Chi phí sinh hoạt của một sinh viên học đại học

  • Ý kiến
  • Đời sống

Thứ hai, 4/10/2021, 15:00 [GMT+7]

Bảng kê chi phí một sinh viên Sài Gòn cần khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng, bao gồm tiền nhà, tiền ăn và chi phí cơ bản khác.

Kết quả kỳ xét tuyển đại học năm 2021 đã có từ lâu, nhưng vì lý do dịch bệnh, các em tân sinh viên vẫn còn ở quê, chưa lên thành phố nhập học. Không ít các em chưa kịp vui mừng vì mình đã đỗ được đại học thì lại lo lắng cho những tháng ngày xa nhà và tập thói quen, nền nếp sinh hoạt trong môi trường mới.

Còn nhớ một thời ở quê tôi, số lượng học sinh đỗ đại học của cả xã có năm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ba mẹ các tân sinh viên này một mặt mở tiệc liên hoan ăn mừng với họ hàng, xóm làng. Nhưng họ cũng lo canh cánh về các khoản học phí, chi tiêu sinh hoạt cho con suốt bốn năm đại học.

>> Nhà giàu nhưng tôi vẫn ‘đẩy con ra đường’ làm thêm

Một đoạn phim mà tôi từng xem đã mô tả một phần nào đó nỗi lo lắng và sự hy sinh này: Một gia đình ở quê vừa vui mừng vì nhận giấy báo trúng tuyển đại học của con, nhưng niềm vui chỉ thoáng qua một chốc. Ông bố và bà mẹ mặt dường như tối sầm lại. Mẹ vội chạy vào kho thóc xem còn bao nhiêu, bố thì tính đến việc bán luôn chiếc giường, thậm chí cả tủ thờ để lo chi phí cho con nhập học.

Có lẽ đó là chuyện xảy ra ở thời xưa, lúc còn gian khó. Nhưng đến bây giờ, không ít phụ huynh ở quê tôi vẫn cân đong, đo đếm số tiền phải lo cho con trong suốt bốn năm đại học. Nào là tiền ăn ở, học phí, dụng cụ học tập...nhất là em nào học y, học kiến trúc, xây dựng thì ngoài những chi phí sinh hoạt cơ bản, còn có tiền mua giấy vẽ, sách y học, ống nghe, dụng cụ đo huyết áp, máy ngắm... Tất cả đều được quy ra tốn bao nhiêu cân thóc, bao nhiêu con heo...

Thế nên mới có việc người ta so sánh việc tốn mấy trăm triệu đồng trong bốn năm đại học là một khoản đầu tư đặc biệt, không biết chừng nào mới thu hồi được vốn và có lời.

Mới đây, trên mạng, tôi thấy ai đó đã dụng công liệt kê và tính toán chi phí sinh hoạt cơ bản của một sinh viên phải tốn là 5,1 triệu đồng. Tôi xem qua và giật mình, tự nhẩm phải chăng bây giờ giá cả đã đi quá xa so với thời của mình. Ngày ấy, tôi ở ký túc xá, đóng tiền trọn gói vào mỗi học kỳ, giá cũng khá rẻ so với việc ở trọ. Chi phí ăn uống, sinh hoạt còn lại mỗi tháng cũng tầm 2,5- 3 triệu đồng.

- Thịt kho trứng cút, canh bí đao

Món canh bí đao tuy đơn giản nhưng với hương thơm hấp dẫn vô cùng hấp dẫn. Bí đao được nấu mềm nhưng vẫn giữ được màu xanh tươi. Canh ngọt, thanh mát, gia vị được nêm nếm vừa ăn giúp bạn bổ sung vào thêm dinh dưỡng cho cơ thể.

- Cá hường chiên sả ớt, giá xào

Ngày tiếp theo, hãy cùng thử đổi vị với món cá hường chiên sả ớt với miếng cá tươi ngon, chắc thịt, lớp da cá thì giòn, thịt bên trong thì mềm không bị khô mang vị the cay thơm nồng từ sả và ớt.

