần.

Doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ bị phạt hành chính bao nhiêu?

Tại khoản 2' title="vbclick['75050', '392527'];" target='_blank'> quy định hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ như sau:

Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

...

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

...

Tại khoản 1' title="vbclick['75050', '392527'];" target='_blank'> có quy định mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

...

Như vậy, theo quy định trên, nếu người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động thì sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Mức phạt hành chính trên được áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt gấp đôi với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.

Chi phí ăn uống hạch toán vào đầu?

Theo quy định tại cả thông tư 200 và thông tư 133, “chi phí tiếp khách” được hạch toán vào tài khoản 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp.

Khám tổng quát ở đâu tốt nhất tp.hcm 2023?

1

1 Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec..

2

2 Phòng khám quốc tế CarePlus..

3

3 Phòng khám Nhân Việt..

4

4 Bệnh viện Nhân dân 115..

5

5 Bệnh viện Nhân dân Gia Định..

6

6 BV Phụ sản Hùng Vương..

7

7 Bệnh viện Đại học Y Dược..

8

8 Bệnh viện Chợ Rẫy..

Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho người lao động do ai chi trả?

Theo đó chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả.

Khám sức khỏe tổng quát ở đâu tốt nhất Hà Nội?

Top 10 địa chỉ khám sức khỏe tổng quát uy tín nhất tại Hà Nội.

Phòng khám Đa khoa Mirai. ... .

Bệnh viện Quốc tế Vinmec Times City. ... .

Tổ hợp Y tế MEDIPLUS. ... .

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. ... .

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. ... .

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc. ... .

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. ... .

Hệ thống Y tế Thu Cúc..

Chủ Đề