Chia sẻ về cuộc sống đại học

Dành cho những sinh viên tương lai: Cuộc sống sinh viên tuyệt đối không giống như các bạn tưởng tượng đâu!

Sau khi trải qua một trong những kì thi quan trọng nhất đời người, chúng ta sẽ bắt đầu một trang mới cuộc đời đặc biệt là đối với những bạn ngoại tỉnh, phải sống xa vòng tay của bố mẹ.

Ảnh minh họa

Khi còn ở phổ thông, chúng ta sẽ liên tục được nghe rằng cuộc sống sinh viên sẽ thú vị lắm, lên đại học sẽ nhàn hơn. Chúng ta cũng luôn muốn thoát khỏi những ngày tháng ôn thi vất vả căng thẳng để có thể chạm tới khoảng trời mới kia. Tuy nhiên, cuộc sống sinh viên trong tưởng tượng và thực tế cũng có đôi chút khác biệt.

Có lẽ khoảnh khắc hạnh phúc nhất là biết tin mình đã đỗ được ngôi trường mong muốn, đã chuẩn bị chính thức trở thành những cô cậu tân sinh viên. Mười hai năm đèn sách, biết bao nhiêu cố gắng, cộng thêm cả niềm tin của gia đình, thầy cô giờ đây đã có thể nhẹ nhõm trút hết tất cả mà tận hưởng niềm vui sướng này.

Đối với những bạn phải xa quê ra thành phố học thì sẽ vất vả hơn rất nhiều. Trước khi nhập học, bố mẹ cũng phải ra thành phố để tìm hiểu xem nhà trọ ở trên đó thế nào, chỗ nào thật thuận lợi cho việc học của con, cân nhắc xem có nên cho con ở kí túc không. Ai may mắn hơn thì không phải lo về nhà cửa vì có họ hàng ở đó thì có thể gửi gắm bố mẹ cũng yên tâm hơn, nhưng ở với nhà người khác dù thế nào cũng có những bất tiện. Cái đó cũng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh nhà từng bạn.

Trước lúc bước và cánh cửa trường Đại học, có thể các bạn chỉ nghĩ về những điều tươi đẹp sắp đến. Rằng sẽ có những người bạn mới, việc học cũng bớt áp lực hơn so với cấp 3, thành phố sẽ có những điều mới mẻ. Tuy nhiên,chỉ khi thực sự bước vào cuộc sống mới ấy, ta mới hiểu được những khó khăn cũng rất nhiều.

Hầu hết khi còn là học sinh, chúng ta thường sống với ông bà, bố mẹ. Đôi lúc chúng ta cảm thấy khó chịu vì cứ bị gia đình quản thúc giờ giấc đi học, đi chơi cũng bị hạn chế. Lúc ấy, ta chỉ muốn được tự do, muốn sống theo ý mình.

Giờ đây khi trở thành sinh viên, chúng ta đã có thể sống tự do vậy mà chẳng thấy vui vẻ mấy, ta lại chỉ mong được về nhà trong vòng tay bố mẹ vì cuộc sống tự lập không phải màu hồng như ta từng nghĩ. Khi xưa ở nhà đi học về đã có mẹ có bà lo cho cơm nước, chỉ việc ăn xong rồi lại học.

Còn bây giờ đi học về phải tự chuẩn bị cơm tự ăn tự dọn. Có những hôm mệt mỏi còn ra ngoài ăn hay thậm chí bỏ bữa. Thật tệ khi không có mẹ bên cạnh. Trở thành sinh viên xa nhà, ta mới thêm trân trọng thời gian ít ỏi được nghỉ về nhà với gia đình. Lại có những lúc cảm thấy quá mệt mỏi nhưng lại không thể bỏ hết việc học mà chạy về để được mẹ an ủi.

Sinh viên năm nhất chẳng xa lạ gì hình ảnh đó. Ta từng mong được lên thành phố, được tự do, nếu được nghỉ ta sẽ cùng bạn bè đi khắp nơi khám phá những chỗ mới thế nhưng thực tế thì khác xa, nếu được nghỉ bạn chỉ muốn bắt xe về ngay ngôi nhà yêu dấu.

Nói về bạn bè, thật ra những người bạn thời học sinh mới là những người bạn thật sự của chúng ta. Lên đại học rồi, lớp mình có bao nhiêu người, có những bạn nào cũng chả biết. Đi học mỗi hôm ngồi với một bạn. Cùng lắm thì có vài đứa bạn hay nói chuyện hoặc thi thoảng có môn học có bài tập nhóm. Bạn bè thân hồi cấp ba thì mỗi đứa một hướng đi không thể duy trì mối quan hệ giống như xưa. Hơn nữa, lịch học lệch nhau rồi còn đi làm thêm nên việc hẹn gặp nhau đi cà phê cũng không đơn giản.