- Gà kho gừng, canh rau ngót đậu hũ

Thêm một món canh rau ngót đậu hũ cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể. Nước canh ngọt, mát, đậu hũ béo mềm, hấp dẫn. Bữa cơm chỉ cần đơn giản như thế này thôi cũng khiến bạn ăn không ngớt rồi đấy. Nếu có thêm nấm rơm nữa thì nước canh sẽ ngon ngọt hơn nhé!

- Thịt luộc, cà muối

Tối giản cho những ngày lười biếng nhưng vẫn không tốn quá nhiều tiền để ra hàng quán, món thịt luộc chính là lựa chọn hợp lý. Miếng thịt tươi ngon được nấu chín mềm chấm cùng mắm tôm thì ngon gì bằng.

Ăn kèm với thịt luộc chẳng có gì hợp hơn cà muối sẵn giòn giòn, nhai "rôm rốp" vô cùng thích miệng. Món thịt luộc kết hợp cùng với cà muối cho bạn có 1 bữa ăn vô cùng đơn giản mà thơm ngon, khó cưỡng.

- Chả lá lốt, canh bắp cải trứng

Với một chút canh bắp cải trứng nhẹ nhàng, nước canh bắp cải trứng ngọt nước, đậm đà hương vị hấp dẫn vô cùng. Bắp cải giòn giòn, kết hợp cùng trứng mềm và béo, đơn giản nhưng rất ngon.

- Trứng chiên nước mắm, đậu que xào tỏi

Nhanh gọn là từ dành để miêu tả cho bữa ăn này. Chỉ cần vài quả trứng, thịt và vài bước nấu nướng đơn giản, nhanh chóng, bạn đã có thể hoàn thành món trứng chiên nước mắm. Trứng béo thơm chiên mềm xốp, ăn béo béo với chút thịt mềm và nước mắm đậm đà, cực ngon mà không quá cầu kỳ.

Với cuộc sống vất vả của sinh viên xa nhà, trên Utop có rất nhiều Voucher giảm giá, ưu đãi đặc biệt hấp dẫn cùng nhiều chương trình khuyến mãi dành cho sinh viên. Mọi chi tiết ưu đãi hấp dẫn đang chờ đón bạn.

2. Cách sinh viên ăn uống, sinh hoạt tiết kiệm

  • Mua hoặc thuê sách cũ, xin lại từ những anh chị khóa trên. Nếu bạn đã ghi chép đủ những ý cần thiết của môn đã học thì có thể bán lại sách của học kỳ trước.

  • Hạn chế đi ăn ở hàng quán.

  • Không bao giờ đi đến cửa hàng tạp hóa hoặc cửa hàng tiện lợi khi đói vì bạn sẽ mua những món không cần thiết khác. Hãy đến thẳng một quán ăn nào đó và khỏa lấp cơn đói.

  • Đi bộ, xe buýt hoặc xe đạp thay vì đi xe máy vừa tốn tiền xăng vừa tốn tiền gửi xe.

  • Mua sắm, giải trí ở những nơi có ưu đãi cho sinh viên. Sử dụng gói cước điện thoại sinh viên.

  • Khi lên kế hoạch ăn uống mỗi tuần, rủ thêm bạn cùng phòng để cùng chia phí nguyên vật liệu nấu ăn.

  • Bán lại những thứ bạn không cần trên những trang web miễn phí như Chợ Tốt, nhóm bán đồ cũ công khai trên Facebook,…

  • Nếu không có cách nào giảm được phí thuê nhà thì hãy giảm những loại phí liên quan. Ví dụ thương thảo sử dụng chung Internet với phòng bên cạnh, sử dụng đèn tiết kiệm điện, ngắt những thiết bị “ngốn” điện như tủ lạnh, sử dụng bếp ga mini thay vì bếp điện,…

  • Đăng ký học kỳ hè vừa đẩy nhanh quá trình học vừa hạn chế bạn tiêu tiền đi chơi.

  • Sử dụng ứng dụng quản lý tiền trên điện thoại để luôn theo dõi được tiền đã đi đâu.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp cho các bạn hiểu được cuộc sống sinh viên xa nhà như thế nào. Chi phí sinh hoạt của sinh viên bao nhiêu tiền một tháng và cách ăn uống tiết kiệm ra sao thì bài viết trên đã bao quát được cái nhìn tổng thể.

Chủ Đề