Chính sách thương mại quốc tế slide

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm chính sách thương mại quốc tế
  • 2. Chức năng của chính sách thương mại quốc tế
  • 3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chính sách thươngmại quốc tế
  • 3.1 Ý nghĩa đối với doanh nghiệp
  • 3.2 Ý nghĩa đối với các quốc gia
  • 4. Đặc điểm chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia
  • 5. Cấu trúc của chính sách thương mại quốc tế

1. Khái niệm chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế được tiếp cận với nhiều cách định nghĩa khác nhau:

“Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực thương mại quốc tế của một nước trong thời kì nhất định”.

“Chính sách thương mại quốc tế (còn gọi là chính sách ngoại thương) bao gồm hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp của Nhà nước áp dụng trong quản lý kinh tế nhằm tác động, điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động thương mại quốc tế góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô chung của quốc gia”.

Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chính sách thương mại quốc tế, tuy nhiên, nhìn chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thì chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia được xây dựng không những dựa vào điều kiện kinh tế của quốc gia mình, mà còn phải dựa vào những thông lệ, những chuẩn mực của các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà nước đó tham gia.

Do đó, có thể hiểu chính sách thương mại quốc tế theo khái niệm sau:

Chinh sách thương mại quốc tể là một hệ thống các quan điếm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ, biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời lá nhất định, nhằm đật được mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quổc gia và thích ứng với thông lệ, luật pháp và cam kết quốc tế.

2. Chức năng của chính sách thương mại quốc tế

Chức năng của chính sách thương mại quốc tế thể hiện trên hai mặt sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia và doanh nghiệp.

- Bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ừong nước có khả năng đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.

3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chính sách thươngmại quốc tế

3.1 Ý nghĩa đối với doanh nghiệp

Nắm vững chính sách thương mại quốc tế của nước chủ nhà:

+ Để có chiến lược phát triển doanh nghiệp và các giải pháp kinh doanh phù họp với pháp luật nước chủ nhà, khai thác các yếu tố thuận lợi của môi trường chính sách.

+ Nhằm tìm cách thâm nhập, mở rộng thị trường, xác định chiến lược kinh doanh phù hợp đạt hiệu quả kinh tế.

+ Điều chỉnh sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại tuỳ theo sự thay đổi về chính sách của các nước.

+ Phát triển các quan hệ đối tác, bạn hàng trong quan hệ thương mại và đầu tư.

3.2 Ý nghĩa đối với các quốc gia

Việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế giúp:

+ Rút kinh nghiệm, đánh giá thực tiễn chính sách để xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách thương mại quốc tế của quốc gia sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất.

+ Hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.

+ Tham gia hoạch định chính sách kinh tế khác phù hợp với điều kiện thương mại trong và ngoài nước.

4. Đặc điểm chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia

- Chính sách thương mại quốc tế mang tính lịch sử rõ rệt, nó được thay đổi khá thường xuyên và có tác dụng trong thời kì nhất định. Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mỗi quốc gia thường có chính sách thương mại quốc tế độc lập thể hiện ý chí, nguyên tắc và mục tiêu phát triển của mình.

- Chính sách thương mại quốc tế không tồn tại độc lập mà luôn là một bộ phận trong hệ thống chính sách kinh tế của quốc gia. Chính sách thương mại quốc tế có quan hệ chặt chẽ với các chính sách có liên quan như: chính sách đầu tư, chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách khoa học - công nghệ,... và trong nhiều trường họp có sự đan xen giữa các chính sách.

- Chính sách thương mại quốc tế chịu sự tác động bởi rất nhiều yếu tố: chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế. Những biến động về các yếu tố trên sẽ làm ảnh hưởng rõ rệt tới chính sách thương mại quốc tế.

- Các công cụ và biện pháp dùng để điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế rất đa dạng như: thuế quan, hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan, các hàng rào kĩ thuật, tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá và chống bán phá giá,... Các công cụ này có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với nhau tùy theo từng mục.

5. Cấu trúc của chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia gồm các bộ phận khác nhau và có liên quan, tác động qua lại với nhau. Có thể khái quát ở 3 bộ phận chính sau:

Thứ nhẩt, chính sách mặt hàng:Bao gồm danh mục các mặt hàng được chú trọng trong việc xuất nhập khẩu, sao cho phù hợp với trình độ phát triển và đặc điểm của nền kinh tế đất nước; các mặt hàng cần hạn chế hoặc phải cấm xuất nhập khẩu trong một thời gian nhất định, do những đòi hỏi khách quan của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của việc đảm bảo an ninh, an toàn xã hội. Trong chính sách mặt hàng cũng cần đặc biệt lưu ý việc xác định rõ mặt hàng truyền thống, mặt hàng trọng điểm, mũi nhọn, chủ lực và mặt hàng mới.

Ví dụ:Từ Điều 5 đến Điều 9 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài có quy định về: các mặt hàng bị cấm xuất khẩu (vũ khí, đạn dược, di vật, cổ vật, gỗ tròn, gỗ xẻ, động thực vật hoang dã quý hiếm...); các mặt hàng cấm nhập khẩu (vũ khí, đạn dược, pháo các loại, một số hàng tiêu dùng qua sử dụng...); các mặt hàng xuất, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các bộ.

Thứ hai, chính sách thị trường:Bao gồm định hướng và các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường, xâm nhập thị trường mới, xây dựng thị trường trọng điểm, các biện pháp có đi có lại giữa các quốc gia mang tính chất song phương hoặc đa phương, việc tham gia vào các hiệp định thương mại và thuế quan trong phạm vi khu vực hay toàn cầu nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển, phục vụ cho các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Ví dụ:Theo nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, các thị trường được coi là thị trường chiến lược của Việt Nam như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, ASEAN,... các thị trường được coi là tiềm năng của Việt Nam như: Ấn Độ, châu Phi, Canada, Australia...

Thứ ba, chỉnh sách hỗ trợ:Bao gồm việc dùng các công cụ khác nhau nhằm gây tác động thúc đẩy hay điều chỉnh sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các chính sách này phải phù hợp với nguyên tắc, luật pháp quốc tế, đặc biệt là của WTO với lộ trình cam kết của từng nước.

Ví dụ:Các công cụ điều chỉnh (theo hướng kìm hãm) thương mại quốc tế được sử dụng như thuế quan nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu..., các công cụ thúc đẩy thương mại quốc tế được sử dụng như phả giá tiền tệ...

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)

Tài liệu "Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế" có mã là 598813, file định dạng docx, có 7 trang, dung lượng file 30 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Tài liệu chuyên ngành > Chuyên Ngành Kinh Tế > Kinh Doanh QT. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 7 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Tài liệu "Giáo trình Lý thuyết chính sách thương mại quốc tế" có mã là 545794, file định dạng doc, có 57 trang, dung lượng file 1,105 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Tài liệu chuyên ngành > Chuyên Ngành Kinh Tế > Ngoại Thương - Du Lịch. Tài liệu thuộc loại Bạc

Nội dung Giáo trình Lý thuyết chính sách thương mại quốc tế

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Giáo trình Lý thuyết chính sách thương mại quốc tế để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 57 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Giáo trình Lý thuyết chính sách thương mại quốc tế

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.