Lên đại học rồi, ta cũng cần kiếm thêm một số công việc part-time phù hợp để kiếm thêm thu nhập giúp đỡ phần nào, đôi khi muốn tự mua những món đồ mình thích sẽ không cần xin xỏ bố mẹ, nó cũng giúp bạn có thêm những kinh nghiệm nhất định để sau này khi tốt nghiệp xong tìm việc sẽ dễ hơn một chút.

Một điều nữa là lên đại học tức là bạn phải tự học hoàn toàn. Sẽ chẳng có chuyện thầy cô giục bạn phải làm bài tập trước khi đến lớp, giục bạn rằng sắp đến kì thi rồi phải ôn thi đi. Tất nhiên lại càng không có bố mẹ ở bên chăm lo sát sao trong chuyện học tập. Nếu thi trượt, thầy cô cũng chẳng trách mắng, bạn chỉ cần đóng tiền và học lại hoặc thi lại nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến hồ sơ của bạn sau này. Nhận thức được việc đó thì bạn phải tự lo chuyện bài vở để thi tốt nhất.

Đây là thời điểm quan trọng đối với các em học sinh lớp 12. Các em hãy cố gắng thi thật tốt để có thể vào được ngôi trường mình mong muốn và thành công trên con đường mình đã chọn. Hãy chuẩn bị tinh thần cho một trang mới cuộc đời và tận hưởng đời sinh viên một cách hết mình!

Phương Anh

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Từ khóa: cuộc sống sinh viên, khoảnh khắc hạnh phúc, tân sinh viên, học sinh mới, đi làm thêm

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Khang Huy

|14:10 / 14.07.2021

Không lâu sau nữa thôi, các bạn 2k3 sẽ bắt đầu bước vào một hành trình mới ở một môi trường hoàn toàn mới, hãy hình dung cuộc sống đại học sẽ bắt đầu ra sao?

Đỗ đại học là điều mà ai cũng đáng tự hào, đó chính là thành quả của những đêm dài miệt mài chăm chỉ với sách vở và tài liệu. Tuy nhiên, đây chỉ mới là điểm bắt đầu cho một trận đường dài hơn, đòi hỏi sự phấn đấu rất nhiều từ chính bản thân mỗi người. Đừng nên xây dựng quá nhiều mộng tưởng từ câu nói vô căn cứ "học đại học sẽ nhàn".

Thay đổi môi trường sống

Chúng ta ai cũng sẽ hào hứng với những điều mới mẻ, đặc biệt là các bạn trẻ. Sau một thời gian dài sống trong sự quản lý từ bố mẹ, các bạn luôn nôn nao về một cuộc sống ở một nơi đô thị mới. Nhưng rồi bạn sẽ sớm nhận ra, bản thân chính thức sống xa nhà.

Ở thời gian đầu, điều này chẳng dễ chịu chút nào, bạn phải bắt đầu một cuộc sống tự lập về mọi thứ. Sẽ chẳng còn những mâm cơm có sẵn sau giờ học thay vào đó là vài món ăn ven đường hay căn tin những lúc học vội vã.

Cũng không còn hình ảnh thân quen của người thân, thay vào đó là những con người hoàn toàn xa lạ đến từ nhiều nơi khác nhau cùng chung sống trong ký túc xá hay phòng trọ. Mà đôi lúc xảy ra những bất đồng cũng chẳng ai có thể nhường nhịn như cách mà bố mẹ đã đối tốt chìu chuộng với chúng ta. Để rồi bạn phải học cách tự thích nghi để có thể dung hòa với mọi thứ.

Cuộc sống đại học buộc bạn phải tự chăm sóc lấy bản thân mình. Đi học rồi về chỗ ở, tự tay đi chợ hay lựa chọn món ăn, tự tay giặt quần áo, tự tay may vá… Và rồi đôi lúc sẽ có những khoảnh khắc mà bạn bật khóc trong đêm chỉ vì nhớ nhà hay những lúc ốm đau phải tự chăm sóc bản thân mình mà chẳng dám gọi điện kể cho bố mẹ nghe vì sợ ở quê lại lo.

