Chữ k trong tiếng việt đọc là gì năm 2024

"K", "Q", "C" đều đọc là "cờ"; đánh vần theo Âm, không đánh vần theo Chữ... là những khác biệt trong cách đánh vần theo bộ sách Công nghệ giáo dục. Không ít phụ huynh hoang mang với cách học này.

Sách công nghệ giáo dục có 3 tập. Ảnh: Nguyễn Huyên

Với cách phát âm và nhiều từ ngữ lạ, bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục [CNGD] được áp dụng từ năm 2014 đến nay nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía phụ huynh. Năm học 2018-2019, đã có gần 50 tỉnh, thành phố với hơn 800.000 học sinh học chương trình này tạo nên 2 lứa học sinh lớp 1 có cách phát âm khác nhau.

Cùng một chữ nhưng có nhiều cách phát âm

Chị V.Giang ở Thái Nguyên có con năm nay vào lớp 1 cho biết: “Ngày đầu tiên cho con đi học, cô giáo phổ biến sẽ dạy chương trình mới với các chữ “c”, “k”, “q” đều đọc là /cờ/, thấy lạ nên tôi hỏi dò một vài phụ huynh khác cũng có con vào lớp 1 thì có phụ huynh lại cho hay là con họ đang được cô giáo dạy chữ “c” đọc là /cờ/, “k” đọc là /ca/ và “q” đọc là /cu/. Tôi vô cùng lo ngại và không biết về nhà dạy con như thế nào, bởi kiến thức này, lần đầu tôi mới được nghe thấy”.

Những khác biệt trong cách đánh vần theo sách Công nghệ giáo dục.

Chị V.Giang cho biết con mình đang được học theo kiến thức theo bộ sách CNGD. Cách dạy phát âm của chương trình này so với chương trình đại trà có nhiều khác biệt.

Ví dụ lâu nay đánh vần từ "hạnh" là: /hờ/-/anh/-/hanh/-nặng-/hạnh/; hoặc /a/-/nhờ/-/anh/-/hờ/-/anh/-/hanh/-nặng-/hạnh/ thì giờ các con không được đánh vần nữa mà phải đọc là /hanh/-nặng-/hạnh/.

Không chỉ phụ huynh, một số giáo viên cũng thẳng thắn bày tỏ “nhiều từ, nhiều câu thầy cô còn khó hiểu huống gì trò”. Theo đó không ít từ ngữ, cách nói theo địa phương miền Bắc nên nhiều người ở vùng miền khác không hiểu.

Sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục

Một giáo viên tỉnh Bắc Giang phàn nàn: “Lớp 1 dạy các em chữ “c”, “k”, “q” đều đọc là /cờ/ nhưng lên lớp 2 nếu lại học tiếp theo chương trình cũ phải hướng dẫn lại cách đọc là /cờ/, /ca/, /cu/ dẫn đến học sinh cứ nhầm lẫn lung tung rồi học trước quên sau. Cũng theo giáo viên này, bởi cách học như thế nên không ít học sinh cứ nhầm lẫn khi viết "Tổ quốc" với "Tổ cuốc", “kiên quyết” với “ciên quyết”…

Được cho là làm mới nhưng sự mới mẻ đến lạ lẫm như nguyên âm đôi “iê”, “ia”, “yê”, “ya” cùng đánh vần là /ia/; 2 nguyên âm đôi “ươ” và “ưa” cùng đánh vần là /ươ/, 2 nguyên âm đôi “uô” và “ua” cùng đánh vần là /ua/… khiến nhiều người khó chấp nhận.

Nhiều khác biệt so với cách học cũ

Theo bộ sách CNGD, khi đánh vần sẽ đánh vần theo Âm, không đánh vần theo Chữ.

Ví dụ : ca: /cờ/ - /a/ - ca/

ke: /cờ/ - /e/ - /ke/

quê: /cờ/ - /uê/ - /quê/

Do đánh vần theo âm nên khi viết phải viết theo Luật chính tả : Âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng chữ k [ca]. Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q [cu], âm đệm viết bằng chữ u.

