Chợ đầm mới nha trang ở đâu

Chợ Đầm tròn là một trong những điểm đến nổi tiếng, thu hút rất đông du khách khi tới thành phố biển Nha Trang. Không chỉ là trung tâm thương mại, chợ Đầm tròn còn là công trình kiến trúc độc đáo.

Trải qua nửa thế kỷ hoạt động, chợ Đầm có dấu hiệu xuống cấp, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường và quy mô không tương xứng quy hoạch chung của thành phố. Năm 2013, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Sông Đà - Nha Trang thực hiện dự án xây chợ Đầm mới. Khu chợ Đầm mới quy mô 3 tầng, tổng diện tích hơn 21.000 m2, đã hoàn thành đưa vào hoạt động. 

Mới đây, UBND TP.Nha Trang đã có văn bản thông báo về việc sẽ đóng cửa chợ Đầm tròn cũ từ ngày 31.3, thực hiện di dời các hộ kinh doanh sang khu chợ Đầm mới [nằm sát chợ cũ].

Chợ Đầm tròn ở trung tâm TP.Nha Trang. Theo một số tài liệu, chợ Đầm được hình thành trên một khu vực trước đây là đầm sâu và rộng. Chợ được bắt đầu xây dựng từ năm 1969 và đầu năm 1972 thì hoàn tất.

Ảnh: Nguyễn Chung

Chợ Đầm được xây dựng có hình thể tròn, mái xếp hình chữ V, tượng trưng cho bông hoa sen nở trên mặt đầm. 

Ảnh: Nguyễn Chung 

Chợ Đầm là điểm đến thu hút đông đảo du khách tham quan, mua sắm khi đến thành phố biển Nha Trang

Ảnh: Nguyễn Chung

Thời điểm trước khi dịch có Covid-19, chợ là nơi thu hút rất đông du khách quốc tế

Ảnh: Nguyễn Chung

Tuy nhiên, khoảng một năm nay, chợ luôn trong cảnh hiu hắt vì vắng khách du lịch. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều tiểu thương cũng tạm đóng cửa hàng

Ảnh: Nguyễn Chung

\n

Trải qua nửa thế kỷ hoạt động, chợ Đầm có dấu hiệu xuống cấp, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường và quy mô không tương xứng quy hoạch chung của thành phố. Nhiều mảng trần tại chợ Đầm cũ bị bong tróc, lộ lõi sắt thép bên trong

Ảnh: Nguyễn Chung

Khu chợ Đầm mới đã xây dựng xong và đi vào hoạt động, nằm sát khu chợ Đầm tròn

Ảnh: Nguyễn Chung

Bà Lê Thị Hồng Minh [Chủ tịch Công ty TNHH MTV Chợ Đầm thuộc Công ty CP Sông Đà - Nha Trang] cho biết đến nay, đã có 87 hộ tại chợ Đầm cũ đăng ký điểm kinh doanh tại khu chợ mới; còn 191 hộ chưa đăng ký điểm kinh doanh

Ảnh: Nguyễn Chung

Các lô sạp tại khu chợ Đầm mới sẵn sàng để tiểu thương từ chợ cũ di dời sang. Công ty TNHH MTV Chợ Đầm cho biết các hộ kinh doanh có nhiều hình thức lựa chọn, có thể thuê theo tháng, theo năm hoặc dài hạn. Khung giá thuê theo quy định của Nhà nước

Ảnh: Nguyễn Chung

Trên thực tế, việc di dời các tiểu thương từ chợ Đầm tròn sang chợ Đầm mới thời gian qua còn nhùng nhằng. Một số tiểu thương bày tỏ nguyện vọng muốn tiếp tục kinh doanh tại chợ Đầm tròn cũ này vì đã “gắn bó nhiều năm” và “cuộc sống đang ổn định”. Từ ngày 2.3, đơn vị quản lý chợ Đầm cũ đã ngừng cung cấp điện cho toàn bộ chợ Đầm tròn, theo chỉ đạo của UBND TP.Nha Trang về di dời hộ kinh doanh tại chợ Đầm tròn, vì chợ đã xuống cấp, không đủ điều kiện kinh doanh

Ảnh: Nguyễn Chung

UBND TP.Nha Trang thông báo về việc ngừng hoat động chợ Đầm tròn cũ và đóng cửa từ ngày 31.3

Ảnh: Nguyễn Chung

Cổng chính vào chợ Đầm. Đến nay, tỉnh Khánh Hòa và TP Nha Trang chưa không công bố phương án xử lý công trình chợ Đầm tròn. Một lãnh đạo UBND TP.Nha Trang cho biết “tỉnh sẽ họp bàn quyết định phương án, nhưng chắc chắn là không hoạt động kinh doanh tại chợ cũ nữa vì xuống cấp, nguy hiểm”.

Ảnh: Nguyễn Chung

Tin liên quan

Khó khăn khi đóng cửa Chợ Đầm Tròn - Nha Trang

[NLĐO]- Dù đến hạn đóng cửa toàn bộ Chợ Đầm Tròn cũ [TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa] nhưng đến nay, hàng trăm tiểu thương không chấp thuận chủ trường, tập trung đông người phản đối để yêu cầu giữ lại khu chợ cũ này.

  • Tạm dừng "ép" tiểu thương về chợ Đầm mới

  • Đừng lãng phí chợ Đầm Nha Trang!

