Chủ nhật ngày 13 5 là ngày gì

Theo quan niệm của người phương Tây thì thứ 6 là ngày xấu nhất trong tuần và ngày 13 là ngày xấu nhất trong tháng, vì vậy nên khi hai điều đó kết hợp với nhau, thứ 6 ngày 13 đã tạo nên một nỗi sợ hãi lớn.

Người ta thậm chí còn đặt hẳn cho hội chứng sợ thứ 6 ngày 13 một cái tên, đó là "paraskevidekatriaphobia", trong đó "paraskevi" là thứ 6, "dekatria" là số 13 và "phobia" là nỗi sợ hãi [theo tiếng Hy Lạp].

Bằng toán học, người ta đã chứng minh được rằng một năm bất kì có ít nhất một thứ 6 ngày 13 và nhiều nhất là ba ngày. Một năm có ba thứ 6 ngày 13 khi và chỉ khi ngày đầu năm là thứ 5 [đối với năm không nhuận] hoặc Chủ nhật [đối với năm nhuận].

Từ thời cổ đại, trong nhiều nền văn hóa, người ta đã coi con số 13 là một con số đem đến xui xẻo và chết chóc. Việc người ta “kì thị” con số này thể hiện ở rất nhiều việc như những tòa cao ốc không có tầng 13, các bệnh viện không có phòng số 13, các sân bay không có cổng đón khách số 13, trên các máy bay không có ghế ngồi số 13, ca bin số 13 cũng không xuất hiện trên tàu thủy. Một lý do được đưa ra để lý giải cho điều này là việc số 13 đứng ngay sau số 12, một con số được coi là đẹp và hoàn hảo. Vì vậy mà chúng ta có 12 tháng trong năm, 12 cung hoàng đạo, 12 con giáp, 12 vị thần của Olympus, 12 sứ mệnh của Hercules, 12 tông đồ của Jesus…

Dù niềm tin thứ 6 ngày 13 đem lại xui xẻo có phần mê tín, nhiều người vẫn có tâm lý lo sợ, tránh tiến hành công việc, thương vụ kinh doanh hay đi du lịch vào ngày này. Tại Mỹ, ước tính 17 - 21 triệu người sợ thứ 6 ngày 13, theo một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát Căng thẳng và Hội chứng North Carolina, theo International Business Times.

Hội chứng sợ thứ 6 ngày 13 tên friggatriskaidekaphobia khá phổ biến. Tên gọi này đến từ Frigga, nữ thần trong thần thoại Bắc Âu, và triskaidekaphobia, có nghĩa là sợ số 13. Tính theo Dương lịch, thứ 6 ngày 13 luôn xuất hiện ít nhất một lần trong năm và có thể lặp lại tới ba lần trong mỗi năm bất kỳ.

Nguồn gốc nỗi sợ hãi quanh thứ 6 ngày 13 chưa được làm rõ. Các nhà khoa học không tìm thấy văn bản viết tay về nỗi sợ thứ 6 ngày 13 trước thế kỷ 19, nhưng những quan niệm mê tín xoay quanh số 13 xuất hiện sớm nhất từ thế kỷ 18 trước Công nguyên.

Trong bộ luật Hammurabi của người Babylon cổ đại ra đời năm 1772 trước Công nguyên, số 13 bị bỏ khỏi danh sách luật. Người phương Tây cũng quan niệm nếu 13 người ăn tối cùng nhau, một người sẽ qua đời trong năm đó. Quan niệm này đến từ sự kiện Bữa tối cuối cùng của Chúa, khi Chúa Jesus ăn tối cùng 12 tông đồ trước khi chết và một câu chuyện thần thoại Bắc Âu, trong đó bữa tối của thần Odin và 11 người bạn thân bị phá hỏng bởi nhân vật thứ 13 là Loki, vị thần đại diện cho tội ác và sự hỗn loạn.

Trên thực tế, số 13 được coi là con số bị nguyền rủa trên khắp thế giới suốt hàng nghìn năm trước và đến tận ngày nay. Nhiều thành phố không đánh số đường 13 hoặc đại lộ 13. Nhiều tòa nhà chọc trời không có tầng 13, các bệnh viện tránh đề tên phòng bằng số 13 và những sân bay không có cửa 13.

Thứ 6 cũng được coi là ngày không may mắn. Một giả thuyết lý giải nguyên nhân là do Chúa Jesus bị hành hình vào thứ 6. Trong nhiều ấn bản ở thế kỷ 17, thứ 6 ngày 13 được xem như ngày xấu để khởi hành, bắt đầu một dự án mới hoặc một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời như cưới hỏi, sinh đẻ.