Đánh vần theo cơ chế 2 bước :

Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang [Khi đánh vần tiếng thanh ngang, tách ra phần đầu / phần vần]

Ví dụ : ba : /bờ/ - /a/ - /ba/

Bước 2: Đánh vần tiếng có thanh [Khi đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang: tạm thời tách thanh ra, để lại thanh ngang]

Ví dụ : bà: /ba/ - huyền - /bà/

Học sinh chỉ học tiếng có thanh khi đã đọc trơn được tiếng thanh ngang.

Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 chương trình hiện hành

Như vậy, hiện có 2 bộ sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 được giảng dạy trong nhà trường đều do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành gồm bộ sách Tiếng Việt lớp 1 [gọi là bộ sách hiện hành] và bộ sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD.

Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD được xây dựng trên tinh thần giải pháp CNGD do GS Hồ Ngọc Đại khởi xướng. Chương trình này được triển khai từ năm 1978 tại Trường Thực nghiệm [Hà Nội], sau đó được mở rộng ra các trường tiểu học ở nhiều tỉnh thành khác.

Theo đại diện Ban soạn thảo, năm học 2018-2019, đã có gần 50 tỉnh, thành phố với hơn 800.000 học sinh học chương trình này, chiếm hơn nửa tổng số học sinh lớp 1 trong cả nước. Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD đã 2 lần được Hội đồng thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua. Hiện tại liệu này đã kết thúc quá trình thí điểm và được đưa vào giảng dạy chính thức.

Theo cô Moon Nguyen, chữ c có tên là "cờ", chữ k tên là "ca" nhưng khi đứng trong từ, hai chữ này đều được phát âm "cờ" là đúng.

Cô Moon Nguyen, giáo viên tiếng Anh, đang học thạc sĩ Ngôn ngữ học ở trường Grand Valley State University [Mỹ], chia sẻ về cách đánh vần được dạy theo cuốn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1.

Ngày xưa mình đánh vần tiếng Việt rất tốt, cứ "bờ a ba huyền bà" hay "cờ a ca sắc cá"..., giờ dạy con trai vất vả quá. Dạy đi dạy lại, tưởng tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ, dạy con phải có phản xạ ngay, thế nhưng mẹ cứ bảo "cờ a ca huyền gì?" là con ngớ người, luận mãi không ra.

Dạy đánh vần cho trẻ con không đơn giản, không phải là phản xạ như mình tưởng tượng, nhất là con mình lại học đánh vần tiếng Anh trước tiếng Việt.

Nói về vụ tranh cãi đánh vần, suy cho cùng mục tiêu của đánh vần để trẻ hiểu về âm, từ đó đọc từ và biết viết chữ. Cả ba chữ c, k, q trong cuốn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục, đều được đọc thành "cờ". Mình nghĩ nó có lý do riêng!

Ở đây cần phân biệt tên chữ và âm. Ví dụ, trong tiếng Anh, chữ “c” có tên là /si/, còn “k” có tên là /kei/ - đó là “tên” của chữ. Khi chữ “c” đứng trong từ “cat” và “k” đứng trong từ “king” thì phát âm giống nhau, là âm /k/.

Tương tự, trong tiếng Việt, chữ "c" có tên là “cờ”; chữ “k” tên là “ca”; và “q” tên là “quờ” - đó là “tên” của chữ. Còn về âm khi phát ra, bản chất chữ “c” khi đứng trong từ thì phát âm là "cờ", chữ "k" cũng phát âm là "cờ" [cách viết khác nhau là do mặc định về mặt quy tắc, chữ "k" luôn đứng trước các chữ i, y, e, ê; trong khi chữ “c” đứng trước các chữ a, ă, â, o, ô, u, ư].

Chẳng phải tự nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Đường Kách mệnh” thay vì “Đường cách mệnh”. Đó là cụ viết theo cách “phiên âm” chứ không theo quy tắc là chữ “a” phải đi cùng với chữ “c”.

Cách phát âm được chỉ ra trong cuốn Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.

Kiểu đánh vần cổ điển nhiều người quen thuộc, ví dụ từ "kem" là "ca-em kem" chủ yếu để phục vụ viết chữ, tức là nghe đọc thế thì viết là “kem” chứ không phải “cem”. Nếu để đánh vần đơn thuần, "ca em" với một đứa trẻ mới đánh vần, thì khó mà ra “kem" lắm. Nhưng nếu đọc là “cờ em” thì dễ ra chữ “kem” ngay.

Cho nên đứng ở góc độ người học, đánh vần “cờ em kem” sẽ dễ hơn là “ka-em kem”. Các thầy cô chỉ cần nói quy tắc rõ ràng là "c" thì đứng trước các chữ cái [nguyên âm] này; "k" thì đứng trước các chữ cái [nguyên âm] kia thôi.

Tương tự, chữ “q” khi đứng một mình cũng phát âm giống “cờ”, vấn đề là trong tiếng Việt nó chẳng bao giờ đứng một mình cả. Để dễ tưởng tượng, hãy nghĩ đến U23 Việt Nam trên con đường chinh phục huy chương bạc đầu năm nay đã đánh bại đội Qatar - cách phát âm “Qatar” đọc hơi giống “Ca-ta” trong tiếng Việt vậy, khác là từ tiếng Anh có trọng âm thôi.

Về phiên âm, chữ “q” cũng đọc giống "cờ", nhưng vì nó đứng trước chữ u, u được phiên thành âm "ua", cho nên "qu" đọc thành "cờ-uờ - cwờ" [cách mọi người đọc chữ “qu”].

Nhiều người có thể ngạc nhiên, nếu “c” với “q” đọc giống nhau, sau “cua” với “qua” lại khác nhau? Sự khác biệt giữa “cua” và “qua” thực ra nằm ở cách phân chia nguyên âm và phụ âm. Với “cua” - nguyên âm là “ua” [nghe giống “uơ”], được ghép vào phụ âm “c”. Còn với “qua”, nguyên âm là “a” được ghép vào với phụ âm “qu” [nghe giống “cwờ”].

Tóm lại, đánh vần là một phương tiện giúp các cháu học đọc và học viết. Về cách tập đọc to, theo quan điểm của mình, phương pháp mới có lẽ giúp trẻ dễ tưởng tượng hơn [mình đang dạy con theo cách này].

Hạn chế của phương pháp này là trẻ có thể lẫn lộn khi viết, ví dụ, chữ “kia” viết thành “cia” hoặc “qia”, nếu không được hướng dẫn cụ thể các nguyên tắc. Còn phương pháp truyền thống sẽ giúp trẻ dễ tưởng tượng về cách viết hơn, nhưng có thể sẽ cản trở về cách đánh vần. Ví dụ, “ka-ia” thì đọc nhanh vẫn là “ka-ia”, tương đối khó cho trẻ tưởng tượng, và có thể gây khó khăn cho việc học đánh vần của trẻ.

Giáo viên có thể lựa chọn phương pháp trẻ thấy phù hợp nhất, cần lưu ý về những điểm mạnh và hạn chế của mỗi cách để đạt được hiệu quả cao nhất.

Chữ k đọc là gì 2023?

Một số thay đổi trong cách phát âm chữ cái [K] và [Q]: Trước đây ở lứa tuổi của các phụ huynh thường phát âm chữ cái [K] là /ca/, chữ cái [Q] là /quy/. Tuy nhiên, tới năm 2023 bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay đổi phát âm hai chữ cái đó lần lượt thành /cờ / và /cu /.

Khi nào dùng chữ K và C?

K: Viết trước các nguyên âm e, ê, i [iê, ia]. C: Viết trước các nguyên âm khác còn lại gồm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.

Chữ K đi với âm gì?

Trong tiếng Việt, chữ K thể hiện âm /k/ [tức âm "cờ"] thường chỉ đứng trước các chữ nguyên âm E, Ê, I và Y. Còn đứng trước A, Ă, Â, O, Ô, Ơ, U, Ư là chữ C.

Chữ C trong tiếng Việt đọc là gì?

Theo đó, cách đọc [cách đánh vần] với các chữ cái “c, k, q” như sau: Đánh vần chữ c đọc là /cờ/, chữ k đọc là /ca/, chữ q đọc là /quờ/.

Chủ Đề