Cuộc sống tự lập, bạn cần biết chi tiêu về mọi thứ, cân đối tiền học phí, các loại tiền trong sinh hoạt hằng ngày hay vui chơi giải trí. Rồi bạn cũng sẽ hiểu bố mẹ ở nhà đã phải đau đầu như thế nào để có thể chi tiêu hằng tháng. Có những lúc các khoản phí vượt quá dự tính ban đầu của bạn hay có chi phí phát sinh bất ngờ, bạn cũng phải học cách giải quyết lấy.

Nhiều người hay đùa với nhau "sinh viên ăn mì gói thay cơm". Điều này đôi lúc cũng rất đúng, vì có những tháng khi bố mẹ chưa kịp gửi tiền thì chiếc ví của ta đã cạn, do trong tháng đó ta đã phải chi tiêu cho quá nhiều vào sở thích hay các hoạt động học tập. Tuy nhiên, nhìn một cách tích cực thì việc bản thân tự chi tiêu hằng tháng sẽ giúp ta học được cách quản lý tài chính và đó là dấu hiệu của sự trưởng thành.

Những thay đổi về hình thức học tập

Nếu bạn không có sự chuẩn bị tốt thì việc này sẽ trở nên khó khăn rất nhiều. Vì đại học rất khác xa so với cấp 3. Mọi thứ tại đây đều cần phải có sự tự giác của bạn, chẳng ai sẽ nhắc nhở khi bạn quên làm bài tập, la mắng khi bạn đi chơi nhưng nếu bạn không biết cách quản lý thời gian thì việc học của bạn sẽ gặp "nguy hiểm".

Thời gian sẽ được thoải mái hơn rất nhiều, cũng như vô cùng linh động tùy vào việc đăng ký môn. Tuy nhiên, bạn phải tự học và sẽ chẳng có thầy cô nào cứ theo để đọc bài cho bạn chép hay có một bất kỳ một lớp học thêm nào. Tất cả phải do bạn chủ yếu tự tìm tòi và nghiên cứu, thậm chí là các kỹ năng mềm hay những kinh nghiệm.

Ở cấp 3, bạn phải thường xuyên bị gọi trả bài hay liên tục với các bài kiểm tra thì lên đại học các kỳ kiểm tra sẽ tùy thuộc vào các môn học. Có những môn học chỉ có bài kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ hoặc một bài tiểu luận, một bài báo cáo và thi cuối học kỳ.

Nhiều hoạt động xã hội và làm thêm

Tại môi trường này sẽ có rất nhiều hoạt động ngoại khóa, cũng như câu lạc bộ hay đội nhóm. Thông qua đó sẽ giúp bạn có thêm những kỹ năng mềm cần thiết. Đồng thời, cũng mở rộng thêm các mối quan hệ trong trường học, giúp bạn sẽ có những chuyến đi hay những trải nghiệm đáng nhớ của đời sinh viên.

Ngoài ra, việc làm thêm là hết sức cần thiết nhưng không phải điều bắt buộc. Việc làm thêm không chỉ giúp các bạn có thêm một khoản chi phí để đỡ đần bố mẹ, còn giúp các bạn phát triển bản thân trong tư duy cũng như có thêm các kỹ năng mềm cần thiết. Hơn hết, ta biết quý trọng giá trị sức lao động, quý trọng đồng tiền từ đó không tiêu hao phung phí, yêu thương và thấu hiểu gia đình hiều hơn.

Nhớ quê và gia đình

Sau khi có những trải nghiệm ban đầu với cuộc sống tự lập, bạn sẽ nhận ra trưởng thành chẳng có gì vui, lại còn rất mệt mỏi khi bản thân phải gánh trên vai hai từ "trách nhiệm". Bạn rồi sẽ có những ngày mệt mỏi đến bật khóc chỉ muốn chạy thật nhanh về nhà với bố mẹ. Lên đại học rồi chúng ta cũng biết cách nói dối nhiều hơn, khi phải cố gắng nói bản thân đang rất ổn để bố mẹ an lòng.

Nhưng đó cũng chỉ là khoảng thời gian đầu, sau này khi thật sự hòa nhập với cuộc sống nhộn nhịp nơi đây. Bạn sẽ có những mối quan hệ mới, những công việc và học tập bận rộn, tìm ra những điều thú vị của đại học nên hãy cứ luôn nỗ lực cố gắng học tập và phát triển bản thân, nỗi nhớ ấy rồi cũng sẽ vơi dần. Đôi khi, chỉ là trong phút giây ta bồi hồi nhớ quê và gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề