Cho câu chủ đề: chị Dậu là người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con

Tuyển chọn các bài Viết đoạn văn nói về chị Dậu yêu thương chồnghay nhất, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước được Top lời giải sưu tầm và biên soạn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Viết đoạn văn nói về Chị Dậu yêu thương chồng - Mẫu 1

Chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của tác giả Ngô Tất Tố là người phụ nữ giàu đức hy sinh và có tình yêu thương chồng sâu sắc. Thật vậy, phẩm chất tốt đẹp ấy của chị Dậu chính là phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ VN.Vì tình yêu thương hy sinh cho chồng, chị Dậu luôn có những cử chỉ dịu dàng, hiền dịu với chồng mình. Từ bước chân rón rén đến việc dỗ dành chồng cũng chứa chan tình cảm của chị dành cho chồng. Tình yêu thương của chị càng được thể hiện qua cuộc đấu lí và đấu lực của chị. Vì yêu thương chồng, chị Dậu còn dám đứng lên phản kháng lũ cầm quyền vừa là đàn ông vừa được pháp luật bảo hộ. Tình yêu thương chồng đã cho chị sức mạnh để chống lại lũ cầm quyền ác độc. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chẳng phải là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi hay sao? Đứng trong tình cảnh ấy, chị buộc phải chịu đòn đánh độc ác từ bọn cai lệ và dùng tất cả khả năng của mình để bảo vệ chồng đến cùng. Câu nói “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ” hay “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem” không chỉ thể hiện chủ đề chính tức nước vỡ bờ của đoạn trích mà còn thể hiện được tình yêu chồng sâu sắc của chị. Chị hy sinh tất cả vì chồng và bảo vệ chồng mình bằng mọi giá.

Viết đoạn văn nói về Chị Dậu yêu thương chồng - Mẫu 2

Chị Dậu vừa là một người vợ, một người mẹ, vừa là một người phụ nữ giàu tình thương. Điều đó được chứng minh qua hoàn cảnh “cơm không đủ no, áo không đủ mặc” của chị. Từ việc phải bán cái Tí làm chị như đứt từng khúc ruột đến việc bảo vể cho chồng. Hình ảnh đó đã cho thấy chị Dậu là hình ảnh của một người vợ rất mực yêu thương chồng con. Khi về nhà chị vẫn chưa nói cái tin sét đánh đó cho cái Tí nghe mà âm thầm chịu đựng. Nhưng sự hiếu thảo ngoan ngoãn của cái Tí vô tình lộ ra đã như lưỡi dao găm vào lòng chị, khiến chị càng nước mắt ngắn nước mắt dài. Rồi chị phải cầu khẩn cái Tí như với người ban ơn dù chính chị cũng đang còn đau đớn gấp trăm ngàn lần nó. Và rồi một lần nữa, chị Dậu phải liều mạng để cứu chồng. Việc chị nhẫn nhục chịu đựng, xưng hô “ông - cháu” rồi đến việc chị đấu lí cãi lại chúng khiến chị bị tên cai lệ đánh cho bôm bốp và rồi cuối cùng chị đánh nhau với bọn chúng thể hiện tình cảm sâu nặng thắm thiết của chị đối với anh Dậu. Chị hi sinh bản thân mình, hi sinh tình mẫu tử cao đẹp cũng chỉ vì chị lo lắng tới gia đình mình quan tâm đến người chồng khốn khổ. Hình ảnh của chị là hình ảnh rất cao đẹp với tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng cho con, giờ càng tỏa sáng và đáng quý hơn bởi sự hi sinh thầm lặng nhưng giàu ý nghĩa biết bao.

Viết đoạn văn nói về Chị Dậu yêu thương chồng - Mẫu 3

Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ thời xưa. Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

Viết đoạn văn nói về Chị Dậu yêu thương chồng - Mẫu 4

Chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ thương chồng, thương con. Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ… Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh “nửa đêm thuế thúc trống dồn” không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại “người nhà nước”. Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

cho câu chủ đề: Chị dậu là người phụ nữ có tình yêu thương chồng sâu sắc dựa vào câu chủ đề trên,em hãy viết đoạn văn ngắn [từ 8-10 câu] theo mô hình diễn kịch, làm sáng tỏ cho câu chủ đề trên.Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu bị động,1 ghép nối.[gạch chân và chú thích rõ