  • Bí cách giải quyết vụ chợ Đầm

  • UBND tỉnh Khánh Hòa không chấp nhận giữ chợ Đầm Tròn

Chiều 29-4, tại Hội nghị Giao ban Báo chí quý I/2021 do Ban Tuyên giáo Khánh Hòa tổ chức, UBND TP Nha Trang đã thông tin về việc đóng cửa chợ Đầm Tròn [khu vực trung tâm của chợ Đầm cũ].

Ông Vũ Chí Hiếu, Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang, cho biết từ đầu năm 2021 đến nay, khu vực Chợ Đầm Tròn đã ngừng cung cấp điện đối với 278 hộ tiểu thương. TP Nha Trang đã chỉ đạo đóng 6 cửa của Chợ Đầm Tròn, chỉ để 3 cửa cho tiểu thương di dời hàng hóa. Tuy nhiên, chỉ có 90 hộ kinh doanh đăng ký, nhận bàn giao điểm kinh doanh ở Chợ Đầm mới. Còn lại 188 hộ chưa tiếp nhận, chưa di dời và tập trung đông người phản đối việc đóng cửa. Do vậy, đến nay TP vẫn chưa đóng toàn bộ Chợ Đầm Tròn.

Theo ông Hiếu, các tiểu thương cho rằng trước đây họ phải mua lô sạp để kinh doanh nên khi di dời phải bồi thường. Tuy nhiên, Chợ Đầm là tài sản nhà nước, Ban quản lý Chợ Đầm thu giá dịch vụ thuê mặt bằng nên không thể bồi thường mà chỉ hỗ trợ bằng tiền mặt, giảm phí dịch vụ khi qua Chợ Đầm mới.

Nhiều câu hỏi mà phóng viên đã đặt ra liên quan đến Chợ Đầm Tròn như: Hướng xử lý sắp tới; sắp xếp vị trí của các tiểu thương ở khu chợ cũ như thế nào; khu chợ cũ sau khi đóng cửa có tháo dỡ không, sắp xếp để làm gì; trách nhiệm của chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV chợ Đầm?... Ông Hiếu cho rằng TP Nha Trang đã yêu cầu Công ty TNHH MTV Chợ Đầm bố trí vị trí lô sạp tại Chợ Đầm mới cho các hộ kinh doanh ở Chợ Đầm Tròn cũ theo hướng bằng hoặc hơn vị trí cũ. Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu hiện nay là các tiểu thương không đồng thuận, không đăng ký nên không thể sắp xếp. Về hướng xử lý sắp tới, TP Nha Trang đang đợi UBND tỉnh sắp xếp cuộc họp để thống nhất việc chỉ đạo trong thời gian đến.

Ông Vũ Chí Hiếu, Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang, thông tin về việc đóng cửa Chợ Đầm Tròn

Ông Hồ Văn Mừng, Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa, cho biết quan điểm của tỉnh đối với mọi việc đều vì sự phát triển chung của tỉnh, vì lợi ích của nhân dân. Các công trình dự án phải phù hợp, đúng quy hoạch, đúng định hướng phát triển, có sự đồng thuận của nhân dân, thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Việc xử lý khu chợ Đầm Tròn, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sẽ báo cáo Thường trực Tỉnh ủy để chỉ đạo làm sao giải quyết dứt điểm việc này. Viêc giải quyết trên nguyên tắc vì lợi ích chung như đã nói, không vì lợi ích riêng của bất cứ ai.

Về việc Chợ Đầm Tròn đập hay dùng làm gì, theo ông Mừng, đến nay Ban thường vụ Tỉnh ủy chưa nghe trình về nội dung này, nhưng chắc chắn phải trình hướng xử lý. Khi đó, Ban thường vụ phải cân nhắc có phù hợp quy hoạch không, phù hợp định hướng phát triển của Khánh Hòa nói chung và TP Nha Trang không? Giữa cái cũ và cái mới phải cân nhắc cái nào phải giữ lại cái nào phải xây dựng để phát triển? Tác động về dư luận, đời sống, an sinh xã hội…

Chợ Đầm Tròn [cũ] và Chợ Đầm [mới] hiện nay - ảnh: Anh Nhân

Trước đây, Báo Người Lao Động đã nhiều lần phản ánh dự án chợ Đầm mới đã được UBND Khánh Hòa giao cho Công ty CP Sông Đà Nha Trang đầu tư thực hiện từ năm 2013. Theo phương án được phê duyệt thời điểm này thì khu chợ Đầm tròn sẽ bị đập bỏ. Các lô sạp sẽ di dời vào khu chợ Đầm mới nằm ngay sau chợ cũ.

Tuy nhiên, từ năm 2014, các tiểu thương liên tục phản đối việc đập bỏ chợ Đầm Tròn. Các tiểu thương cho rằng chợ Đầm tròn là biểu tượng của TP Nha Trang như các khu chợ nổi tiếng khác Bến Thành, Đồng Xuân… Ngoài ra, kiến trúc của khu chợ Đầm tròn là độc đáo nên cần phải giữ gìn như một nét văn hóa của phố biển.

Việc dùng dằng chợ Đầm mới chợ Đầm cũ kéo dài hơn 6 năm qua khiến việc kinh doanh của các tiểu thương ở Chợ Đầm mới và Chợ Đầm Tròn đều bất tiện.

Kỳ Nam

Video liên quan

Chủ Đề