Phố Wall, khu phố tài chính ở Mỹ, đã hình thành mối lo sợ đối với thứ 6 ngày 13 trong nhiều thập kỷ. Vào ngày 13/10/1989, nơi đây chứng kiến sự tụt giảm lớn thứ hai trong lịch sử của chỉ số công nghiệp Dow Jones.

Các nhà khoa học tiến hành nhiều nghiên cứu để tìm hiểu rủi ro tai nạn vào thứ 6 ngày 13. Theo nghiên cứu của Trung tâm Số liệu Bảo hiểm Hà Lan [CVS] năm 2008, có ít tai nạn, vụ trộm hoặc hỏa hoạn vào thứ 6 ngày 13 hơn những ngày thứ 6 khác.

Trong khoảng thời gian giữa năm 2006 và 2008, CVS phát hiện có trung bình 7.800 ca tử vong do tại nạn vào ngày thứ 6, nhưng con số trung bình vào thứ 6 ngày 13 giảm xuống chỉ còn hơn 7.500 ca. Các nhà nghiên cứu cũng thu được số liệu tương tự khi tìm hiểu về số vụ hỏa hoạn và cướp giật giữa ngày thứ 6 thông thường và thứ 6 ngày 13.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 1993 trên Tạp chí Y khoa Anh, số lượng tai nạn giao thông vào thứ 6 ngày 13 ở Anh lớn hơn đáng kể so với ngày thường và nguy cơ nhập viện vì tai nạn trên đường có thể tăng tới 52%. Nghiên cứu khuyến cáo người dân Anh nên ở nhà trong ngày này.

Theo CNBC, thứ 6 ngày 13 là ngày không có biến động đối với thị trường chứng khoán, mức tăng trung bình chỉ khoảng 0,2% trở xuống. Trung tâm Kiểm soát Căng thẳng và Hội chứng North Carolina cũng báo cáo nền kinh tế Mỹ bị thiệt hại 800 - 900 triệu USD mỗi năm do khách hàng ở nhà hoặc không đi du lịch vào thứ 6 ngày 13.

Người phương Tây cho rằng thứ 6 là ngày xấu nhất trong tuần còn ngày 13 là ngày xấu nhất trong một tháng. Và khi hai điều này kết hợp với nhau sẽ trở thành một ngày siêu đại họa.

Chính vì vậy mà rất nhiều người trên thế giới đã dần phát triển một nỗi sợ "mặc định" mang tên thứ 6 ngày 13, kiêng kỵ nhiều thứ để tránh xui xẻo.

Ngày 13 tháng 5 có sự kiện gì?

Ngày 13/5 cách đây tròn 60 năm, những lính Pháp cuối cùng rút khỏi miền Bắc nước ta tại Bến Nghiêng [quận Đồ Sơn, Hải Phòng] và Hải Phòng đã hoàn toàn được giải phóng. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.

Tại sao gọi là Đức Mẹ Fatima?

Đức Mẹ Fátima là một trong số nhiều tước hiệu mà người Công giáo dành cho Mẹ Maria. Tước hiệu này phát xuất từ việc Đức Mẹ hiện ra 6 lần với 3 em bé chăn cừu làng Fátima [Bồ Đào Nha] là Lúcia dos Santos, Francisco Marto và Jacinta Marto từ ngày 13 tháng 5 tới ngày 13 tháng 10 năm 1917.

Lê Đức Mẹ hiện ra ở Fatima ngày bao nhiêu?

Đức Mẹ hiện ra lần đầuNgày 13.5.1917, vào lúc trưa, 1 bà mặc áo trắng toát hiện ra với 3 em bé chăn cừu, nói với các em là hãy lần chuỗi đọc kinh Mân Côi hàng ngày để cầu nguyện cho thế giới chấm dứt chiến tranh, được hòa bình. Trước khi biến đi, Bà bảo 3 em hãy trở lại nơi đây đúng giờ trưa ngày 13 tháng sau.

Đức Mẹ Fatima hiện ra với ai?

Nữ tu dòng Cát Minh Lucia de Jesus Rosa dos Santos cùng với hai người em họ là Francisco và Jacinta Marto đã chứng kiến các cuộc hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria ở Fatima. Giờ đây, Sơ Lucia đã được Giáo hội tuyên phong là Đấng Đáng Kính. Sắc lệnh được ĐTC Phanxicô chấp thuận và được ban hành hôm thứ Năm, ngày 22/6.

Chủ Đề