Viết đoạn văn diễn dịch làm sáng tỏ câu chủ đề sau: Chị Dậu là một người phụ nữ thương chồng, thương con đồng thời ở chị luôn ẩn chứa một sức mạnh phản kháng tiềm tàng :

=> Chào bạn nha ~~ Bạn tham khảo bài làm của mình nhé , văn mình dở lém , thông cảm nhen ^^ :

       Hình ảnh Chị Dậu là tấm gương sáng ngời về người phụ nữ thương chồng , thương con , một người nông dân mạnh mẽ, đồng thời , trong con người của chị luôn ẩn chứa một sức mạnh phản kháng tiềm tàng , dám đấu tranh giành lại công bằng . Gia đình chị là một gia đình nghèo , thuộc loại ” nhất nhì trong hạng cùng đinh ” , do không đủ tiền nộp sưu thuế , anh Dậu bị đánh trói một cách tàn bạo , đêm hôm ấy , anh Dậu được trả về với một thân xác rũ rượi , như một xác chết . Được bà hàng xóm cho vay một chút gạo để nấu cháo , chị Dậu nấu cho anh Dậu ăn . Những chi tiết : ” Cháo chín …. chị bắc … giữa nhà quạt …. chóng nguội …. rón rén ” ” …. Thầy em hãy cố ngồi dậy … húp ít cháo … đỡ xót ruột ….” ” Xem chồng có ăn ngon …. hay không … ” ” Thằng Dần ….. húp soàn soạt …. ” ” Đón cái Tỉu …. ” đã cho thấy được rằng chị là một người phụ nữ vô cùng đảm đang , hết lòng yêu thương chồng con , dịu dàng và tình cảm . Đó là hành động đẹp , sáng ngời lên được phẩm chất cao quý của chị . Khi chị bưng bát cháo đến chỗ chồng , anh Dậu chưa kịp ăn thì tên Cai Lệ và tên Nhà Lý Trưởng xông vào đòi bắt trói . Lúc đầu , chị nhẫn nhịn , van xin , hạ thấp bản thân mình , xưng ” Ông , cháu ” nhưng khi bị tên Cai Lệ bịch một phát vào ngực , chị đã vùng dậy , liều mạng đánh với hắn , chị còn nói ” Chồng tôi đau ốm , các ông không được phép hành hạ ” . Từ ” Ông , cháu ” chị đã thay đổi cách xưng hô của mình thành ” Tôi , ông ” , ” Bà , mày ” . Chị túm cổ Cai Lệ , ấn dúi ra cửa …. túm tóc người nhà Lý Trưởng lẳng một cú ngã nhào ra thềm ….. . Hành động của chị , dù là bộc phát nhưng nó làm cho hai tên Cai Lệ và tên Nhà Lý Trưởng phải chịu thua , đó chính là sự đấu tranh , chị luôn tin vào công lý , tin vào lẽ phải , ” Có áp bức thì sẽ có đấu tranh ” . Dù hiền dịu , nhân hậu là thế nhưng khi đứng trước đỉnh cao của sự tức giận , chị sẵn sàng làm tất cả mọi thứ để chống lại với những áp bức , bóc lột của XHPK đè nặng lên mình . Khi thấy chị đánh nhau với tên Cai Lệ và tên Nhà Lý Trưởng , anh Dậu có can ngăn nhưng chị kiên quyết nói rằng : ” …. thà ngồi tù …. để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế …… tôi không chịu được ” càng chứng minh rõ được sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong con người của chị . Chính những điều đó đã làm nên một con người lúc thì rất dịu dàng , nhân hậu nhưng lúc thì rất mạnh mẽ , kiên quyết .

=> Đoạn văn trên là đoạn văn diễn dịch vì câu ” Hình ảnh Chị Dậu là tấm gương sáng ngời về người phụ nữ thương chồng , thương con , một người nông dân mạnh mẽ, đồng thời , trong con người của chị luôn ẩn chứa một sức mạnh phản kháng tiềm tàng , dám đấu tranh giành lại công bằng .” là câu chủ đề của đoạn văn , mang ý nghĩa khái quát , nêu lên được một phần vấn đề cần phải chứng minh . 

CHÚC BẠN HỌC TỐT

NO COPY !!!

@ Heo 

* Ai báo cáo cho em xin cái link mạng ạ , em cảm ơn !

Video liên quan

Chủ Đề